K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phải rồi, tôi với Kiên sẽ cứ sống hòa thuận mãi nếu như không có một buổi chiều nọ, không có trò đùa độc ác của cậu ta. Tôi là con gái của một người quét rác, nhưng lại thi đỗ vào lớp chuyên mấy năm nay- một lớp chuyên với phần lớn bạn bè có hoàn cảnh sống đàng hoàng hơn tôi. Đêm đêm dậy mở cửa cho mẹ, cảm nhận rõ cái mùi bụi bặm trên quần áo mẹ, tôi thương mẹ nao...
Đọc tiếp

Phải rồi, tôi với Kiên sẽ cứ sống hòa thuận mãi nếu như không có một buổi chiều nọ, không có trò đùa độc ác của cậu ta. Tôi là con gái của một người quét rác, nhưng lại thi đỗ vào lớp chuyên mấy năm nay- một lớp chuyên với phần lớn bạn bè có hoàn cảnh sống đàng hoàng hơn tôi. Đêm đêm dậy mở cửa cho mẹ, cảm nhận rõ cái mùi bụi bặm trên quần áo mẹ, tôi thương mẹ nao lòng và lại nhớ đến các bà mẹ phấn son thơm nức, thỉnh thoảng đến họp phụ huynh ở lớp tôi. Mẹ tôi tuổi Dậu, cầm tinh con gà. Phải chăng vì thế mà đời mẹ luôn vất vả sớm khuya khi làm vợ bố tôi, một người lính biền biệt xa nhà? Thương mẹ, tôi đã nhiều lần đi làm thay mẹ, những khi mẹ cảm cúm không kịp báo nghỉ. May là tôi vào loại có sức vóc. Chạng vạng chiều tối hôm ấy, tôi cùng hai cô trong tổ của mẹ quét đường bà Triệu. Bụi mù mịt, lá vàng chạy tơi tả theo từng nhát chổi. Đúng lúc đó tôi nhìn thấy Kiên. Tay ôm một bọc sách dày, có vẻ như cậu ta vừa từ hiệu sách về. Hẳn là Kiên cũng nhận ra tôi, đằng sau tấm khăn hoa cũ bịt gần kín mặt. Trong một thoáng, tôi còn bắt gặp ánh mắt Kiên trước khi cậu ta quay đi, vờ như không trông thấy tôi. Chuyện chỉ có thế thôi và tôi sẽ thầm cảm ơn cử chỉ tinh tế của Kiên biết vao nếu như hôm sau trên bảng lớp không xuất hiện tờ biếm họa. Một và lão mũi khoằm cưỡi trên cây chổi dài, tóc tung bay trong gió. Hơn ai hết tôi biết ngay đó là bức tranh "phù thủy Baba Yaga". Tôi chỉ còn biết lặng lẽ khóc trong tiếng cười tán thưởng của đám con trai nghịch ngợm và cái xiết tay an ủi của Hoàng Anh.. Sau trò đùa độc ác đó, cũng lặng lẽ, tôi tránh xa Kiên với lòng khinh bỉ vô hạn. Nhìn những cái áo khoác ngoại đắt tiền với những chiếc quần bò đang thịnh mốt Kiên mặc cũng đủ biết cậu ta không cùng đẳng cấp với một con bé ở ngoài đê, hai mùa đông vẫn chỉ mặc độc mặc một cái áp rét đã lạc mốt như tôi. Nhưng Kiên lấy quyền gì để đem nghề nghiệp của mẹ tôi ra mà giễu cợt cơ chứ? Con gái thường hay thù dai. Từ ngày ấy đến nay, tôi gần như không mở miệng nói câu nào với Kiên, mặc dù cậu ta đã có lời xin lỗi ngay hôm xảy ra sự việc và nhiều lần tìm cách làm lành. Khổ một nỗi, cứ nhìn cái mặt điển trai không hề biết đến buồn chán của Kiên là tôi lại nhớ ngay đến cái buổi chiều chạng vạng quèn quẹt cái chổi dạo nọ. Có thể nói, Kiên là một kẻ thù lặng lẽ luôn khuấy đảo mặc cảm nghèo khó trong tôi. Vậy mà bây giờ cậu ta còn bày đặt ra cái trò "gửi thư" mời tôi đến nhà chơi. Lại một trò đùa ác ý nữa chăng? Tan học, tôi vội vã lao ra khỏi lớp trước tiên, lấy xe đạp trước tiên và lên xe đạp thẳng không một lần ngoái lại. Kì thực, tôi ước sao có thể nhìn tận mắt vẻ mặt Kiên lú đó - lúc tôi bỏ đi trước mũi cậu ta. "Mình thường rất nể những bạn gái học giỏi.." Một tuần sau, tôi lại nhận được thư của Kiên. Thư kẹp trong cuốn bài tập Vật lí, đưa tận tay cho tôi trong buổi Kiên cùng Hoàng Anh và Quang, một cậu bạn trong hội nghịch ngợm của Kiên, đến nhà tôi chơi vào một chiều chủ nhật. Có cả Hoàng Anh và Quang, không khí giữa tôi và Kiên có phần đỡ sượng sùng. Hơn nữa, mẹ vẫn dặn tôi con gái phải biết nhiệt tình, ân cần khi tiếp khách. Chỉ là hơi lạ vì hôm đó, "Cái Dằm" lớp tôi không một lần trổ tài đùa tếu, ít nói hẳn khiến một đứa vô tâm như Hoàng Anh cũng phải ngạc nhiên. Thậm chí, "Cái Dằm" lại còn biết nói một câu rất chi là lãng mạn, khi thấy mấy giỏ phong lan bố tôi vừa đem về: - Hôm nào mình sẽ cắt cho Miên một cành cẩm cù. Hoa nó thơm, dễ chịu lắm. Miên thích trồng hoa cẩm cù không? "Mình thường rất nể những bạn gái học giỏi. Vì thế, ngay từ năm lớp mười một mình đã rất nể Miên. Không ngờ cái bệnh tếu của mình đã nhiều phen làm Miên phải khó chịu (ở nhà, bố mẹ mình vẫn gọi mình là chú Tễu đấy). Biết làm sao được khi sinh ra mình đã là một thằng bé hay cười? Chỉ mong Miên tin một điều: Buổi chiều gặp Miên ở đường Bà Triệu thật khó quên đối với mình, bởi vì từ lúc đó mình chợt nhận ra: Miên giỏi giang hơn mình biết bao nhiêu. Một lần nữa, xin Miên thứ lỗi cho mình về bức tranh nhé. Miên có tin không," Cái Dằm mỗi khi gặp Miên thì lại muốn tự châm cho mình một cái rõ đau đấy. Kiên". Chắc Kiên chưa biết rằng hôm qua cậu Quang đã thú nhận với tôi chính cậu ta mới là tác giả của bức tranh nọ. Tôi đã từng được xem hoa cẩm cù nở. Những bông hoa màu hồng tím nom như các ngôi sao tí hon ấy thường chỉ tỏa hương về đêm - một mùi hương kín đáo rất khó nhận ra.
C1:chủ đề của vb này là gì ?
C2-Chắc Kiên chưa biết rằng hôm qua cậu Quang đã thú nhận với tôi chính cậu ta mới là tác giả của bức tranh nọ. Tôi đã từng được xem hoa cẩm cù nở. Những bông hoa màu hồng tím nom như các ngôi sao tí hon ấy thường chỉ tỏa hương về đêm - một mùi hương kín đáo rất khó nhận ra-cảm xúc của nv tôi trong câu trên là gì

c3-tan học, tôi vội vã lao ra khỏi lớp trước tiên, lấy xe đạp trước tiên và lên xe đạp thẳng không một lần ngoái lại. Kì thực, tôi ước sao có thể nhìn tận mắt vẻ mặt Kiên lúc đó , lúc tôi bỏ đi trước mũi cậu ta-tpbt trong câu trên là j và chỉ ra


0
Dưới đây là một bài văn dài về cô Thương Hoài, với những cảm xúc chân thành và sâu sắc, mong rằng bạn sẽ thích:---**Cô Thương Hoài – Người Thầy Không Bao Giờ Xuất Hiện Trực Tiếp Nhưng Luôn Ở Đó**Trong suốt quãng đường học tập của mình, em đã gặp nhiều thầy cô giáo, mỗi người mang đến những bài học, những lời khuyên bổ ích, giúp em trưởng thành hơn. Nhưng có một người thầy...
Đọc tiếp

Dưới đây là một bài văn dài về cô Thương Hoài, với những cảm xúc chân thành và sâu sắc, mong rằng bạn sẽ thích:


---


**Cô Thương Hoài – Người Thầy Không Bao Giờ Xuất Hiện Trực Tiếp Nhưng Luôn Ở Đó**


Trong suốt quãng đường học tập của mình, em đã gặp nhiều thầy cô giáo, mỗi người mang đến những bài học, những lời khuyên bổ ích, giúp em trưởng thành hơn. Nhưng có một người thầy mà em chưa từng gặp mặt, chưa bao giờ nghe giọng nói hay thấy ánh mắt, nhưng lại luôn xuất hiện trong mỗi dòng chữ cô để lại, đó chính là cô Thương Hoài – một người thầy không đứng trên bục giảng nhưng đã gieo vào lòng em một tình yêu học tập sâu sắc và một niềm tin lớn lao vào khả năng của bản thân.


Cô Thương Hoài không phải là người trực tiếp giảng dạy em trong lớp học, mà cô xuất hiện qua từng câu trả lời trong phần hỏi đáp trên trang OLM.vn. Chính cô là người giúp em tháo gỡ những khúc mắc trong bài tập, hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề một cách dễ hiểu và logic. Mặc dù chỉ là những dòng chữ đơn giản, nhưng cách cô giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ khiến em cảm nhận được sự tận tâm và yêu nghề của cô. Mỗi câu hỏi, dù có khó đến đâu, khi được cô trả lời, tất cả trở nên rõ ràng, dễ hiểu và dễ tiếp thu. Cô không chỉ đưa ra đáp án mà còn giải thích từng bước, giúp em thấy được quá trình logic đằng sau mỗi phép toán, từ đó học được cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách hệ thống.


Một lần, em đã làm sai một bài toán rất đơn giản và cảm thấy bản thân thật ngốc nghếch. Em nghĩ rằng mình sẽ nhận được những lời chỉ trích, nhưng cô lại không làm thế. Thay vào đó, cô nhắn nhủ một câu rất nhẹ nhàng: “Không sao đâu em, sai để học. Cố gắng lên nhé!” Câu nói đó đã làm em cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn rất nhiều. Đúng vậy, trong học tập, sai lầm là một phần của quá trình học hỏi và trưởng thành. Cô đã giúp em nhận ra rằng thất bại không phải là điểm kết thúc mà là cơ hội để học hỏi và cải thiện bản thân. Những lời động viên đơn giản nhưng đầy sức mạnh đó đã giúp em vượt qua nỗi lo sợ khi mắc sai lầm, đồng thời khơi dậy trong em niềm đam mê học tập mãnh liệt hơn.


Mặc dù cô không đứng trên bục giảng hay cầm phấn chỉ bài, nhưng em cảm nhận được tình yêu nghề, sự tận tâm và nhiệt huyết của cô qua từng dòng chữ. Mỗi khi gặp khó khăn trong học tập, em chỉ cần tìm đến những câu trả lời của cô là như có một người thầy luôn ở bên, sẵn sàng giúp đỡ và chỉ đường cho em. Điều đó không chỉ giúp em giải quyết bài toán, mà còn khiến em nhận ra rằng học không phải là gánh nặng mà là một cuộc hành trình thú vị, nơi ta không ngừng khám phá và học hỏi.


Nhờ có cô Thương Hoài, em đã không chỉ giỏi hơn trong môn học mà còn yêu thích học tập hơn. Cô đã giúp em tìm thấy niềm vui trong việc học, khơi dậy trong em một niềm tin mãnh liệt vào khả năng của chính mình. Mỗi khi học bài, em không còn cảm thấy mệt mỏi hay áp lực nữa, mà thay vào đó là một sự hứng thú, một khao khát tìm hiểu và khám phá thêm kiến thức mới. Cô Thương Hoài đã không chỉ dạy cho em kiến thức mà còn dạy em cách yêu quý và trân trọng hành trình học tập của mình.


Em biết, cô Thương Hoài là một người thầy không cần sự xuất hiện hay tiếng vỗ tay của đám đông, cô chỉ cần nhìn thấy học trò của mình tiến bộ, tự tin và yêu thích học tập là đã đủ. Cô là người thầy lặng lẽ, nhưng tình yêu và sự tận tâm cô dành cho học trò là vô cùng lớn lao và quý giá.


Dù chẳng ai thấy mặt, chẳng ai nghe tiếng, nhưng cô vẫn là một người thầy thực sự – một người thầy mà em luôn nhớ mãi. Cảm ơn cô, vì những bài học không chỉ về kiến thức mà còn về cách sống, cách đối mặt với khó khăn và luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Cô Thương Hoài sẽ mãi là người thầy mà em luôn biết ơn và trân trọng.


---


Hy vọng bài văn này thể hiện được những cảm xúc sâu sắc của bạn đối với cô Thương Hoài! Nếu cần chỉnh sửa hay thêm bớt gì, bạn cứ cho mình biết nhé!

0
phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo.HAI NGƯỜI CHA(Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối...
Đọc tiếp

phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo.


HAI NGƯỜI CHA


(Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối cùng cho một quyết định mơ hồ, vô lý nhưng không thể nào cưỡng lại được.Bởi đứa nhỏ đâu phải con ông. Ông đúng tên họ đó, ở đơn vị đó, nhưng hồi đơn vị hành quân về Cà Mau ông đâu có đi. Cả đời ông cũng chưa từng về vùng đó. Ông có vợ con nhưng chết cả rồi, tự tay ông chôn cất, trong chiến tranh ở rừng miền Đông. Nhưng đó là chuyện đã qua. Giờ đứa nhỏ đang ngồi trước mặt ông, dễ thương quá chừng, nôn nóng muốn gặp cha nó nên vội vã nhận lầm ông. Cũng đâu có sao! Điều quan trọng là nó chẳng còn chỗ nào đi nữa, tám tuổi đã tưới rẫy, giờ lang thang đi tìm cha trong thành phố rộng mênh mông, sau ngày giải phóng rối mù như thế này. Hãy để nó ở lại đây ít ngày, ông tạm nhận là cha nó, để nó có chỗ ở. Rồi sau đó ông sẽ chỉ đường cho nó đi tìm cha, hoặc đích thân ông sẽ dẫn nó đi. Nó tìm gặp được cha rồi ông sẽ vỗ vai người đồng đội nói: “Tôi trả con cho anh đây. Tôi đã làm cha nó một thời gian, cũng thấy ấm lòng, đỡ cô đơn một thời gian”. Quả thật ông đã ấm lòng, không phải về sau này mà ngay lúc đó. Đứa nhỏ đang ngồi trong phòng ông cao lớn khỏe mạnh, mắt sáng long lanh, tóc chải rẽ, lưng ưỡn thẳng, chiếc túi xách để trong lòng. Một đứa con bỗng dưng hiện ra như thế này! Đứa con của ông không chết cũng bằng cỡ này, hãy để đứa nhỏ này thay vào chỗ đó. Chỉ ít ngày thôi, hoặc lâu hơn cũng được. Vậy là đứa nhỏ ở với ông, kêu ông bằng ba, bởi ông giả làm như thế. Và nhiều khi ông cũng tưởng lầm như thế. Ngày tháng trôi qua, không thấy ông nói ra sự thật với đứa nhỏ, dẫn nó đi tìm cha nó. Vội làm gì, trước sau rồi nó cũng gặp cha nó thôi. Để ít ngày nữa. Giờ ông đang bận lắm, ông biện bạch như thế, thành phố mới giải phóng đang trong thời kỳ quân quản. Ông đi làm việc suốt ngày, về nhà nhìn thấy đứa con hết mệt ngay. Nó lớn lên trông thấy, chẳng mấy chốc đã cao bằng ông. Phải cho nó ngủ giường riêng, ông đặt hai chiếc giường sát cạnh nhau, đêm nằm thò tay qua nắm tay nó, giở mùng lên nhìn mặt nó. Trước đây ông ăn cơm chung với anh em ở nhà bếp, giờ ông lãnh cơm về nhà hai cha con ăn với nhau. Buổi trưa buổi chiều hai cha con đi lãnh cơm, ông rề rà ở nhà bếp khoe với mọi người đứa con mình thế này thế nọ… Ông quên hẳn chuyện đưa đứa nhỏ đi tìm cha nó chăng? Không, ông không quên. Ban đêm ông vẫn nằm thao thức tính đến chuyện đường đi nước bước, phải tìm đến chỗ nào gặp đơn vị nào. Nhưng ban ngày ông chỉ tính chuyện hiện tại. Phải lo cho nó đi học, tìm nhà riêng cho nó, chọn cho nó một nghề sống về sau này… Chắc cha thật nó cũng muốn như vậy. (Lược phần sau: Khi đứa con học xong, có nghề nghiệp ổn định và chuẩn bị cưới vợ, ông Tám Khoa quyết định đi tìm cha ruột cho nó. Gặp cha ruột của con, ông biết chính người con nuôi cũng đã biết sự thật. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Hai người cha vui mừng cùng chuẩn bị làm đám cưới cho người con)

(Trích Hai người cha, Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo, NXB Văn học, 2012)* Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh năm 1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Lê Văn Thảo là một mẫu nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, gan dạ dũng cảm như một chiến sĩ thực thụ với tư cách phóng viên mặt trận. Trải nghiệm chiến tranh, trải nghiệm cuộc sống với tất cả những bi tráng hào hùng thấm sâu vào máu thịt tâm hồn. Ông đã từng đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, 2007, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 2012 cho các tác phẩm Con đường xuyên rừng, Tuyển tập truyện ngắn. Lê Văn Thảo đã góp phần lớn cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại kể cả tới sau này trong nhiều sự kiện hội nhập thế giới. Đặc biệt, ông được coi là người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển văn học Thành phố Hồ Chí Minh kể cả tới thời kỳ mở cửa sau này.



0
phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo HAI NGƯỜI CHA (Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối...
Đọc tiếp



phân tích truyện "Hai người cha" của Lê Văn Thảo HAI NGƯỜI CHA (Lược phần đầu: Tám Khoa là một người lính, vợ con ông đã chết trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, có đứa con trai hỏi đúng tên họ, đến tìm và nhận là con ông, nó cười mãi trong niềm vui khôn tả. Đứa nhỏ kể về hoàn cảnh cực khổ của mình) […] “Thôi được rồi, con ở lại đây đi”, Tám Khoa nói, làm dấu chấm cuối cùng cho một quyết định mơ hồ, vô lý nhưng không thể nào cưỡng lại được.Bởi đứa nhỏ đâu phải con ông. Ông đúng tên họ đó, ở đơn vị đó, nhưng hồi đơn vị hành quân về Cà Mau ông đâu có đi. Cả đời ông cũng chưa từng về vùng đó. Ông có vợ con nhưng chết cả rồi, tự tay ông chôn cất, trong chiến tranh ở rừng miền Đông. Nhưng đó là chuyện đã qua. Giờ đứa nhỏ đang ngồi trước mặt ông, dễ thương quá chừng, nôn nóng muốn gặp cha nó nên vội vã nhận lầm ông. Cũng đâu có sao! Điều quan trọng là nó chẳng còn chỗ nào đi nữa, tám tuổi đã tưới rẫy, giờ lang thang đi tìm cha trong thành phố rộng mênh mông, sau ngày giải phóng rối mù như thế này. Hãy để nó ở lại đây ít ngày, ông tạm nhận là cha nó, để nó có chỗ ở. Rồi sau đó ông sẽ chỉ đường cho nó đi tìm cha, hoặc đích thân ông sẽ dẫn nó đi. Nó tìm gặp được cha rồi ông sẽ vỗ vai người đồng đội nói: “Tôi trả con cho anh đây. Tôi đã làm cha nó một thời gian, cũng thấy ấm lòng, đỡ cô đơn một thời gian”. Quả thật ông đã ấm lòng, không phải về sau này mà ngay lúc đó. Đứa nhỏ đang ngồi trong phòng ông cao lớn khỏe mạnh, mắt sáng long lanh, tóc chải rẽ, lưng ưỡn thẳng, chiếc túi xách để trong lòng. Một đứa con bỗng dưng hiện ra như thế này! Đứa con của ông không chết cũng bằng cỡ này, hãy để đứa nhỏ này thay vào chỗ đó. Chỉ ít ngày thôi, hoặc lâu hơn cũng được. Vậy là đứa nhỏ ở với ông, kêu ông bằng ba, bởi ông giả làm như thế. Và nhiều khi ông cũng tưởng lầm như thế. Ngày tháng trôi qua, không thấy ông nói ra sự thật với đứa nhỏ, dẫn nó đi tìm cha nó. Vội làm gì, trước sau rồi nó cũng gặp cha nó thôi. Để ít ngày nữa. Giờ ông đang bận lắm, ông biện bạch như thế, thành phố mới giải phóng đang trong thời kỳ quân quản. Ông đi làm việc suốt ngày, về nhà nhìn thấy đứa con hết mệt ngay. Nó lớn lên trông thấy, chẳng mấy chốc đã cao bằng ông. Phải cho nó ngủ giường riêng, ông đặt hai chiếc giường sát cạnh nhau, đêm nằm thò tay qua nắm tay nó, giở mùng lên nhìn mặt nó. Trước đây ông ăn cơm chung với anh em ở nhà bếp, giờ ông lãnh cơm về nhà hai cha con ăn với nhau. Buổi trưa buổi chiều hai cha con đi lãnh cơm, ông rề rà ở nhà bếp khoe với mọi người đứa con mình thế này thế nọ… Ông quên hẳn chuyện đưa đứa nhỏ đi tìm cha nó chăng? Không, ông không quên. Ban đêm ông vẫn nằm thao thức tính đến chuyện đường đi nước bước, phải tìm đến chỗ nào gặp đơn vị nào. Nhưng ban ngày ông chỉ tính chuyện hiện tại. Phải lo cho nó đi học, tìm nhà riêng cho nó, chọn cho nó một nghề sống về sau này… Chắc cha thật nó cũng muốn như vậy. (Lược phần sau: Khi đứa con học xong, có nghề nghiệp ổn định và chuẩn bị cưới vợ, ông Tám Khoa quyết định đi tìm cha ruột cho nó. Gặp cha ruột của con, ông biết chính người con nuôi cũng đã biết sự thật. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Hai người cha vui mừng cùng chuẩn bị làm đám cưới cho người con) (Trích Hai người cha, Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo, NXB Văn học, 2012)* Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh năm 1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Lê Văn Thảo là một mẫu nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, gan dạ dũng cảm như một chiến sĩ thực thụ với tư cách phóng viên mặt trận. Trải nghiệm chiến tranh, trải nghiệm cuộc sống với tất cả những bi tráng hào hùng thấm sâu vào máu thịt tâm hồn. Ông đã từng đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, 2007, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, 2012 cho các tác phẩm Con đường xuyên rừng, Tuyển tập truyện ngắn. Lê Văn Thảo đã góp phần lớn cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại kể cả tới sau này trong nhiều sự kiện hội nhập thế giới. Đặc biệt, ông được coi là người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển văn học Thành phố Hồ Chí Minh kể cả tới thời kỳ mở cửa sau này.


0