K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngôn ngữ trong bài "Củ khoai nướng" thường giản dị, giàu hình ảnh và cảm giác, tập trung miêu tả bằng cách kích thích các giác quan (nhìn, ngửi, nếm, chạm). Bài viết dùng nhiều từ ngữ gợi tả cụ thể về màu sắc, mùi vị, độ nóng của khoai, kết hợp với các biện pháp tu từ đơn giản như so sánh hoặc nhân hóa.Tác dụng chính của bài văn là gợi kỷ niệm tuổi thơ, cảm xúc ấm áp và hoài niệm về những điều giản dị. Nó giúp người đọc trân trọng những giá trị bình dị, thân thuộc, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu quê hương. Bài văn cũng góp phần giáo dục về sự sẻ chia và vẻ đẹp của cuộc sống qua những điều nhỏ bé, gần gũi nhất.

22 tháng 7

Truyện ngắn "Củ khoai nướng" của nhà văn Tạ Duy Anh là một tác phẩm cảm động, khắc họa sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng qua hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa – củ khoai nướng. Với ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi và giàu cảm xúc, tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm sâu xa về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng biết ơn.

Trước hết, ngôn ngữ trong truyện được xây dựng theo phong cách giản dị, đời thường, phù hợp với bối cảnh nông thôn nghèo và tâm lý trẻ thơ. Tác giả không sử dụng những từ ngữ hoa mỹ hay cầu kỳ, mà chọn cách diễn đạt chân thật, tự nhiên. Những câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng giàu hình ảnh đã giúp người đọc dễ dàng hình dung ra khung cảnh gia đình nghèo, bữa ăn đạm bạc và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tần tảo, hy sinh vì con.

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện cũng được thể hiện rất tinh tế. Cậu bé – nhân vật chính – có cách nói chuyện hồn nhiên, ngây thơ, thể hiện đúng tâm lý của một đứa trẻ. Qua lời kể của cậu, người đọc cảm nhận được sự yêu thương, kính trọng và cả nỗi ân hận khi nhận ra sự hy sinh thầm lặng của mẹ. Ngược lại, người mẹ lại ít nói, nhưng từng hành động, từng cử chỉ đều toát lên tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Chính sự tiết chế trong lời thoại của người mẹ lại càng làm nổi bật sự hy sinh âm thầm và cao cả.

Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ của truyện là cách tác giả miêu tả hình ảnh củ khoai nướng. Củ khoai không chỉ là món ăn dân dã, quen thuộc, mà còn là biểu tượng của tình mẹ. Khi người mẹ nhường phần khoai ngon nhất cho con, đó không chỉ là hành động chia sẻ thức ăn, mà còn là sự trao gửi yêu thương, là sự hy sinh không lời. Tác giả đã dùng ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc để biến hình ảnh củ khoai trở thành trung tâm của câu chuyện, gợi lên sự ấm áp, thơm ngon và cả nỗi xót xa khi người đọc nhận ra mẹ đã nhịn ăn để dành phần ngon nhất cho con.

Tác dụng của ngôn ngữ trong truyện là vô cùng sâu sắc. Trước hết, nó giúp khắc họa rõ nét tính cách và tâm lý nhân vật. Người mẹ hiện lên là một người phụ nữ tảo tần, giàu đức hy sinh, còn cậu bé là hình ảnh của sự ngây thơ, nhưng cũng biết hối hận và trưởng thành sau một bài học quý giá. Thứ hai, ngôn ngữ giản dị giúp câu chuyện trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Người đọc không chỉ cảm nhận được câu chuyện của riêng hai mẹ con trong truyện, mà còn thấy thấp thoáng hình ảnh của chính mình, của mẹ mình trong đó.

Cuối cùng, ngôn ngữ truyện góp phần truyền tải thông điệp nhân văn sâu sắc: hãy biết trân trọng tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ – một tình cảm thiêng liêng và cao quý. Qua hình ảnh củ khoai nướng, tác giả nhắc nhở mỗi người hãy biết yêu thương, chia sẻ và biết ơn những người thân yêu, bởi đôi khi, những điều giản dị nhất lại chứa đựng tình cảm lớn lao nhất.

Tóm lại, với ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc, truyện ngắn "Củ khoai nướng" đã chạm đến trái tim người đọc bằng những cảm xúc chân thật và thông điệp đầy nhân văn. Đây là một tác phẩm giàu giá trị giáo dục, giúp chúng ta thêm yêu thương và trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống, đặc biệt là tình mẹ – thứ tình cảm không gì có thể thay thế được.

21 tháng 7

Giải:

Vì tất cả các số nhân với nhau nên trong đó nhất định sẽ có 1 số là số 0

Tích của số 0 với bất cứ số nào cũng bằng 0

Vậy tất cả các số nhân với nhau sẽ bằng 0



20 tháng 7

Yêu cho roi cho vọt

Ghét cho ngọt cho bùi



20 tháng 7

VD: Yêu cho roi cho vọt/ Ghét cho ngọt cho bùi

Về hành động đánh mắng có thể được coi là trách móc, mắng nhiếc nhưng điều đó quy ra chung cũng chỉ để tốt cho mình. Điều này dễ khiến người khác bị hiểu lầm hay xa lánh, nhưng tâm can không bị giày vò, dằn vặt.

"Cha và con" (Father and Son) của Carlitos P. Romulo

Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry

"Bố ơi! Mình đi đâu thế?" của Jeong Seon Hyeon

"Lão Hạc" của Nam Cao

"Người cha" của Nguyễn Quang Thiều

"Người cha" của Victor Hugo (trong tiểu thuyết Những người khốn khổ)

"Con chim nhỏ" của Hwang Sun-won

"Đồi gió hú" của Emily Brontë

"Bố già" của Mario Puzo


20 tháng 7

Bài thơ "Nói với con" của Y Phương thể hiện tình cảm ấm áp của gia đình và quê hương. Một số đoạn thơ nổi bật:

"Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ..."

"Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa..."

Bài thơ ngợi ca giá trị truyền thống và tình cảm gia đình.

Học tập là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng. Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình. 

Tham khảo.


Ta khảo :

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng việc học hỏi không ngừng là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, không ai sinh ra đã hoàn hảo, và kiến thức thì luôn mở rộng từng ngày. Nếu chúng ta ngừng học hỏi, tức là đang tự giới hạn sự phát triển của bản thân. Ngược lại, người biết không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ có cơ hội tiến xa hơn, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của xã hội. Thành công không đến từ may mắn, mà là kết quả của một quá trình nỗ lực học hỏi không mệt mỏi. Hơn nữa, học hỏi giúp con người trưởng thành về tư duy, biết rút ra bài học từ thất bại và hoàn thiện chính mình. Vì vậy, học tập suốt đời không chỉ là con đường dẫn đến tri thức mà còn là nền tảng vững chắc cho mọi thành công trong cuộc sống.

Du lịch trekking mang lại cơ hội khám phá thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương.Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm rác thải, suy thoái đa dạng sinh học, xói mòn đất và nguy cơ cháy rừng nếu không được quản lý và du khách không có ý thức.



Kết luận, nhan đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện thông tin của văn bản bởi nó cung cấp đầy đủ địa điểm (Pù Luông), loại hình du lịch (trekking), và đặc điểm nổi bật thu hút (mùa hoa đỗ quyên đẹp nhất Việt Nam). Nó không chỉ tóm tắt nội dung mà còn tạo sự hấp dẫn, kích thích sự tò mò của độc giả, giúp họ nhanh chóng nắm bắt được giá trị và điểm nhấn của cung đường trekking này.

17 tháng 7

Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cao đẹp, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” – truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh gian khổ để giành lấy độc lập, tự do, thì thế hệ trẻ ngày nay cần phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị mà cha ông ta đã hy sinh cả cuộc đời để mang lại. Để thể hiện lòng biết ơn đó, giới trẻ cần có những hành động cụ thể, thiết thực và phù hợp với thời đại.

Trước hết, thế hệ trẻ cần nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc. Việc tìm hiểu, học tập và ghi nhớ những trang sử hào hùng không chỉ giúp nâng cao hiểu biết mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong mỗi cá nhân. Thứ hai, lòng biết ơn cần được thể hiện bằng hành động. Đó có thể là việc tham gia các hoạt động tri ân như thăm hỏi, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, hay đơn giản là dâng hương tưởng niệm vào các ngày lễ lớn. Ngoài ra, sống có lý tưởng, cống hiến sức trẻ cho xã hội, học tập và rèn luyện nghiêm túc để trở thành người công dân có ích cũng chính là cách thiết thực nhất để đền đáp công ơn thế hệ đi trước.

Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ, giới trẻ có thể lan tỏa giá trị truyền thống qua các nền tảng số như mạng xã hội, phim ảnh, âm nhạc,... từ đó góp phần truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức cộng đồng về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tóm lại, lòng biết ơn không chỉ nằm ở lời nói mà cần được thể hiện bằng hành động cụ thể, bền bỉ và trách nhiệm. Khi thế hệ trẻ biết trân trọng quá khứ, họ sẽ sống có lý tưởng hơn, và chính điều đó là sự tiếp nối xứng đáng những hy sinh cao cả của cha ông.


Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy! ...
Đọc tiếp

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy!
( Vũ Tú Nam )
Đọc đoạn văn trên và điền vào chỗ trống:
-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên.Cây gạo được so sánh với".......(1)", hàng ngàn bông hoa gạo được so sánh với ".....(2) " và hàng ngàn búp nõn được so sánh với "........(3)".
-Tác giả đã làm nổi bật cây gạo từ khi nhìn xa nó trông.......(4) (trông như thế nào?), hàng ngàn bông hoa gạo hồng tươi như sắc lửa, hàng ngàn búp nõn xanh trên cây như ánh nến.Tất cả sắc màu hòa quyện....(5).(hòa quyện như nào?) đẹp tựa trong tranh thu hut bầy chim.Phép so sánh còn có tác dụng tăng sức.....(6), (7) (Tác dụng mặt nghệ thuật ) làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.Nhờ sự quan sát.........(8) (quan sát như nào?) và trí tưởng tượng ....... (9) (tưởng tượng ra sao?) của nhà văn Vũ Tú Nam làm cây gạo trở nên sinh động,diệu kì.Nghệ thuật này đã góp phần làm bộc lộ....... (10), ........(11) (nêu 2 tình cảm) của tác giả.


3
14 tháng 7

1 cây gạo vs tháp đèn khổng lồ
2 hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
3 hàng ngàn ánh nên trong xanh
4 tháp đèn khổng lồ
6 7 gợi hình gợi cảm
8 tinh tế
9 phong phú
10 tình yêu thiên nhiên

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
14 tháng 7
  1. tháp đèn khổng lồ
  2. ngọn lửa hồng tươi
  3. ánh nến trong xanh
  4. sừng sững như một tháp đèn khổng lồ
  5. lóng lánh lung linh trong nắng
  6. gợi hình
  7. gợi cảm
  8. tinh tế, tỉ mỉ
  9. phong phú, bay bổng
  10. tình yêu thiên nhiên
  11. niềm say mê cuộc sống
LG
12 tháng 7

Biện pháp tu từ:

- Nói giảm, nói tránh: Bác đã đi rồi Bác ơi.

Tác dụng:

+) Giảm nhẹ cảm xúc bi thương, thể hiện nỗi mất mát một cách nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng đầy xúc động.

+) Bày tỏ lòng yêu kính, sự tôn trọng với Bác Hồ - một con người vĩ đại, gần gũi như người thân.

+) Gợi cảm giác Bác chỉ tạm rời xa, như một chuyến đi xa, chứ không bao giờ rời khỏi trái tim dân tộc.

13 tháng 7

Biện pháp tu từ: Sử dụng xưng hô "Bác" thể hiện sự kính trọng, yêu thương.

Tác dụng: Thể hiện sự nhớ thương, kính trọng và tiếc nuối đối với người đã khuất. Thông điệp tri ân, nhớ thương và tôn vinh người đã khuất.