Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Khu vực phía Tây Nam Mĩ khô hạn là vì phía Tây Nam Mĩ chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru, có dãy núi cao An-det chạy theo hướng Bắc – Nam dọc ven biển. Đồng thời, Tây Nam Mĩ cũng là nơi ngược với hướng gió ẩm
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Vì nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mùa hạ có mưa nhiều,không khí mát mẻ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
THAM KHẢO
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.
+ Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
tham khảo
* Dân cư Trung và Nam Mĩ tập trung đông ở vùng ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. Thưa thớt ở vùng sâu trong nội địa, vì:
– Ở khu vực nội địa rừng A-ma-dôn chủ yếu là rừng rậm, khí hậu ẩm ướt, khó khăn cho các hoạt động sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế => kinh tế khó khăn
– Ở vùng ven biển, cử sông và trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khô ráo, thuận lợi cho các hoạt động sống, sinh hoạt, phát triển kinh tế => kinh tế phát triển
* Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ khác với Bắc Mỹ:
– Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
– Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.