K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II – KHTN 9HÓA HỌCNội dung ôn tập1. Tính chất chung của kim loại2. Dây hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại3. Giới thiệu về hợp kimCâu 1. Tính chất vật lí của kim loại:A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.B. Tính cứng, dẫn nhiệt kém.C. Tính rắn chắc, dẫn điện tốt.D. Tính bền.Câu 2. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?A....
Đọc tiếp


ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II – KHTN 9

HÓA HỌC

Nội dung ôn tập

1. Tính chất chung của kim loại

2. Dây hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

3. Giới thiệu về hợp kim

Câu 1. Tính chất vật lí của kim loại:

A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

B. Tính cứng, dẫn nhiệt kém.

C. Tính rắn chắc, dẫn điện tốt.

D. Tính bền.

Câu 2. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Âu

B. Với.

C. Fe.

Tiến sĩ Nông nghiệp

Câu 3. Gang là hợp kim của sắt với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,... trong đó hàm lượng carbon chiếm:

A. Từ 2% đến 6%.

B. Dưới 2%.

C. Từ 2% đến 5%.

D. Trên 6

Câu 4. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng carbon

chiếm:

A. Trên 2%

B. Dưới 2%

C. Tìừ 2% đến 5%

D. Trên 5%

Câu 5. Tính chất đặc trưng của duralumin là

A. nhẹ và bền.

B. dẻo và cứng.

C. khó bị gỉ.

D. dẫn điện tốt.

Câu 6. Tính chất đặc trưng của thép thường là

A. nhẹ và bền.

B. dẻo và cứng.

C. khó bị gỉ.

D. dẫn đien tốt.

A. nhẹ và bền.

Câu 7. Tính chất đặc trưng của inox là

A. nhẹ và bền.

B. độ cứng cao.

C. khó bị gỉ.

D. dẫn điện tốt.

Câu 8. Gang và thép là hợp kim của

A. nhôm với đồng.

C. carbon với silicon.

Câu 9. Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho K vào nước.

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho Zn vào dung dịch HCI.

B. độ cứng cao.

C. khó bị gỉ.

D. dẫn điện tốt.

B. sắt với carbon.

D. sắt với nhôm.

(d) Cho Mg vào dung dịch CuCl2.

(e) Cho Na vào nước.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

A.2.

B. 3.

C. 4.

D.5.


0
Câu 5 (0,5 điểm): Ghi lại những câu văn về những điều mẹ của Xu-di đã nói khi nghe cô bé chia sẻ về câu chuyện giữa cô và Pam.Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?Câu 7 (1,0 điểm): Em thích nhân vật nào? Vì sao?Câu 8 (1,0 điểm): Chỉ ra một câu ghép với các vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản trong bài đọc. Đặt một câu ghép khác có...
Đọc tiếp

Câu 5 (0,5 điểm): Ghi lại những câu văn về những điều mẹ của Xu-di đã nói khi nghe cô bé chia sẻ về câu chuyện giữa cô và Pam.

Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

Câu 7 (1,0 điểm): Em thích nhân vật nào? Vì sao?

Câu 8 (1,0 điểm): Chỉ ra một câu ghép với các vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản trong bài đọc. Đặt một câu ghép khác có chứa cặp quan hệ từ ấy.

Câu 9 (1,0 điểm): Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Giỏ hoa tháng Năm

     Với bọn trẻ chúng tôi, ngày lễ Mừng xuân vào tháng Năm là một ngày đặc biệt, một ngày ý nghĩa, một ngày tràn ngập niềm vui. Chúng tôi thường chuẩn bị những giỏ hoa nhỏ xinh, lén đặt trước cửa nhà bạn bè hoặc người quen. Sau khi gõ cửa, chúng tôi cười rúc rích, chạy đi thật nhanh và trốn ở một góc xa. Từ chỗ ẩn nấp, chúng tôi háo hức chờ đợi, ngắm nhìn chủ nhà mở cửa, cầm giỏ hoa lên với vẻ mặt ngạc nhiên xen lẫn thích thú.

     Tôi còn nhớ lễ Mừng xuân năm tôi học lớp Năm. Lúc đó, tôi đang giận Pam, cô bạn thân nhất của mình. Từ nhỏ Pam và tôi đã thân nhau như hình với bóng. Gần đây, một gia đình mới dọn đến thị trấn của chúng tôi và Pam đã kết thân với con gái của họ. Mặc dù chúng tôi vẫn chơi với nhau nhưng thời gian Pam dành cho tôi không còn nhiều như trước. Tôi cảm thấy như bị bỏ rơi. Giận Pam, tôi không chơi với bạn mấy ngày. Khi mẹ hỏi tôi có mang hoa cho Pam không, tôi trả lời: “Không bao giờ, mẹ ạ!”. Mẹ dừng tay làm bếp, ôm tôi và an ủi. Cơn tủi thân bỗng dâng lên và tôi oà khóc nức nở. Mẹ dịu dàng vuốt tóc và lau nước mắt cho tôi. Mẹ bảo càng lớn, chúng tôi sẽ càng có nhiều bạn. Những người bạn không thể chỉ chơi với một mình tôi. Và ngay cả tôi cũng không thể chỉ chơi với một người bạn.

     Cuối cùng, tôi cũng quyết định tặng Pam một giỏ hoa. Tôi chọn thật nhiều hoa màu vàng mà Pam yêu thích, rồi nhờ chị tôi đem đến nhà bạn. Từ chỗ nấp, tôi thấy Pam nâng giỏ hoa lên, dịu dàng áp mặt vào những bông hoa và nói to như để tôi nghe được: “Cảm ơn Xu-di, hi vọng cậu không còn giận mình!”.

     Lần ấy tôi học được rằng là bạn bè đích thực, ta sẽ đặt bạn trong tim nhưng không buộc họ luôn ở bên mình.


0
Help me please : 1. **In the context of the "Theory of Mind" and its relation to cognitive science, how would the ability to create and interpret complex mind maps correlate with one's capacity to understand other people's thoughts and perspectives?** - A) The ability to create mind maps has no effect on Theory of Mind, as it is purely a visual-spatial skill. - B) Creating mind maps enhances one's capacity for perspective-taking by organizing and structuring thoughts in a more complex...
Đọc tiếp

Help me please : 1. **In the context of the "Theory of Mind" and its relation to cognitive science, how would the ability to create and interpret complex mind maps correlate with one's capacity to understand other people's thoughts and perspectives?** - A) The ability to create mind maps has no effect on Theory of Mind, as it is purely a visual-spatial skill. - B) Creating mind maps enhances one's capacity for perspective-taking by organizing and structuring thoughts in a more complex manner. - C) Mind mapping hinders the development of Theory of Mind by focusing on individual thought processes, rather than social cognition. - D) Theory of Mind is unrelated to cognitive tools like mind maps, as it is purely based on social experience. - E) Mind mapping enhances social awareness by visualizing others' mental states and emotions through cognitive empathy. - F) Creating mind maps develops cognitive empathy by enabling better prediction of others' mental processes, leading to improved theory of mind.

0
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu?Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu?

Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen lười biếng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ mang lại lợi ích cho bản thân. Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác định những mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không hành động, bạn đã thất bại rồi. Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không là chủ được cuộc sống của mình đúng không? Cảm giác lo sợ nhắn nhủ bạn nên ngừng xem tivi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm một chương trình tivi nữa. Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. […] Chúng ta luôn luôn hành động theo hướng né tránh những gì chúng ta nhận thức là nỗi khổ, và tiến gần đến những gì chúng ta nhận thức là niềm vui […] Chất lượng công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn gắn liền nó với nỗi khổ hay niềm vui một cách có ý thức hay vô ý thức. Không có việc gì tự nó là khổ hay vui cả, mà chỉ vì chúng ta gắn việc đó với nỗi khổ hay niềm vui. Những học sinh giỏi biết cách gắn niềm vui vào việc học và nỗi khổ, nỗi lo sốt vó mỗi khi không đạt được kết quả như ý. Những học sinh này không bao giờ lười biếng trong học tập. Kết quả là họ luôn đạt điểm 9-10. Thay vào đó, những học sinh khác lại luôn có ý nghĩ rằng việc học rất cực khổ. Họ cảm thấy rất vui khi không phải học. Những học sinh này luôn lười biếng và không bao giờ hoàn thành kế hoạch để đạt được mục tiêu. Để vượt qua sự lười biếng, họ cố gắng thử tất cả mọi cách nhưng những cách này lại không giải quyết được tận gốc vấn đề. Trong tâm trí, họ vẫn gắn liền nỗi khổ với việc học, còn niềm vui với việc không phải học. Đây là lý do tại sao cho dù họ cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng như cũ. […]

(Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Chương 13- Động lực mạnh mẽ: Vượt qua sự lười biếng - Adam Khoo, tr 151-152)

Câu 1.Xác định thể loại và vấn đề cần bàn luận của đoạn trích trên.

Câu 2.  Trong đoạn trích trên, theo tác giả, thói quen lười biếng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta như thế nào?

Câu 3.  Tìm hai bằng chứng có trong đoạn trích trên.

Câu 4.  Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nói quá có trong câu in đậm.

Câu 5.  Từ vấn đề cần bàn luận được nêu ra trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân mình? Hãy viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu chia sẻ suy nghĩ của bản thân.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)        Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:                                                                          ĐỢI MẸ                                                                                                         (Vũ Quần...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

       Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

 

                                                                       ĐỢI MẸ 

                                                                                                       (Vũ Quần Phương)

                                       Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

                                       Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

 

                                       Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

                                       Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

 

                                       Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

                                       Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

 

                                       Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

                                       Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

 

                                       Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

                                       Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

                                                                                                29-11-1988

                                           (In trong thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Cách ngắt nhịp của bài thơ có đặc điểm gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Trong bài thơ, tác giả bộc lộ cảm xúc với đối tượng nào?

Câu 4. (0,5 điểm) Nhan đề của bài thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

Câu 5. (1,0 điểm) Xác định nghĩa của từ non trong câu thơ “Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non. Dựa vào đâu em xác định  được nghĩa của từ ấy?

Câu 6. (1,0 điểm) Từ tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân yêu trong gia đình? (trình bày khoảng 4 - 5 dòng)

II VIẾT (6,0 điểm)  

         Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người cha trong truyện ngụ ngôn sau:

 

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

          Một ông lão làm ruộng có bốn người con trai. Một hôm ông gọi cả bốn người lại trước một cái bàn, trên để một bó đũa và một túi bạc. Ông bảo rằng:

-  Hễ ai trong các con bẻ được bó đũa này thì ta cho túi bạc.

          Bốn người con mỗi người thử một lượt, không ai bẻ được.

Ông già bèn cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một, thì bẻ gãy như chơi. Các con nói rằng:

-  Nếu bẻ từng cái một, chẳng khó gì cả.

Người cha từ tốn bảo:

-  Này các con, bây giờ các con đã hiểu rằng: Muốn có sức mạnh phải đoàn kết. Khi ta chết rồi, các con phải nhớ đến chuyện bó đũa này. Các con phải thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau, thì mới đủ sức đối với người ngoài.

                                                  (Truyện ngụ ngôn Việt Nam - TruyenDanGian.Com)

0