K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5

Con đường

23 tháng 5

tại sao?

kệ người ta

19 tháng 5

mình cần xanh lá bọn nó

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT), trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Những số liệu đó là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

* Các hình thức bạo lực học đường

Có nhiều hình thức bạo lực học đường xảy ra ở các nhóm đối tượng học sinh khác nhau, một số loại bạo lực học đường thường xảy ra như: Bạo lực về thể chất là hành vi dễ nhận thấy như đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau. Bạo lực bằng lời nói là việc sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Ngoài ra, còn có bạo lực tâm lý, bạo lực xã hội, bạo lực điện tử…

* Hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn về tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua.

Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

Ngoài ra còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút. Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường (đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học), nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật.

* Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Đối với học sinh:

Học sinh nên tích cực rèn luyện kĩ năng sống, học cách kiềm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào tình nguyện do nhà trường tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trường lớp. Học sinh cũng cần phải nhận thức rõ các hành vi bạo lực, tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra phải kịp thời thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý kịp thời.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nên thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực và có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân. Tăng cường các hoạt động truyền thông, phối hợp với gia đình và cơ quan, đoàn thể để phòng tránh bạo lực học đường.

Đối với giáo viên:

Giáo viên cần chủ động quan tâm, theo dõi tình hình của các em học sinh trong lớp. Phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. Đồng thời, có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tăng cường tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường, tạo môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh.

Đối với gia đình học sinh:

Bố mẹ cần tạo ra môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

TT
tran trong
Giáo viên
15 tháng 5

Hai câu thơ mà em đang nói đến trong bài thơ “Trẻ con” của Bác Hồ đăng trên báo Việt Nam độc lập số 106, ngày 21 tháng 9 năm 1941 là:

"Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan."

Hai câu thơ giản dị, gần gũi nhưng rất sâu sắc của Bác Hồ đã thể hiện tình yêu thương lớn lao mà Người dành cho thiếu nhi – thế hệ mầm non của đất nước. Qua hình ảnh "búp trên cành", Bác ví trẻ em như những chồi non, đang lớn dần từng ngày trong vòng tay chăm sóc của gia đình và xã hội. Đây là một hình ảnh đầy gợi cảm, thể hiện sự non nớt, trong sáng và đầy tiềm năng phát triển của các em nhỏ.

Câu thơ thứ hai: "Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan" – cho thấy quan điểm giáo dục nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu xa của Bác. Trẻ em chưa cần làm việc lớn, chỉ cần biết chăm sóc bản thân (ăn, ngủ đúng giờ), chăm chỉ học hành là đã là một đứa trẻ ngoan rồi. Điều đó thể hiện sự thấu hiểu tâm lý trẻ thơ và quan điểm giáo dục toàn diện: nuôi dưỡng thể chất lẫn tinh thần.

Từ hai câu thơ này, em hiểu rằng: trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ đúng cách, và cũng cần có trách nhiệm tự rèn luyện để trở thành người tốt. Đây cũng là lời nhắc nhở mỗi người lớn hôm nay – hãy biết trân trọng, bảo vệ và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển trong tình yêu thương và môi trường lành mạnh.

- Tước đoạt quyền sống của trẻ em. - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. - Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

4 biểu hiện:

-Bắt trẻ lao động nặng nhọc

- Không cho trẻ em đi học

-Bạo hành, ngược đãi trẻ em

-Ép buộc trẻ làm việc quá sức

8 tháng 5

Vì nếu ta có quan hệ tốt với hàng xóm thì khi ta khó khăn họ sẽ có thể giúp đỡ mình

Vì có câu nói "bán anh em xa mua láng giềng gần", hàng xóm là những người ở gần mình và trong nhiều tình huống gia đình sẽ cần đến sự giúp đỡ từ họ. Khi ta giữ mối quan hệ với hàng xóm xung quanh tốt đẹp thì lúc khó khăn, hoạn nạn mới có người bên cạnh sẻ chia, hỗ trợ. Ngược lại nếu mối quan hệ xung quanh đầy mâu thuẫn ta sẽ chẳng nhận được sự trợ giúp nào cả

(#Có tham khảo AI, phần liên hệ bản thân tự viết)
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng như ma túy, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp,… Những tệ nạn này không chỉ phá hoại sức khỏe, tinh thần của con người mà còn làm suy giảm đạo đức, gia tăng tội phạm và gây mất trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, giới trẻ ngày nay dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn nếu thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình và nhà trường. Để phòng chống tệ nạn xã hội, mỗi người cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tránh xa những cám dỗ xấu. Gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để răn đe, giáo dục. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hoạt động lành mạnh, bổ ích để thanh thiếu niên có môi trường phát triển toàn diện.
Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em luôn cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức và tránh xa các tệ nạn. Bản thân em tích cực  tham gia các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè cùng xây dựng môi trường sống tích cực. Em không bao che cho những hành vi sai trái vì em biết đó là hành động vi phạm cần được pháp luật xử lí.Nếu mỗi người đều có ý thức và trách nhiệm với bản thân và cộng đồng thì xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh và tiến bộ hơn

27 tháng 4
  • Quyền sống còn:
    • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ và hợp lý, ngủ đúng giờ để có thể phát triển tốt về thể chất.
  • Quyền phát triển:
    • Tích cực học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ học thuật hoặc thể thao để phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng và thể chất.
  • Quyền bảo vệ:
    • Tôn trọng và thực hiện các quy định an toàn, như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hoặc xe đạp và cảnh báo người lớn khi gặp nguy hiểm.
  • Quyền tham gia:
    • Tham gia ý kiến trong các hoạt động lớp học, gia đình hoặc cộng đồng, ví dụ: đưa ra đề xuất cải thiện môi trường sống hoặc tổ chức các chương trình vì trẻ em.

-Quyền được sống còn: Em đi khám bệnh khi cần thiếtđể đảm bảo sức khỏe bản thân

-Quyền được bảo vệ: Em báo lại với thầy cô, bố mẹ để được bảo vệ nếu cảm thấy bản thân rơi vào tìn huống nguy hiểm

-Quyền được phát trển: Em cố gắng học tập tốt, đọc thêm sách ngoài giờ, rèn luyện kỹ năng sống

-Quyền được tham gia: Em tham gia đóng góp ý kiến trong các hoạt động của trường và lớp

Kiên trì là sự..... quyết tâm..... làm đến cùng, dù gặp khó khăn, gian khổ

24 tháng 4

kiên chì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn nhé bạn

tự phải trả lời câu hỏi của chúng mình hahaha

21 tháng 5

Ưu điểm của cách tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính:

  • Dễ dàng sắp xếp, bố trí, thay đổi và thêm bớt nội dung mà không mất nhiều thời gian.
  • Có thể chia sẻ nhanh chóng qua mạng cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau.
  • Dễ sử dụng cho các mục đích khác như đưa vào bài trình chiếu, gửi qua thư điện tử, in ấn.
  • Có nhiều công cụ hỗ trợ như màu sắc, hình ảnh, biểu tượng giúp sơ đồ sinh động và dễ hiểu hơn.
  • Có thể lưu trữ và chỉnh sửa dễ dàng, không lo bị mất hoặc hỏng như sơ đồ vẽ tay.

Nhược điểm của cách tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính:

  • Không thể hiện được phong cách riêng, sự sáng tạo cá nhân như khi vẽ tay.
  • Cần có thiết bị và phần mềm hỗ trợ, không phải lúc nào cũng tiện lợi để sử dụng.
  • Đôi khi người dùng phải mất thời gian làm quen với phần mềm.
  • Có thể phụ thuộc vào công nghệ, nếu mất điện hoặc lỗi phần mềm thì không thể thao tác được.

Tóm lại, tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm giúp tiết kiệm thời gian, dễ chỉnh sửa và chia sẻ, nhưng lại thiếu tính cá nhân và phụ thuộc vào thiết bị, phần mềm.