K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau: Tóm tắt bối cảnh: Thùy và Hà là chị em họ. Hà là học sinh giỏi văn. Dù Thùy không đồng ý, ba mẹ vẫn quyết định chuyển trường cho Thùy, đến học chung với Hà. 3. Mẹ hỏi: “Sao không rủ em Hà đi học cho vui?”. Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: “Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!”. Nó tự nhủ: “Dở quá, từ đầu năm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

Tóm tắt bối cảnh: Thùy và Hà là chị em họ. Hà là học sinh giỏi văn. Dù Thùy không đồng ý, ba mẹ vẫn quyết định chuyển trường cho Thùy, đến học chung với Hà.

3. Mẹ hỏi: “Sao không rủ em Hà đi học cho vui?”. Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: “Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!”. Nó tự nhủ: “Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!”. Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: “Chắc chúng nó gần nhà!” rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen, bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: “Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!”. Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: “Thùy làm đấy à?”. Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: “Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: “Rảnh thì làm!". Nó muốn nói thêm: “Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

4. Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà. Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: “Tụi này vui thật!”. Buổi sáng, các dì, cậu khen: “Thuỳ thật là chăm!”. Mẹ bảo: “Ui! lười học lắm!”. Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: “Con lười học hồi nào!”. Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: “Hỗn! Không được cãi người lớn!”. Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: “Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào...”. Mọi người lại khen với nhau: “Người lớn ghê!”. Hà đứng xa xa, hỏi: “Chị Thùy có cần gì không, em phụ?”. Thùy bảo: “Không! Xong hết rồi!”. Hà lên nhà trên, các dì, chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: “Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!”. Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: “Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?” – “Con không nghĩ gì cả”. Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

5. Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình. Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: “Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!” nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!”. Mẹ bảo: “Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!”.

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: “Hằng ngày em làm gì?” chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe loăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: “Mày quên tao.” mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!

(Trích Chị em họ, Phan Thị Vàng Anh, in trong Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, NXB Trẻ, 2012, tr. 138-141)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra nhân vật trung tâm của câu chuyện.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong ở lời kể: Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: “Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!”.

Câu 3 (1,0 điểm): Câu nói của Hà: “Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!” khi Thuỳ trực lớp phản ánh điều gì ở nhân vật Hà?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu tác dụng nghệ thuật của các câu hỏi đặt ra trong phần trích: Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi?

Câu 5 (1,0 điểm): Giả sử cần rút ra một bài học có ý nghĩa từ đoạn trích thì anh/ chị rút ra bài học gì?

0
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm): Nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết Suối nguồn (tác giả Ayn Rand, NXB Trẻ, 2010) đã nói: Em không đứng ở điểm cuối của bất kì truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống. Là một người trẻ, anh/chị có suy nghĩ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm):

Nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết Suối nguồn (tác giả Ayn Rand, NXB Trẻ, 2010) đã nói: Em không đứng ở điểm cuối của bất kì truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống.

Là một người trẻ, anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm được thể hiện ở câu nói trên?

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trả lời cho câu hỏi đó.

Chú thích: Nguyễn Phong Việt sinh năm 1980 tại Phú Yên, là nhà báo, nhà thơ có nhiều tập thơ tạo nên hiện tượng xuất bản, được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Anh đã ba lần đạt được giải “Bút mới” của báo Tuổi trẻ. Thơ của Nguyễn Phong Việt như những lời thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng lại làm cho độc giả cảm nhận được rất nhiều điều về cuộc sống, về tình yêu cũng như những vấn đề trong đời sống con người.

0
5 tháng 5

Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân tạ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.

5 tháng 5

Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặc lớn của lịch sử dân tộc vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặc lớn của lịch sử dân tộc, đã khép lại thời kì hơn 1 nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang lịch sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.

Nếu đúng nhớ tick cho mình nha!

Đọc bài thơ sau:Bầy chim sẻ có nhìn thấy tôi không?Nguyễn Phong ViệtBầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng và chở đi trên phốcứ ríu rít kêu mãi không thôiTôi đi trong dòng ngườiliếc ngang liếc dọcnhìn những con chim sẻ thất thần, rụng lông, ngơ ngácrồi nhìn ra chung quanh… Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanhmột điều nghịch lýbạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

Bầy chim sẻ có nhìn thấy tôi không?

Nguyễn Phong Việt

Bầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng và chở đi trên phố

cứ ríu rít kêu mãi không thôi

Tôi đi trong dòng người

liếc ngang liếc dọc

nhìn những con chim sẻ thất thần, rụng lông, ngơ ngác

rồi nhìn ra chung quanh…

 

Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanh

một điều nghịch lý

bạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách mình nghĩ

một điều bình thường?

 

Rồi những con chim sẻ sẽ được phóng sinh

một người đi bên cạnh tôi bảo thế

cuộc đời mà lẽ ra nó được hưởng với mây, mưa và gió…

chẳng cần đợi một bàn tay cứu rỗi nào

 

Bầy chim sẻ bị nhốt trong chiếc lồng

có nhìn thấy được tôi đâu?

(Theo Văn học và Tuổi trẻ, số 2 năm 2013, tr.51)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Điều nghịch lý nào được đề cập đến trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của hình tượng chiếc lồng trong bài thơ.

Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày tác dụng của nghệ thuật đối trong những câu thơ sau:

Những con chim sẻ không được bay trong bầu trời xanh

một điều nghịch lý

bạn bè tôi nhiều khi phải sống không theo cách mình nghĩ

một điều bình thường?

Câu 5 (1,0 điểm): Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh/chị? Vì sao?

0
Đọc đoạn trích sau: Thưa mẹ!Con về với mẹ đâyNhững ngọn gió thổi qua vườn cuối hạLá xôn xao những cánh thư thầm Chiến tranh đã tắt cuối con đườngCau vẫn rụng vào những chiều thương nhớBầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nởCon đã về, mẹ có thấy con không Cỏ đã lên mầm trên những hố bomÔi Tổ quốc lại một lần đứng dậyGió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹNước mắt đầy trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

Thưa mẹ!

Con về với mẹ đây

Những ngọn gió thổi qua vườn cuối hạ

Lá xôn xao những cánh thư thầm

 

Chiến tranh đã tắt cuối con đường

Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ

Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở

Con đã về, mẹ có thấy con không

 

Cỏ đã lên mầm trên những hố bom

Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy

Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ

Nước mắt đầy trên những vết nhăn

 

Con đã về với mẹ, chiều nay

Mà mẹ không nhìn thấy

Con mèo thay con thức cùng với mẹ

Lặng im theo bóng mẹ lưng còng

 

Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin

Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc

Khi gió thổi là con tỉnh giấc

Theo đường gió con về ngắm mẹ sau lưng.

(Trích Thư gửi mẹ – Nguyễn Quang Thiều, in trong Những mảnh ghép của huyền thoại, Nguyễn Thanh Tâm tuyển chọn, NXB Văn học, 2024, tr.367)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Trong cảm nhận của người con, người mẹ hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về nội dung của khổ thơ sau?

Chiến tranh đã tắt cuối con đường

Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ

Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở

Con đã về, mẹ có thấy con không.

Câu 4. Trình bày hiệu quả của yếu tố tượng trưng trong hai câu thơ sau:

Cỏ đã lên mầm trên những hố bom

Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy

Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của hòa bình trong cuộc sống hôm nay (trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

0
5 tháng 5

Bài làm

Đọc bài thơ " Lượm " của tác giả Tố Hữu em rất ấn tượng với nhân vật Lượm người liên lạc nhỏ. Hình ảnh cậu bé liên lạc nhỏ hiện lên với vẻ hồn nhiên, ngây thơ. Dáng người chú nhỏ bé, chiếc mũ ca nô đội lệch trên đầu và dáng vẻ rất hoạt bát, nhanh nhẹn. Tác giả đã dùng các từ láy như : " loắt choắt ", " xinh xinh ", " thoăn thoắt", " nghênh nghênh " cộng thêm điệp từ " cái " đã nói lên bức chân dung này. Dù vẫn chỉ ở độ tuổi 12, nhưng Lượm vẫn giữ được tinh thần dũng cảm, yêu nước sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ này đã được giao cho chú. Giữa mặt trận khốc liệt " đạn bay vèo vèo" nhưng điều đó cũng chẳng thể làm gì để khiến chú sợ hãi. Chú vẫn ung dung cầm lá thư " Thượng khẩn " đang cần được đưa đến tay người nhận. Em vô cùng ngưỡng mộ Lượm trước sự dũng cảm, yêu nước và ý chí kiên cường lớn lao đã cho thấy Lượm là người có trách nghiệm và tham gia cuộc chống quân địch của thực dân Pháp đã càn quét. Nhưng rồi người liên lạc nhỏ của chúng ta đã bị trúng đạn và ngã xuống cánh đồng thơm mùi sữa khi đang làm nhiệm vụ đưa thư " Thượng khẩn ". Đây có lẽ chính là hình ảnh đẹp khi Lượm ngã xuống cánh đồng thơm ngào ngạt mùi sữa. Em nghĩ mẹ thiên nhiên có thể sẽ động lòng và dang rộng đôi tay ôm lấy Lượm vào lòng. Đọc xong bài thơ này em cũng rất cảm động trước sự dũng cảm, yêu nước và ý chí kiên cường đã trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo. Em mong rằng mọi người sẽ luôn học hỏi tấm gương sáng này của " Lượm " người liên lạc nhỏ tuổi của chúng ta.

Mình tự làm á! Nhớ tick cho mình nha!



Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.Câu 2 (4,0 điểm).Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:“Khi tôi vun trồng xanh những ước mơMẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặnLội dòng sông tát ánh trăng chống hạnCây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa. […] Cơn gió...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm).

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Khi tôi vun trồng xanh những ước mơ

Mẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặn

Lội dòng sông tát ánh trăng chống hạn

Cây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa.

 

[…] Cơn gió Lào cho mắt mẹ âu lo

Cỏ dại mọc tràn bờ xôi, ruộng mật

Đám lá lúa cứa nóng bừng da mặt

Ngọn cỏ gừng đâm nhói những bước chân.

 

[…] Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ

Mẹ đã gieo hi vọng ở trên đồng

Chợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụ

Hạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông.

(Trích “Mẹ và cánh đồng” – Trần Văn Lợi, “Miền gió cát”, NXB Thanh niên, 2000)

Chú thích: Nhà giáo, nhà thơ Trần Văn Lợi sinh năm 1976 tại Nam Định, hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Với niềm đam mê sáng tạo văn chương, ông không chỉ nổi vật trong lĩnh vực thơ ca mà còn sáng tác nhiều truyện ngắn, tản văn và nghiên cứu phê bình sâu sắc. Thơ Trần Văn Lợi giống tư chất của ông ngoài đời: chân thành, giản dị, trầm lắng mà đằm sâu, tha thiết, thể hiện một tâm hồn phong phú, luôn gắn bó sâu sắc với làng quê, với những con người thân thuộc trong cuộc sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: “Miền gió cát” (2000); “Lật mùa” (2005); “Bàn tay châu thổ” (2010); “Đã như là hoá thạch những mồ hôi” (2019); “Qua những mùa trăng” (2015) và “Mùa hoa xoan tím” (2016).

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“… Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hi vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

… Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hi vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ ước mà thôi.

Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả. Chỉ có thể đi lên bằng đôi chân và sức lực của chính mình. Đừng ảo tưởng sẽ có con đường đi tắt, đừng ảo tưởng sẽ có thủ đoạn chớp cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực. Phương pháp tốt nhất thực hiện giấc mơ là tiến từng bước, từng bước chắc chắn như con ốc sên trên con đường thực hiện giấc mơ.

Có lẽ các bạn trẻ sẽ kêu lên rằng: “Bước từng bước như lời ông khuyên thì có mất cả đời cũng chưa chắc đã đi hết một con đường.”. […] Trên thực tế, quá trình tích tụ từng bước, từng bước sẽ tạo ra hiệu quả cấp số nhân như thể có phép thần vậy. Chính những nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thấy nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới. Đó là phương pháp để biến giấc mơ trong học tập, trong thể thao hay trong công việc thành hiện thực.

(Trích “Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực”, Inamori Kazuo, dịch giả Phạm Hữu Lợi, NXB Trẻ 2023, tr.94,95)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, những nỗ lực âm thầm sẽ mang lại điều gì trong cuộc đời con người?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả.”?

Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Chính những thành quả nhỏ nhoi sinh ra nhờ nỗ lực âm thầm mỗi ngày sẽ kéo theo những thành quả và nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thất nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới.”.

Câu 5 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

0