Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Hình ảnh so sánh thứ nhất:
- Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh thứ hai:
- Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
- Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
b)Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ rất quan trọng.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Bài văn gồm mấy phần ? Mỗi phần có mấy đoạn? Mỗi đoạn có những luận điểm nào?
Bài văn gồm 3 phần:
- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;
- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;
- Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
- Quan sát sơ đồ trong SGK/30 theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét về cách lập luận của bài văn (Mỗi hàng ngang, hàng dọc lập luận theo mối quan hệ nào?
Hàng ngang 1;2:quan hệ nhân quả
Hàng ngang 3:quan hệ tổng phân hợp
Hàng ngang 4:quan hệ suy luận tương đồng
Hàng dọc 1;2:quan hệ suy luận tương đồng theo thời gian
Hàng dọc 3:quan hệ nhân quả so sánh suy luận.
Bài 1:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một bài nghị luận tiểu biểu của Bác Hồ được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2 năm 1951). Bài viết nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bác viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Như vậy ta thấy rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta được bác Hồ nhấn mạnh trên lĩnh vực tinh thần, ý chí quyết tâm, lòng gan dạ, sự đoàn kết dân tộc để đánh thắng kẻ thù mong sao cho nước nhà bình yên, nhân dân no ấm.
- Bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được Bác Hồ chia làm 3 phần: Phần mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Phần thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Phần kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đồng thời tác giả sự dụng các cách lập luận như lập luận hàng ngang theo quan hệ nhân quả, Lập luận hàng ngang theo quan hệ tổng phân hợp, lập luận hàng ngang theo quan hệ tương đồng, lập luận hàng dọc theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian.
1)
HƯỚNG DẪN
Bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta. Truyền thống đó thể hiện trong quá khứ cũng như hiện tại, trong lịch sử đấu tranh cách mạng cũng như trong lao động sản xuất.
- Bố cục bài văn rõ ràng, mạch lạc.
- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
Tác giả đã vận dụng mối quan hệ nhân quả (có lòng yêu nước nồng nàn trở thành truyền thống nhấn chìm tất cả...; lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại phải ghi nhớ...).
- Trong bài văn, một số đoạn được xây dựng theo quan hệ tổng - phân -hợp: Mở đầu đoạn khái quát ý, phần thân đoạn triển khai các nội dung của câu chủ đề ở phần mở đầu và kết thúc đoạn là ý tổng hợp cả đoạn.