(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Khán “Thiên gia thi” hữu cảm
Phiên âm
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch nghĩa
Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,
Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;
Trong thơ thời nay nên...
Đọc tiếp
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Khán “Thiên gia thi” hữu cảm
Phiên âm
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch nghĩa
Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,
Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;
Trong thơ thời nay nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Nguyễn Ái Quốc, in trong Nhật kí trong tù, NXB Văn học, 1988)
Chú thích:
– Thiên gia thi: Là một tuyển tập thơ gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày xưa, những người theo học chữ Hán thường xem Thiên gia thi là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.
– Hoàn cảnh sáng tác:
+ Hoàn cảnh rộng: Đất nước kiệt quệ vì ảnh hưởng từ Thế chiến 2, xã hội Việt Nam mang tính chất thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, tình hình chính trị, xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình cứu nước 1939 – 1945 nên việc chuẩn bị lực lượng mọi mặt được đẩy mạnh.
+ Hoàn cảnh hẹp: Khi bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn Thiên gia thi và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa và về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (tạm dịch: Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định luật của bài thơ.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em ấn tượng trong bài thơ.
Câu 4. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, / Thi gia dã yếu hội xung phong.”?
Câu 5. Nhận xét về cấu tứ của bài thơ.