(1 điểm) Đề xuất 3 giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giải pháp an toàn cho tình huống chuyển động tròn trong thực tế

1. Thiết kế mặt đường nghiêng trên các đoạn đường cong:

  • Mặt đường thường được thiết kế nghiêng vào phía trong đường cong (góc nghiêng) để tạo ra lực hướng tâm giúp xe ổn định khi rẽ. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ trượt bánh xe ra ngoài quỹ đạo khi chạy với tốc độ cao.

2. Sử dụng rào chắn và biển cảnh báo:

  • Lắp đặt các rào chắn (chẳng hạn như hàng rào bê tông, lưới bảo vệ) tại các khu vực có đường cong gắt để ngăn chặn xe trượt ra khỏi đường trong trường hợp mất lái. Cùng với đó, biển cảnh báo tốc độ và tình huống nguy hiểm cũng cần được đặt ở vị trí dễ nhìn để lái xe có thể điều chỉnh tốc độ hợp lý.

3. Huấn luyện lái xe và nhận biết tình huống:

  • Tổ chức các khóa huấn luyện cho người lái xe về các kỹ năng xử lý tình huống khi cần rẽ hoặc chạy trên đường cong. Người lái xe cần hiểu rõ về lực hướng tâm, cách kiểm soát tốc độ và cách giữ thăng bằng để phòng tránh tai nạn khi chạy trên các đoạn đường cong.

Giải pháp này không chỉ giúp nâng cao an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông mà còn đảm bảo cho sự an toàn của người đi bộ và các phương tiện khác.

Có một số giải pháp góp phần giảm số vụ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:- Thông qua việc nâng cấp các công trình giao thông, khiến cho người tham gia giao thông ít gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm hơn (Road safety Engineering).- Giáo dục (Education) và đào tạo người tham gia giao thông để họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và có thể giải quyết tốt hơn...
Đọc tiếp

Có một số giải pháp góp phần giảm số vụ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:
- Thông qua việc nâng cấp các công trình giao thông, khiến cho người tham gia giao thông ít gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm hơn (Road safety Engineering).
- Giáo dục (Education) và đào tạo người tham gia giao thông để họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và có thể giải quyết tốt hơn các tình huống khi tham gia giao thông.
- Cưỡng chế (Enforcement) thực hiện các quy định của pháp luật về trật tư an toàn giao thông nhằm hạn chế các hành vi vi phạm, góp phần làm cho môi trường giao thông an toàn hơn.
1. Em hiểu thế nào về các giải pháp trên?
2. Liên hệ các giải pháp nêu trên để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đối với địa phương em.

( viết một bài văn ngắn nha)

0
5 tháng 3 2023

Yếu tố tạo ra tiếng cười:

- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.

- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.

10 tháng 3 2020

Vì R1nối tiếp R2⇒UAB=U1+U2

Mà UAB=I.Rtđ

U1=I.R1 , U2=I.R2

⇒I.Rtđ=I.R1+I.R2 

⇔Rtđ=R1+R2

Trong mạch nối tiếp ta có U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2).

Mặt khác, U = IR. Từ đó suy ra: R = R1 + R2.

nhớ k ~

꧁༺мιин❖đứ¢༻꧂

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà
                                              ĐỀ 2Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để...
Đọc tiếp

                                              ĐỀ 2
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuân là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời.
Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (...) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điêu
chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer - Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những viên kẹo ngọt"? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công" không? Vì sao? (1.0 điểm)

1
26 tháng 2 2022

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

=> nghị luận về đời xống xh
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? (0.5 điểm)

=> phải có khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời,phải biết kiên trì nhẫn nại thì mới có thể thành côg sau này.
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những viên kẹo ngọt"? (1.0 điểm)

=> là phương pháp ẩn dụ của tác giả :'' những viên kẹo ngọt'' ở đây là những cám dỗ sung sướng trong cuộc sống khiến ta lúng chìm trong đó khi nào không hay , là vinh hoa phú quý là tài lộc mang đến cho ta sự ngọt ngào .Nhưng đó là con dao 2 lưỡi khiến ta thất bại trong cuộc sống,
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công" không? Vì sao? (1.0 điểm)

Đồng tình vì cuộc đời có thể như viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công.Những ai kiềm chế được cái khó nhất này rồi thì không việc gì mà không thành công được.

                                               ĐỀ 2Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút...
Đọc tiếp

                                               ĐỀ 2
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. HiệnJonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuân là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời.
Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (...) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điêu
chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer - Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những viên kẹo ngọt"? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Những người kiêm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt" trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công" không? Vì sao? (1.0 điểm)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. 

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. 

- Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

29 tháng 8 2023

→ Những người lính và ma sơ trong tình huống: người thì hỏi giờ hành lễ nhưng ma sơ lại vờ như không nghe, khi nghe nói con của Chúa thì ma sơ lại nói làm lễ rồi trong khi mọi người đến đây từ sớm thì làm gì có buổi lễ nào diễn ra. Tiếp đến khi lính đi kiếm rau thì thấy nhà nguyện hé rồi lại đóng cửa vào, tiến gần thì nghe thấy có tiếng động.

→ Tình huồng tạo sự hấp dẫn và kịch tính cho tác phẩm, tạo ra nhiều sự tò mò cho độc giả đã đọng lại dư vị nhói lòng và ám ảnh.

4 tháng 3 2023

=> Những người lính và ma sơ trong tình huống: người thì hỏi giờ hành lễ nhưng ma sợ lại vờ như không nghe, nhưng khi nghe nói con của Chúa thì ma sơ lại nói làm lễ rồi trong khi mọi người đến đây từ sớm thì làm gì có buổi lễ nào diễn ra. Tiếp đến khi lính đi kiếm rau thì thấy nhà nguyện hé rồi lại đóng cửa vào tiến gần thì nghe thấy có tiếng động.

=> Tình huồng tạo sự hấp dẫn và kịch tính cho tác phẩm, tạo ra nhiều sự to mò cho độc giả đã đọng lại dư vị nhói lòng và ám ảnh.