Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

- Đoạn văn tả đặc điểm của biển là:
Đoạn văn tả đặc điểm về sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.
Câu văn nói rõ điều đó: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:
Khi trời xanh thẳm - biển cũng thẳm xanh.
Trời trải mây trắng nhạt - biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa — biển xám xịt nặng nể.
Trời ầm ầm giông gió - biển đục ngầu, giận dữ.
- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị:
Khi quan sát, tác giả đã có liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: như con người, biển cũng biết vui, buồn, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng...
Sự liên tưởng này khiến biển đáng yêu và gần gũi với con người.

Cái này cj cx ko chắc lắm, thấy nó hơi lạ
a, Phong cách ngôn ngữ rất hợp với giới trẻ(ko biết nói sao cho hợp-.-), mang tính giáo huấn các thanh niên ăn chơi hiện nay
b, BPTT: Ẩn dụ(thánh đường: chỉ sự lương thiện, sở thú: chỉ những cái xấu)

Bạn tham khảo ạ !
Con người được sinh ra ở vạch số 0 và xây dựng, hoàn thiện bản thân dựa trên nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một yếu tố quan trọng làm nuôi dưỡng tâm hồn con người chính là tình cảm mà gốc rễ tình cảm là tình cảm gia đình - tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Tình cảm giữa cha mẹ và con cái hay tình mẫu tử, tình phụ tử là những tình cảm quý báu nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho cha mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Còn cha là người dạy dỗ, bảo vệ cho ta, là trụ cột trong gia đình, giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, đùm bọc và bảo vệ ta.
Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương cha mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của cha mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn những con người ích kỉ, vô cảm, coi những tình cảm, những gì cha mẹ làm cho mình là điều hiển nhiên nên thờ ơ, bàng quang trước những điều tốt đẹp mà mình nhận được. Lại có những người con bất hiếu với cha mẹ, không chịu báo đáp cha mẹ lúc về già, thậm chí là có những hành động ngược đãi cha mẹ… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
Tình cảm giai đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Biện pháp tu từ :
- Điệp ngữ " ước làm " nhắc lại 4 lần
- Điệp ngữ " một " nhắc lại 3 lần
Tác dụng : nhấn mạnh thi nhân có nhiều ước muốn để cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước
Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ứớc làm một hạt mưa đâm chồi
+ Điệp từ ''ước làm'' nhắc lại 4 lần
=> Tác giả có rất nhiều điều ước, nhiều điều muốn làm, muốn làm hạt phù sa; làm tiếng chim ca; làm tia nắng vàng tươi; làm hạt mưa để cho cây đâm chồi nảy lộc...
+ Điệp từ ''một'' nhắc lại 3 lần

Những khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tôi thường nhớ đến câu nói: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để nhắc mình cố gắng.
Cuộc sống đôi khi thật diệu kì. Và sức sống của con người, của thiên nhiên thật mãnh liệt. Bạn có nghĩ vậy không? Vùng sỏi đá là nơi nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sỏi đá, là nơi các loài cây khó có thể ươm mầm và phát triển. Xa hơn đó là vấn đề môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt, con người khó có thể lớn lên và trưởng thành. Còn hình ảnh cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để chỉ sức sống, khát vọng sống, sống một cách có ý nghĩa: giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại yếu ớt không những cố gắng gìn giữ sự sống mà còn biết trổ hoa, điểm tô cho cuộc đời. Câu nói giàu hình ảnh mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa, gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực: Trong cuộc sống, con người cần phải có niềm tin, nghị lực sống để vượt qua những khó khăn thử thách, như thế cuộc sống của con người mới thực sự có ý nghĩa.
Nếu không có nghị lực, không có ý chí thì cuộc sống con người sẽ không còn ý nghĩa. Vì cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp được nhưng may mắn mà đôi khi cũng nếm trải những cay đắng, khổ đau, con người cần phải có ý chí để vượt qua. Thậm chí có những lúc bế tắc, tưởng không còn lối thoát thì tình yêu, niềm tin vào cuộc sống sẽ giúp ta vượt qua tất cả. Và sau những thời điểm khó khăn ấy, con người tự thấy mình trưởng thành, chững chạc và bản lĩnh hơn. Ngược lại, khi con người đã không tự vượt qua được hoàn cảnh khó khăn của mình một lần thì lần sau cũng có thể không vượt qua và như vậy cuộc đời của con người đó là một hành trình thất bại.
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói rằng: Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian khổ hi sinh. Trong cuộc đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người cần phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy. Giữa thành công và thất bại đôi khi chỉ là những ranh giới mong manh. Ý chí, sự nỗ lực của bản thân sẽ giúp cho con người có sức mạnh vượt qua được những khó khăn, thử thách. Tôi còn nhớ mãi kỉ niệm hồi học lớp 9 bị điểm 2 môn Toán. Trong lòng tôi buồn nản vô cùng vì thực sự đề bài cô ra rất khó (lớp tôi ngày ấy là lớp chuyên Toán của trường). Khi về nhà tôi cất kĩ bài kiểm tra vào ngăn bàn nung nấu ý định lãng quên bài kiểm tra này với ý nghĩ: không bị điểm kém không phải là học sinh. Nhưng mỗi lần nằm ngủ hình ảnh điểm 2 lại day dứt tôi. Tôi quyết định mở lại bài kiểm tra, tìm hiểu cách làm của bài toán làm tôi mất ăn mất ngủ. Cuối cùng mấy ngày trôi qua, tôi cũng tìm ra cách giải và phương pháp làm những bài toán dạng này. Từ đấy tôi lại càng yêu môn Toán, yêu các con số hơn. Cuối năm đó tôi đỗ vào lớp chuyên Toán của tỉnh. Bạn thấy đấy chỉ có ý chí, niềm tin mới giúp ta chiến thắng được những khó khăn của cuộc sống. Thậm chí chính hoàn cảnh khó khăn càng tôi luyện thêm ý chí, nghị lực của con người.
Tôi đã từng đọc Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki, đã từng rơi lệ trên nhiều trang giấy vì những cực khổ mà Go-rơ-ki chịu đựng trong suốt thời thơ ấu. Vậy mà trong lòng cậu bé Go-rơ-ki ngày ấy vẫn cháy lên khát vọng học tập (cậu đã từng mải đọc sách mà hỏng cả ấm nước của nhà chủ), cậu lao vào trường đại học cuộc đời vừa để kiếm sống vừa để tích luỹ vốn sống cho mình. Và có ai ngờ, cậu bé Go-rơ-ki nghèo khổ ngày ấy sau này trở thành nhà văn vĩ đại của nước Nga, một con chim báo bão của thời đại cách mạng. Tôi đã từng đọc cả tập Nhật kí trong tù để càng ngưỡng mộ, khâm phục tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Có lẽ trong Nhật kí trong tù, tôi thích nhất là những câu thơ mở đầu của tập thơ:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Từ thực tế những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước những năm tháng hoạt động Cách mạng, Bác khẳng định:
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương về nghị lực sống. Năm mười hai tuổi, tôi đã từng gặp thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Ngày đấy con bé mười hai tuổi trong tôi vô cùng thán phục, ngạc nhiên khi một người liệt đôi tay như thầy lại có thể viết chữ đẹp, có thể làm thơ hay. Và tôi chợt nhận ra chính tình yêu cuộc sống, nghị lực phi thường đã giúp thầy vượt qua sự thiệt thòi, bất hạnh của bản thân để trở thành người có ích cho đời. Đến bây giờ tình cảm của tôi vẫn vẹn nguyên như thuở ấy đối với thầy. Hay nghệ sĩ ghi-ta Văn Vượng, người nghệ sĩ khiếm thị đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trong nước cũng như quốc tế. Ông đã từng có những lúc đau khổ, bế tắc, nhưng nghị lực sống và tình yêu với âm nhạc đã giúp ông đến với mọi người và cả thế giới. Như vậy, bạn thấy không ý chí, nghị lực đôi khi còn giúp con người vượt qua được những rào cản tiềm ẩn trong chính bản thân mình để sống một cuộc sống thật ý nghĩa.
Đường đời của mỗi con người đâu chỉ có những hoa hồng mà có rất nhiều chông gai. Con người cần rèn cho mình ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Nếu không có nghị lực, niềm tin bản thân mỗi chúng ta không thể làm được gì cho chính mình và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mới nhận ra được sức mạnh lớn lao tiềm ẩn trong con người mình. Mỗi lần ngắm nhìn cây hoa dại ven đường hay cây xương rồng nở hoa tôi cứ tự đặt câu hỏi: Không biết sức mạnh nào giúp cho những loài cây ấy có thể sinh sống và phát triển trong môi trường sống khắc nghiệt như thế? Và mỗi con người hãy luôn tự rèn luyện cho mình bản lĩnh, nghị lực để chống chọi và vượt qua được những khó khăn, thử thách của bản thân, chiến thắng số phận, đạt đến đỉnh cao của vinh quang. Gặt hái được những thành công từ khó khăn, gian lao con người mới thấy hết giá trị của nó và thêm yêu cuộc sống. Cũng có lúc bạn cố gắng hết mình mà vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Lúc ấy, bạn đừng nghĩ rằng mình thất bại mà thực sự bạn đã chiến thắng, chiến thắng bản thân - chiến thắng vinh quang nhất của đời người.
Ai đó đã từng nói rằng: Người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống. Hãy cố gắng để mỗi ngày của bạn đều là những ngày có ý nghĩa.
- dòng thơ có biện pháp tu từ liệt kê:
+ Dang Tay đón gió, gật đầu gọi trăng
+ Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
- Tác dụng:
+ Miêu tả cụ thể, chi tiết
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm
+ Nhấn mạnh đặc điểm nổi bật
+ tạo nhịp điệu cho câu thơ