K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2010

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số tăng nhanh (từ năm 1995 đến năm 2010 tăng thêm 14937 nghìn người, tăng trung bình năm 995,8 nghìn người).

- Số dân thành thị cũng tăng mạnh, từ 14938,1 nghìn người năm 1995 lên 26515,9 nghìn người năm 2010, tăng 11577,8 nghìn người (tăng gấp 1,78 lần). Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao, nhưng ngày càng tăng (từ 20,7% năm 1995 lên 30,5% năm 2010).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,03% năm 2010).

* Giải thích

- Do dân số đông nên tuy tỉ lệ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân nước ta vẫn tăng nhanh.

- Nhờ kết quả của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nên số dân thành thị tăng cả về quy mô lẫn tỉ trọng.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện có kết quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.

 

1 tháng 4 2017

Dạng cột đứng

b/ Dạng thanh ngang

14 tháng 5 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 r 1999 r 2009 ):

r 1989 = 1   đ v b k

r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09   đ v b k

+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.

ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

- Nguyên nhân:

+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.

+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.

 

1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ
* Xử lý số liệu (%):
Ta có, cách tính cơ cấu diện tích gieo trồng từng nhóm cây trong tổng số cây như sau:
– % cơ cấu diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác) = (Diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích) x 100% = ?%

Ví dụ:
+ % Cơ cấu diện tích cây Lương thực năm 1990 = (6474,6 / 9040,0) X 100% = 71,6%
+ % Cơ cấu diện tích cây Công nghiệp năm 2002 = (2337,3 / 12831,4) X100% = 18,2%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây

(Đơn vị: %)

Năm

Các nhóm cây

1990

2002

Tổng số

100,0

100,0

Cây lương thực

71,6

64,8

Cây công nghiệp

13,3

18,2

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

15,1

17,0

* Vẽ biểu đồ

Bai tap 1, trang 38, lop 9

b) Nhận xét
Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990 có sự thay đổi là:
– Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%.
– Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%.
– Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng.
=> Kết luận: ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

1 tháng 4 2017

Bai tap 3, trang 33, lop 9

1 tháng 4 2017

Bai tap 3, trang 120, lop 9

*Nhận xét:
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta, có cơ cấu kinh tế rất phát triển. Cụ thể, năm 2002:
-Công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (số liệu minh chứng).
-Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ (1,7%).

6 tháng 5 2018

bạn có biết giải thích ko chỉ mình với