K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN  Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp...
Đọc tiếp
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN 
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.  
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. 
                    (Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.) 
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm)Câu chuyện Con lừa và bác nông dân được kể theo ngôi thứ mấy?  
Câu 3 (0.5 điểm). Trong câu chuyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?  
Câu 4 (1.0 điểm). Xác định các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt.   
Câu 5 (0.5 điểm)Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?  
“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.”
Câu 6 (0.5 điểm). Vì sao bác nông dân quyết định không cứu chú lừa nữa?   
Câu 7 (0.5 điểm). Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?  
Câu 8 (2.0 điểm). Thông qua câu chuyện, chú lừa đã biết vượt lên hoàn cảnh của mình, là một người học sinh em sẽ làm gì nếu gặp những khó khăn, thử thách?  
(Trình bày dưới dạng một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu)


0
Đọc văn bản sau: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ(*) (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(1) Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương(2) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo(3) , Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(4) , Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt(5) , Nước còn cau mặt với tang thương(6) Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường(7) (Nguồn: Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ(*) (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(1) Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương(2) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo(3) , Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(4) , Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt(5) , Nước còn cau mặt với tang thương(6) Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường(7) (Nguồn: Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953) Chú thích: (*) Thăng Long là kinh đô nước ta từ đời nhà Lý đến đời nhà Lê, đến đời Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi ra tỉnh Hà Nội. Đi qua cố đô, Bà huyện Thanh Quan, đại biểu cho giai cấp sĩ phu Bắc Hà, bâng khuâng trước sự di đô đổi triều, đau lòng trước sự tang thương. (1) Hí trường: Sân khấu diễn tuồng. Ở đây dùng ví với cuộc đời, vì nối tiếp hết lớp này tiếp lớp khác, luôn biến đổi. (2) Tinh sương: Một năm, tinh là sao, mỗi năm di chuyển một vòng, sương theo thời tiết, mỗi năm giáng một lần. (3) Thu thảo: Cỏ mùa thu. (4) Tịch dương: Bóng mặt trời lúc chiều tà. (5) Tuế nguyệt: Năm tháng. (6) Tang thương: Do chữ "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành ruộng dâu), chỉ việc sự vật thay đổi. (7) Đoạn trường: Đau lòng đứt ruột. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những câu thơ nào gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa? Câu 2. Tìm 03 từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/ Nước còn cau mặt với tang thương". Câu 4. Nêu cảm nhận về tâm trạng của tác giả thể hiện trong văn bản. Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị của quá khứ?

0
Đọc văn bản sau: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ(*) (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(1) Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương(2) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo(3) , Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(4) , Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt(5) , Nước còn cau mặt với tang thương(6) Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường(7) (Nguồn: Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ(*) (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(1) Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương(2) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo(3) , Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(4) , Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt(5) , Nước còn cau mặt với tang thương(6) Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường(7) (Nguồn: Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953) Chú thích: (*) Thăng Long là kinh đô nước ta từ đời nhà Lý đến đời nhà Lê, đến đời Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi ra tỉnh Hà Nội. Đi qua cố đô, Bà huyện Thanh Quan, đại biểu cho giai cấp sĩ phu Bắc Hà, bâng khuâng trước sự di đô đổi triều, đau lòng trước sự tang thương. (1) Hí trường: Sân khấu diễn tuồng. Ở đây dùng ví với cuộc đời, vì nối tiếp hết lớp này tiếp lớp khác, luôn biến đổi. (2) Tinh sương: Một năm, tinh là sao, mỗi năm di chuyển một vòng, sương theo thời tiết, mỗi năm giáng một lần. (3) Thu thảo: Cỏ mùa thu. (4) Tịch dương: Bóng mặt trời lúc chiều tà. (5) Tuế nguyệt: Năm tháng. (6) Tang thương: Do chữ "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành ruộng dâu), chỉ việc sự vật thay đổi. (7) Đoạn trường: Đau lòng đứt ruột. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những câu thơ nào gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa? Câu 2. Tìm 03 từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/ Nước còn cau mặt với tang thương". Câu 4. Nêu cảm nhận về tâm trạng của tác giả thể hiện trong văn bản. Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị của quá khứ?

giúp tôi với

0