K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Đây là một lời nhắn gửi sâu sắc về ý nghĩa của sự kiên trì, bền bỉ trong cuộc sống. Em hoàn toàn đồng tình với nội dung của câu tục ngữ này, bởi lẽ nó khẳng định rằng nếu con người biết cố gắng, nỗ lực không ngừng thì dù khó khăn đến đâu cũng có thể thành công.

Hình ảnh “mài sắt nên kim” là một hình ảnh ví von rất sinh động và gần gũi. Một thanh sắt to lớn, nếu kiên trì mài giũa từng chút một thì cuối cùng cũng có thể trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua đó, ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng: trên con đường học tập và làm việc, không có gì là không thể đạt được nếu chúng ta bền lòng, bền chí. Dù có thông minh hay không, tài giỏi hay không, điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực mỗi ngày.

Trong học tập, có những bạn ban đầu học yếu, nhưng nhờ chăm chỉ, không ngại khó, các bạn đã tiến bộ rõ rệt. Trong khi đó, một số bạn chủ quan, lười biếng thì lại dần tụt lại phía sau. Nhìn rộng ra trong cuộc sống, rất nhiều người thành công không phải vì họ giỏi hơn người khác mà vì họ không bao giờ bỏ cuộc trước những thử thách.

Bản thân em cũng từng gặp nhiều khó khăn khi học một số môn, nhưng nhờ kiên trì luyện tập, hỏi thầy cô và bạn bè, em đã hiểu bài và đạt kết quả tốt hơn. Điều đó giúp em càng tin tưởng rằng sự chăm chỉ luôn mang lại trái ngọt.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một bài học quý giá, nhắc nhở chúng ta phải kiên trì, bền bỉ trong mọi việc. Thành công không đến trong ngày một ngày hai, mà là kết quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ. Mỗi người học sinh chúng ta hãy luôn ghi nhớ và thực hành theo lời dạy sâu sắc ấy.

Tham khảo

19 tháng 7

Nền văn học nước ta rất phong phú với nhiều câu ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại cho các thế hệ sau. Những câu tục ngữ ấy không chỉ đúc kết kinh nghiệm sống mà còn dạy cho con cháu những bài học quý giá. Một trong những bài học sâu sắc về sự kiên trì, bền bỉ được thể hiện qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh “sắt” – một vật dụng thô cứng, to lớn – và “kim” – một vật nhỏ bé, tinh xảo – để nhấn mạnh rằng: Chỉ cần con người có sự kiên nhẫn, chăm chỉ thì những công việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ đạt được thành công. Quá trình mài sắt thành kim đòi hỏi thời gian dài và sự nhẫn nại, cũng giống như trong cuộc sống, không có thành quả nào đến dễ dàng nếu thiếu sự cố gắng bền bỉ.

Trong cuộc sống, không phải mọi thứ đều tự nhiên mà có, tất cả đều là kết quả của quá trình lao động và rèn luyện không ngừng. Mỗi người đều có những mục tiêu, ước mơ riêng và để thực hiện chúng, ta cần phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Từ xa xưa, nhân dân ta đã giữ gìn và phát huy đức tính kiên trì này. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chính nhờ lòng quyết tâm và tinh thần bất khuất mà dân tộc ta đã giành lại độc lập, tự do. Không có thành công nào mà không trải qua gian khổ, không một chiến thắng nào mà không cần đến lòng kiên trì, bền bỉ.

Quan trọng nhất là con người có đủ ý chí và quyết tâm để vượt qua thử thách hay không. Hiểu được điều đó, từ bao đời nay, ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” Bài học này vẫn luôn giữ nguyên giá trị trong xã hội hiện đại. Là học sinh, chúng ta phải trải qua hơn mười năm miệt mài học tập mới có đủ kiến thức và kỹ năng bước vào cuộc sống. Trên hành trình ấy, thầy cô là người truyền đạt tri thức, nhưng chính mỗi người cần phải chủ động học hỏi, chăm chỉ rèn luyện để thành công.

Không chỉ trong học tập, sự kiên trì còn là yếu tố quan trọng trong công việc và cuộc sống. Một người thợ muốn trở thành bậc thầy trong nghề phải trải qua nhiều năm tháng lao động chăm chỉ, rèn luyện tay nghề. Những lần thất bại không phải là dấu chấm hết mà là bài học kinh nghiệm giúp ta hoàn thiện hơn. “Thất bại là mẹ thành công” – mỗi lần vấp ngã là một cơ hội để chúng ta học hỏi và tiến gần hơn đến thành quả.

Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là cố chấp làm mà không có phương hướng. Chúng ta cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng và tìm phương pháp phù hợp để đạt được những điều mình mong muốn. Không ai có thể thành công chỉ sau một đêm – mọi thành quả đều là kết tinh của cả quá trình rèn luyện gian khổ. Tương lai luôn ở phía trước, nhưng muốn gặt hái thành công, chúng ta phải bắt đầu từ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa về sự kiên trì và nỗ lực trong cuộc sống. Đây là lời khuyên chân thành, sâu sắc, nhắc nhở chúng ta không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu của mình. Mỗi người hãy lấy câu tục ngữ làm phương châm sống, luôn kiên trì phấn đấu để trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn.

Câu 1:

  • Biện pháp tu từ:
    • So sánh: “Những ngôi sao thức” được so sánh với mẹ thức khuya vì con.
    • Ẩn dụ: “Mẹ là ngọn gió” — mẹ được ví như ngọn gió nhẹ nhàng, che chở suốt đời.
  • Tác dụng:
    • Làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng, tình yêu bao la của mẹ dành cho con.
    • Gợi lên hình ảnh ấm áp, sự che chở dịu dàng của mẹ, tạo cảm xúc sâu sắc cho người đọc.
    • Câu 2:
    • Biện pháp tu từ:
      • Ẩn dụ: “Khu vườn là món quà bất tận” — khu vườn được coi như món quà vô giá và không bao giờ cạn.
    • Tác dụng:
      • Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc của tác giả với khu vườn.
      • Nhấn mạnh giá trị tinh thần và vẻ đẹp thiên nhiên mà khu vườn mang lại cho người nói.
18 tháng 7
  1. 1. So sánh:
    • "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con": So sánh sự thức khuya của những ngôi sao với sự thức khuya của mẹ để nhấn mạnh sự hi sinh của mẹ lớn hơn, vô bờ bến hơn.
    • "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời": So sánh "mẹ" với "ngọn gió" để diễn tả sự che chở, bảo vệ, mang lại sự bình yên, mát mẻ cho con.
  2. 2. Nhân hóa:
    • "Những ngôi sao thức": Gán cho ngôi sao khả năng thức, như một con người, để tăng tính biểu cảm và làm nổi bật sự thức của mẹ.
    • "Mẹ là ngọn gió": Gán cho mẹ khả năng như một ngọn gió, mang lại sự che chở, xoa dịu cho con. 
Tác dụng:
  • Nâng cao giá trị biểu cảm: Biện pháp so sánh và nhân hóa giúp cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc yêu thương, biết ơn sâu sắc.
  • Làm nổi bật hình tượng người mẹ: Hình ảnh người mẹ được khắc họa vừa cao cả, vừa gần gũi, thân thương, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến và sự hy sinh thầm lặng.
  • Tăng tính nghệ thuật: Các biện pháp tu từ làm cho câu thơ trở nên hấp dẫn, có giá trị thẩm mỹ cao. Câu "Khu vườn là món quà bất tận của tôi" Trong câu này, có biện pháp tu từ là ẩn dụ. Khu vườn được ví như "món quà bất tận" để chỉ ra giá trị tinh thần to lớn mà khu vườn mang lại, đó không chỉ là vật chất mà còn là niềm vui, sự thư thái, nguồn cảm hứng bất tận cho tác giả. Món quà này không bao giờ hết giá trị, luôn hiện hữu và mang lại những điều tốt đẹp cho người sở hữu.
18 tháng 7

Tác phẩm được ghi nhận là lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam sử dụng kết cấu theo quy luật tâm lý thay vì cấu trúc chương hồi truyền thống là tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách

18 tháng 7

Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng (sai thì thôi mik xin lỗi)


My smartphone is an essential part of my daily routine. I mostly use it for communication, texting friends and family, and making calls throughout the day. It’s also my main tool for accessing information, whether it’s checking the weather, reading news, or finding directions. I probably use it dozens of times an hour for various quick tasks.

I believe smartphones will evolve dramatically in the future. Instead of handheld devices, they might transform into more integrated technologies like smart glasses or even subtle implants. The focus will shift towards seamless interaction and augmented reality, making our digital and physical worlds blend even more effortlessly. Their form may change, but their central role in our lives will undoubtedly remain.

16 tháng 7
  • Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: miêu tảliệt kê.
  • Tác dụng:
    - Biện pháp miêu tả giúp khắc họa rõ hình ảnh người ăn xin già yếu, tội nghiệp (đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi), từ đó gợi lên sự thương cảm, xót xa trong lòng người đọc.
    - Biện pháp liệt kê (túi nọ, túi kia; không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết) làm nổi bật hoàn cảnh khó khăn, bối rối của nhân vật “tôi” khi không có gì để giúp đỡ, đồng thời thể hiện sự chân thật và xúc động của câu chuyện.

Kết luận: Các biện pháp tu từ trên góp phần bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu thương, đồng cảm giữa con người với con người trong hoàn cảnh khốn khó.

(Tóm tắt phần đầu: Từ Nhị Khanh vốn con nhà nghèo, kết duyên cùng Phùng Trọng Quỳ, con quan Thiêm thư giàu có. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng biết cư xử rất khéo, được mọi người ta khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Trọng Quỳ cùng cha vào vùng đất Nghệ An cai trị 6 năm trời không...
Đọc tiếp

(Tóm tắt phần đầu: Từ Nhị Khanh vốn con nhà nghèo, kết duyên cùng Phùng Trọng Quỳ, con quan Thiêm thư giàu có. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng biết cư xử rất khéo, được mọi người ta khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Trọng Quỳ cùng cha vào vùng đất Nghệ An cai trị 6 năm trời không tin tức gì, Nhị Khanh ở nhà thủ tiết chờ chồng, “quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác”. Sau Nhị Khanh nhờ người bõ già lặn lội vào tận Nghệ An hỏi thăm tin tức mới hay cha chồng đã mất được mấy năm rồi, vì Trọng Quỳ ham chơi nên gia sản sạch sành sanh. Trọng Quỳ về đến nhà, vợ chồng mừng rỡ, cùng trông nhau mà khóc.)

Song Phùng sinh vì quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đâu đóng đấy, hằng ngày cùng người lái buôn là Đỗ Tam bê tha lêu lổng. Sinh thì thích Đỗ có tiền nhiều. Đỗ thì ham sinh có vợ đẹp. Những khi uống rượu với nhau rồi đánh bạc, Đỗ thường lấy lợi nhử sinh. Sinh đánh lần nào cũng được, thấy kiếm tiền dễ như thò tay vào túi mình lấy đồ vật vậy. Nhị Khanh vẫn răn bảo rằng:

- Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem.

Sinh không nghe. Một hôm sinh cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và đòi sinh đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mui vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ.

Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng:

- Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của

người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc.

Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng:

- Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, còn đoái thu đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chàng xưa nay. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút.

Đỗ cả mừng, rót đầy một chén rượu xà cừ đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:

- Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi.

Nói xong, lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà chết.

Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế vợ.

(Lược dẫn: Sau khi vợ chết, Trọng Quỳ hối hận vô cùng. Nhị Khanh sau khi chết được Thượng đế thương là oan uổng nên cho coi giữ sổ sách ở tòa đền Trưng Vương. Một hôm đi đường xa, Trọng Quỳ ngủ dưới gốc cây thì được Nhị Khanh báo mộng, hẹn gặp ở đền Trưng Vương. Trọng Quỳ đúng hẹn đến trước đền, đợi từ chiều tà đến nửa đêm thì Nhị Khanh xuất hiện).

Nhị Khanh nói:

- Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút.

Bèn dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ. Khi nói đến việc hiện thời, Nhị Khanh chau mày:

- Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người trồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam

xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát.

Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất.

Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.

(Trích Người nghĩa phụ Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 242 – 250)

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào?

Câu 2. Lí do nào khiến Nhị Khanh tìm đến cái chết?

Câu 3. Từ Hán Việt nào có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố in đậm trong câu sau: “Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng...”

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản trên.

Câu 5. Từ số phận của nàng Nhị Khanh trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về nguyên nhân gây ra những bất hạnh cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?

II. PHẦN VIẾT (6 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn 200 chữ phân tích nhân vật Nhị Khanh

Câu 2: Viết bài văn khoảng 600 chữ giải quyết vấn nạn nguồn nước bị ô nhiễm hiện nay.

1
15 tháng 7

bài này hơi khó nha bn

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
12 tháng 7

TK: "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một câu tục ngữ sâu sắc của người Việt, truyền tải một triết lý sống cao đẹp về phẩm giá con người. Em hoàn toàn tán thành với câu tục ngữ này bởi nó đề cao giá trị của sự tự trọng, tinh thần vượt khó và sự giữ gìn bản thân ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất

Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần nói về việc giữ gìn vệ sinh thân thể hay sự chỉnh tề về bề ngoài. "Sạch" và "thơm" ở đây mang ý nghĩa rộng hơn, tượng trưng cho sự trong sạch về nhân cách, đạo đức và sự giữ gìn lòng tự trọng. Dù cuộc sống có nghèo khó đến mấy ("đói", "rách"), con người vẫn phải giữ được sự thanh cao trong tâm hồn, không vì miếng cơm manh áo mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi của mình.

Hình ảnh hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là một minh chứng sống động cho tinh thần này. Dù sống trong môi trường khắc nghiệt, sen vẫn vươn lên khoe sắc và tỏa hương. Con người cũng vậy, dù đối mặt với cảnh "đói" hay "rách", vẫn có thể giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, một nhân cách đáng quý.

Khi ta giữ được sự "sạch" và "thơm" trong mọi hoàn cảnh, đó chính là biểu hiện của một tinh thần lạc quan và lòng tự trọng sâu sắc. Người có tự trọng sẽ không dễ dàng cúi mình trước khó khăn, không vì nghèo túng mà làm những điều sai trái. Họ hiểu rằng giá trị của một con người không nằm ở sự giàu sang vật chất mà ở sự trong sạch của tâm hồn.

Việc giữ gìn bản thân, dù là bề ngoài tươm tất hay nội tâm trong sáng, cũng thể hiện sự tôn trọng đối với chính mình và những người xung quanh. Một người dù "rách" áo nhưng vẫn "thơm" về nhân cách sẽ luôn được mọi người quý mến, nể trọng. Ngược lại, dù giàu sang phú quý nhưng nhân cách vẩn đục thì khó lòng nhận được sự kính trọng thực sự

Trong xã hội hiện đại, khi mà vật chất đôi khi được đề cao quá mức, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" càng trở nên ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù chạy theo những mục tiêu vật chất, đừng bao giờ quên đi việc giữ gìn những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Áp lực cuộc sống có thể khiến con người dễ dàng sa ngã, nhưng nếu luôn khắc ghi câu tục ngữ này, ta sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua cám dỗ và sống một cuộc đời có ý nghĩa.

12 tháng 7

 "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một câu tục ngữ sâu sắc của người Việt, truyền tải một triết lý sống cao đẹp về phẩm giá con người. Em hoàn toàn tán thành với câu tục ngữ này bởi nó đề cao giá trị của sự tự trọng, tinh thần vượt khó và sự giữ gìn bản thân ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất

Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần nói về việc giữ gìn vệ sinh thân thể hay sự chỉnh tề về bề ngoài. "Sạch" và "thơm" ở đây mang ý nghĩa rộng hơn, tượng trưng cho sự trong sạch về nhân cách, đạo đức và sự giữ gìn lòng tự trọng. Dù cuộc sống có nghèo khó đến mấy ("đói", "rách"), con người vẫn phải giữ được sự thanh cao trong tâm hồn, không vì miếng cơm manh áo mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi của mình.

Hình ảnh hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là một minh chứng sống động cho tinh thần này. Dù sống trong môi trường khắc nghiệt, sen vẫn vươn lên khoe sắc và tỏa hương. Con người cũng vậy, dù đối mặt với cảnh "đói" hay "rách", vẫn có thể giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, một nhân cách đáng quý.

Khi ta giữ được sự "sạch" và "thơm" trong mọi hoàn cảnh, đó chính là biểu hiện của một tinh thần lạc quan và lòng tự trọng sâu sắc. Người có tự trọng sẽ không dễ dàng cúi mình trước khó khăn, không vì nghèo túng mà làm những điều sai trái. Họ hiểu rằng giá trị của một con người không nằm ở sự giàu sang vật chất mà ở sự trong sạch của tâm hồn.

Việc giữ gìn bản thân, dù là bề ngoài tươm tất hay nội tâm trong sáng, cũng thể hiện sự tôn trọng đối với chính mình và những người xung quanh. Một người dù "rách" áo nhưng vẫn "thơm" về nhân cách sẽ luôn được mọi người quý mến, nể trọng. Ngược lại, dù giàu sang phú quý nhưng nhân cách vẩn đục thì khó lòng nhận được sự kính trọng thực sự

Trong xã hội hiện đại, khi mà vật chất đôi khi được đề cao quá mức, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" càng trở nên ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù chạy theo những mục tiêu vật chất, đừng bao giờ quên đi việc giữ gìn những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Áp lực cuộc sống có thể khiến con người dễ dàng sa ngã, nhưng nếu luôn khắc ghi câu tục ngữ này, ta sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua cám dỗ và sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Ý kiến "đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó" rất đúng với hai khổ đầu bài "Thời nắng xanh" của Trương Nam Hương.

Trong khổ thơ đầu, tác giả vẽ nên bức tranh về tình cha mẹ giản dị nhưng sâu nặng. Hình ảnh người mẹ "giặt áo bên sông" và cha "gánh vầu qua đồi" không chỉ là hành động mưu sinh mà còn là sự tảo tần, hy sinh vì con. Ta cảm nhận được tình yêu thương thầm lặng, sự lo toan cho cuộc sống và những "chiêm bao" ấm no mà cha mẹ dành cho con cái.

Sang khổ thứ hai, "tình người" mở rộng ra tình quê hương và tuổi thơ. "Lũy tre làng", "cánh đồng", "tiếng trâu về" gợi lên không gian làng quê thân thuộc, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Tiếng "mẹ gọi con ơi ra múc nước" là âm thanh của sự quan tâm, chăm sóc. "Cánh diều no gió" không chỉ là trò chơi mà còn là ước mơ, khao khát được bay cao, được nuôi dưỡng từ tình cảm gia đình và làng xóm.

Tóm lại, qua những câu thơ mộc mạc, Trương Nam Hương đã gửi gắm những "tình người" ấm áp và sâu sắc: tình mẹ cha, tình yêu quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo. Người đọc không chỉ thấy câu chữ mà còn cảm nhận rõ những rung động chân thành từ trái tim thi sĩ.

10 tháng 7

Âm nhạc giúp đầu óc tỉnh táo - Âm nhạc và video trị liệu giúp chữa lành mọi bệnh tật chỉ trong 10 phút mỗi ngày, âm nhạc thiền, âm nhạc giảm stress, âm nhạc hỗ trợ giấc ngủ, âm nhạc giảm stress.

10 tháng 7

Âm nhạc giúp đầu óc tỉnh táo - Âm nhạc và video trị liệu giúp chữa lành mọi bệnh tật chỉ trong 10 phút mỗi ngày, âm nhạc thiền, âm nhạc giảm stress, âm nhạc hỗ trợ giấc ngủ, âm nhạc giảm stress.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 tháng 7

- dòng thơ có biện pháp tu từ liệt kê:

+ Dang Tay đón gió, gật đầu gọi trăng

+ Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

- Tác dụng:

+ Miêu tả cụ thể, chi tiết

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ Nhấn mạnh đặc điểm nổi bật

+ tạo nhịp điệu cho câu thơ