K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 saoa) Mở bài- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ- Trong đó, có ngày đầu tiên đi họcb) Thân bài*Trước ngày đi học- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế...
Đọc tiếp

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
a) Mở bài
- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
- Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
b) Thân bài
*Trước ngày đi học
- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
- Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
- Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
- Tôi yên tâm đi ngủ
* Trên đường đi học
- Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
- Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
- Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
-> Thấy dễ chịu, khoai khoái
- Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
* Khi đến trường
- Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
- Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
- Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
*Khi vào lớp
- Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
-> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
- Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
c) Kết bài
Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện

1
2 tháng 9 2021

Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.

Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.

Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!

14 tháng 10 2018

Mk đang cần gấp, mọi Ng giúp mk với

Đọc bài thơ mẹ và quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm- Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ mẹ và quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm-

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi


Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

a, Có nhà phê bình cho rằng: Bài thơ trên là một biện minh rất chân thực về luật nhân- quả trong cuộc sống con người. Em có đồng ý không? Tại sao?

b, Em hiểu thế nào về hình ảnh " quả lặn rồi lại mọc, bí bầu thì lớn xuống "

c, Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên, đặc biệt chú ý hai câu thơ cuối.

2
18 tháng 10 2017

Câu C :Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm -


Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.


Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì:

"Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng"

chứ không trông chờ, cậy nhờ vào tay của ai khác. Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì...

Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ.

"Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi".

Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời

"Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng ngày công".

Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên.
Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền.

Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.

18 tháng 10 2017

Câu A : có Tại vì : Qua bài thơ “Mẹ và Quả” ta càng hiểu càng yêu và thấm thía sự hi sinh của mẹ dành cho các con, từ đó cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức, đạo lý làm con của mình

22 tháng 2 2018

-so sánh : những mùa quả mọc rồi lại lặn

như mặt trời khi như mặt trăng

-nói quá : còn những bí và bầu thì lớn xuống

rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

7 tháng 1 2018

So sánh:

-Như mặt trời khi như mặt trăng

6 tháng 10 2017

1.Bà cô là con người lạnh lùng, vô cảm và độc ác

2.Niềm vui sướng của bé Hồng đã thể hiện qua những hành động:

    -Vội vã, luống cuống, lập cập

    -Khóc, giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện

=>tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp biết bao

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0
Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của cậu bé gần nhà. Ngày đó em đang tranh tài với các bạn cùng lớp một vai diễn trong một vở kịch của nhà trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử này,mặc dầu trông thâm tâm bà biết rằng con trai mình không đủ năng khiếu. Đến ngày nhà trường quyết định chọn ai...
Đọc tiếp

Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của cậu bé gần nhà. Ngày đó em đang tranh tài với các bạn cùng lớp một vai diễn trong một vở kịch của nhà trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử này,mặc dầu trông thâm tâm bà biết rằng con trai mình không đủ năng khiếu. Đến ngày nhà trường quyết định chọn ai vào vai,tôi theo mẹ em đến trường đón em sau giờ tan học.
Vừa nhìn thấy mẹ,em chạy vội đến,đôi mắt sáng long lanh và ngập tràn hãnh diện nói:
- Mẹ ơi! Mẹ đoán thử xem nào?
Em la toáng lên và như thể không chờ được,bằng giọng hổn hển,xúc động,em nói luôn câu trả lời;
- Con được chọn là người vỗ tay và reo hò,mẹ ạ!

Dù chỉ được là khán giả nhưng chú bé vẫn luôn tươi cười cổ vũ cho các bạn diễn của mình.Em đã dạy cho tôi một bài học về sự lạc quan mà sau này đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Mặc dù không có năng khiếu nhưng cậu bé vẫn không từ bỏ niềm say mê với nhạc kịch, như là một môn nghệ thuật được ưa thích. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp lại em và gia đình, kể từ khi họ chuyển nhà.Tôi thầm cảm ơn em, cậu bé với cái miệng cười thật xinh, mong em sẽ hạnh phúc.

suy nghĩ của em về câu chuyện trên. bài văn hoặc dàn ý chi tiết

1
30 tháng 10 2016

Bạn có thể hình dùng, hồi bé tôi thường xuyên phải hứng chịu những cú ngã sấp mặt. Tôi phải chịu đựng không biết bao nhiêu những cú ngã như trời giáng từ trên bàn, từ trên ghế cao, trên giường, trên cầu thang, trên những con dốc. Không có tay để chống đỡ, tôi thường bị dập cằm xuống đất, ấy là chưa kể đến mũi và trán. Nhiều lần tôi bị ngã đau đến mức tưởng chừng không thể gượng dậy được nữa.

Nhưng tôi chưa bao giờ đầu hàng, chưa bao giờ cho phép mình được buông xuôi. Có một câu ngạn ngữ của người Nhật mô tả chính xác cách tôi đạt đến thành công, đó là: "Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần".

Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ-trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại. vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên".

Nếu bạn không thể vượt lên được thất bại của mình, thì có lẽ là bạn đã các nhân hoá thất bại đó. Thất bại của bạn cũng giống như cái chấn thương khiến một cầu thủ bóng chày nổi tiếng trở thành người phải ngồi trên ghế dự bị thôi; nó đâu có khiến bạn trở thành người thất bại. Chừng nào còn gắn với môn thể thao ấy và còn tiếp tục cố gắng, thì bạn vẫn còn là cầu thủ nhà nghề. Nếu bạn không sẵn sàng làm điều cần phải làm, thì thất bại không phải là vấn đề của bạn, mà bạn chính là vấn đề. Để đạt được thành công, bạn phải cảm thấy mình xứng đáng đạt được thành công để rồi có trách nhiệm làm cho mong muốn thành công trở thành hiện thực.

Trong các bài diễn thuyết, tôi đã chứng minh thuyết của tôi về sự thất bại bằng cách để mình ngã úp bụng và cứ tiếp tục nói chuyện với khán thính giả trong tư thế đó. Xét trên thực tế, tôi không có chân tay, bạn có thể sẽ nghĩ rằng tôi không thể tự gượng dậy được. Các khán thính giả cũng nghĩ như vậy.

Cha mẹ tôi nói rằng từ khi còn là một đứa trẻ chập chững, tôi đã tự tập dựng thẳng người dậy từ tư thế nằm. Họ đã đặt những chiếc gối làm nệm và dỗ dành tôi tì vào đó để dựng dậy. Nhưng tôi đã làm theo cách riêng của mình bất chấp vất vả và khó nhọc. Thay vì sử dụng những chiếc gối, tôi trườn tới một bức tường hoặc chiếc ghế, tì trán vào đó để tạo ực đẩy, rồi nhích từng tí một cho đến khi dựng được người dậy.

Đó không phải là một việc để thực hiện. Nếu thích, bạn cứ thử làm mà xem. Hãy nằm úp bụng xuống sàn và cố gắng đứng lên bằng đầu gối mà không sử dụng tay hoặc chân. Chẳng dễ chịu và thú vị gì, đúng không? Nhưng việc nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cố gắng gượng dậy hay cứ nằm như thế mãi? Tôi chắc chắn rằng bạn muốn đứng dậy bởi bạn không sinh ra để nằm mãi trên trái đất như thế. Bạn được tạo hoá sinh ra để đứng dậy mỗi khi bạn ngã, dù ngã bao nhiêu lần chăng nữa, cho đến khi bạn hoàn toàn giải phóng được tiềm năng của mình.

Thỉnh thoảng, khi chứng minh kỹ thuật gượng dậy trong các buổi diễn thuyết, tôi gặp phải vấn đề. Tôi thường diễn thuyết, tôi gặp phải vấn đề. Tôi thường diễn thuyết trên một bục cao, một sân khấu hoặc một chiếc bàn nếu như buổi diễn thuyết diễn ra trong một phòng học. Trong buổi diễn thuyết tại một trường học, tôi úp sấp bụng xuống mặt bàn và chợt nhận ra rằng trước khi tôi lên diễn thuyết ai cũng đó đã xịt sáp lên mặt bàn. Mặt bàn trơn hơn cả một sân trượt băng của giải Olympic. Tôi cố chà xát một điểm cho sạch sáp để có thể tì người vào mà gượng dậy, nhưng tôi không gặp may. Thật là bối rối khi tôi phải từ bỏ phần minh hoạ cho bài học và tìm sự giúp đỡ từ người khác. "Ai giúp tôi với được không?", tôi buộc phải lên tiếng.

Lần khác, tôi đang diễn thuyết tại buổi gây quỹ từ thiện ở Houston trước đám đông gồm nhiều nhân vật xuất chúng, trong đó có Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida và Columba, vợ ông. Khi sắp sửa nói về tầm quan trọng của việc không bao giờ chịu đầu hàng trước khó khăn, tôi để người mình úp xuống bục như thường lệ. Như mọi lần đám đông trở nên im lặng.

"Tất cả chúng ta đều có lúc vấp ngã", tôi nói. "Nhưng vấp ngã không có nghĩa là thất bại. Bạn chỉ cần cố gắng đứng dậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ".

Khán giả thực sự chú ý lắng nghe, nhưng tôi chưa kịp chứng minh rằng thậm chí ngay cả một người không cần chân tay như tôi cũng có thể đứng dậy khi vấp ngã, thì một phụ nữ tôi chưa hề gặp mặt lần nào từ cuối phòng hối hả chạy lên chỗ tôi.

"Nào, để tôi giúp cậu đứng dậy", bà ấy nói.

"Nhưng tôi không cần giúp đâu ạ", tôi thì thầm qua hai hàm răng nghiến chặt. "Đây là một phần của bài diễn thuyết."

"Đừng ngốc thế. Hay để tôi giúp cậu", bà ấy khăng khăng.

"Bà ạ, xin đừng làm thế, tôi thực sự không cần bà giúp đâu ạ. Tôi đang cố chứng minh điều tôi vừa nói."

"Ồ, vậy thì được, nếu cậu chắc chắn như vậy thì làm đi", bà nói trước khi trở về chỗ ngồi.

Tôi nghĩ khán giả đã gần như thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy bà ấy ngồi xuống để họ chứng kiến tôi tự đứng dậy! Mọi người thường xúc động khi họ chứng kiến tôi đã phải vất vả như thế nào mới thực hiện được cái việc đơn giản là dựng người dậy từ tư thế nằm. Từ những gì chứng kiến, họ liên hệ đến cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh của tôi bởi con người chúng ta ai mà chẳng phải đấu tranh với nghịch cảnh. Bạn cũng có thể trở nên can đảm khi các kế hoạch bị bế tắc hoặc khi bạn gặp khó khăn. Những thử thách và gian khổ của bạn là một phần của cuộc sống mà con người chúng ta ai cũng gặp phải trên đường đời.

Cho dù ý thức được mục đích sống của mình, luôn hy vọng vào những khả năng dành cho bạn, không ngừng nuôi dưỡng niềm tin vào tương lai, luôn trân trọng giá trị của bản thân, duy trì thái độ sống tích cực, nhất quyết không để cho nỗi sợ hãi cản trở, bạn cũng sẽ phải chịu đựng thất bại và những điều gây thất vọng. Bạn đừng bao giờ nghĩ vấp ngã của mình là thất bại chung cuộc, đừng bao giờ coi chúng tựa như dấu chấm hết, bởi thực tế cho thấy rằng khi bạn đấu tranh vượt lên khó khăn chính là lúc bạn đang trải nghiệm cuộc sống. Bạn đã thực sự vào cuộc. Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt có thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, và được trang bị đầy đủ hơn cho sự thành công.

Có thể coi những thất bại của mình là một món quà bởi vì chúng thường là động cơ thúc đẩy bạn tạo ra một đột phá. Vậy những lợi điểm mà chúng ta có thể có từ sự thất bại là gì? Tôi nghĩ ít nhất có bốn bài học quý giá mà thất bại mang đến cho chúng ta. Đó là:

1. Thất bại là một người thầy vĩ đại

2. Thất bại hình thành nên tính cách

3. Thất bại thúc đẩy bạn tiến lên phía trước

4. Thất bại giúp bạn trân trọng thành công Thất bại là người thầy vĩ đại

Đúng vậy, thất bại là một người thầy vĩ đại. Bất cứ người chiến thắng nào cũng đều từng là người thất bại. Mọi nhà vô địch đều từng là người không xếp vị trí thứ nhất. Roger Federer được coi là một trong những tay vợt hàng đầu của mọi thời đại, nhưng không phải trong séc đấu hoặc trận đấu nào anh ấy cũng thắng. Anh ấy cũng có những lúc đánh bóng chạm lưới. Anh ấy cũng có những lúc giao bóng không thành. Trong mỗi trận đấu có tới hàng chục lần anh ấy không thể đánh bóng tới đúng vị trí mong muốn. Nếu sau mỗi lần đánh hỏng, Roger lại bỏ cuộc thì anh ấy có thực sự là một kẻ thất bại. Thay vì thế, anh rút ra bài học từ những lần đánh bóng hỏng và tiếp tục cố gắng qua mỗi cuộc chơi. Đó là lý do tại sao anh trở thành nhà vô địch.

Federer luôn cố gắng đánh bóng một cách hoàn hảo và có gắng giành chiến thắng trong mỗi séc đấu, mỗi trận đấu, đúng không? Đúng vậy, và bạn cũng nên cố gắng trong bất cứ việc gì bạn làm. Hãy thực hành. Hãy nắm vững các quy tắc cơ bản và luôn cố gắng hết mình, và hãy luôn ý thức rằng đôi khi bạn sẽ thất bại bởi vì thất bại là một phần của thành công.

Em trai tôi thường đem chuyện của những năm đầu tôi bước vào sự nghiệp của một diễn giả, khi mà tôi thường thất bại trong việc tìm khán giả cho mình, ra để trêu. Khi ấy tôi cứ nài xin các trường học, các tổ chức cho tôi cơ hội diễn thuyết, nhưng thường bị từ chối bởi vì tôi còn quá nhỏ, thiếu kinh nghiệm hoặc đơn giản là quá bất thường. Đôi khi cảm thấy chán nản, nhưng tôi biết rằng mình vẫn đang trong hành trình học cách để trở thành một diễn giả, vẫn đang tìm hiểu xem mình cần biết những gì để trở thành một diễn giả thành công.

Khi Aaron học lên cấp ba, nó lái xe đưa tôi đi khắp thành phố để tìm những người sẵn sàng nghe tôi diễn thuyết. Tôi diễn thuyết miễn phí để lấy kinh nghiệm. Tôi gọi điện đến mọi trường học ở Brisbane đề nghị được diễn thuyết miễn phí. Ban đầu tôi thường bị từ chối trong hầu hết các trường hợp, nhưng mỗi lần người ta nói "không" chỉ càng khiến tôi thêm quyết tâm để đạt được mục tiêu của mình.

"Anh không bỏ cuộc chứ?", Aaron thường hỏi tôi như vậy.

Tôi đã không bỏ cuộc bởi mỗi lần bị từ chối tôi cảm thấy buồn đến mức tôi hiểu rằng mình đã tìm được đam mê. Tôi thực sự muốn trở thành diễn giả. Nhưng ngay cả khi tôi đã có khán giả, mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Tại một trường học ở Brisbane, tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình một cách dở tệ. Có chuyện khiến tôi bị phân tán, và tôi không thể diễn tả ý nghĩa một cách trôi chảy. Tôi căng thẳng đến mức toát mồ hôi; cứ lập đi lập lại lời mình...

31 tháng 1 2018

Dài dòng lan man thiếu ý .. không đi vào trọng tâm đi thi mà lm kiểu này trượt chắc