K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

Triệu Vân (chữ Hán: 趙雲, bính âm: Zhao Yun. 168?-229 [1]), tên tự là Tử Long (子龍), người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Ông cũng được Lưu Bị xem như "người anh em thứ tư" tiếp theo trong 3 anh em kết nghĩa tại vườn đào

Tuổi thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân sinh tại huyện Chân Định (正定县) thuộc quận Thường Sơn (常山郡, hiện nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông "cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt".

Năm 184, quân Khăn Vàng nổi dậy chống triều đình nhà Hán. Triệu Vân được người trong quận cử cầm quân đến gia nhập với tướng Công Tôn Toản để đánh dẹp.

Theo Công Tôn Toản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 191, liên minh chống Đổng Trác tan rã, các chư hầu quay sang đánh lẫn nhau. Viên Thiệu đoạt Ký châu của Hàn Phức, nhiều người đến quy phục. Nhưng Triệu Vân không đến theo Viên Thiệu, lại đến theo Công Tôn Toản. Ông theo Công Tôn Toản chinh chiến, trong đó có những trận đụng độ với Viên Thiệu.

Lưu Bị khi đó lực lượng còn mỏng, cũng đến nhờ Công Tôn Toản. Lưu Bị gặp Triệu Vân, rất quý mến ông và kết giao.

Năm 193, Công Tôn Toản giao tranh với Viên Thiệu, cử Điền Khải đi làm thứ sử Thanh châu để chống Viên Thiệu và sai Lưu Bị đi giúp Điền Khải. Triệu Vân cũng được cử đi tháp tùng.

Sau đó Triệu Vân trở về với Công Tôn Toản. Giữa lúc Công Tôn Toản và Viên Thiệu giao tranh ác liệt, anh cả của Triệu Vân qua đời, ông cáo từ Công Tôn Toản về quê để tang anh. Lưu Bị đoán Triệu Vân nhân dịp này sẽ đi luôn, nên tìm gặp ông và cầm tay hẹn ngày gặp lại.

Phò tá Lưu Bị[sửa | sửa mã nguồn]

Tập hợp lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 199, Công Tôn Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt và chiếm cứ U châu. Năm 200, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo ở Từ châu thua trận, chạy đến Ký châu nương nhờ. Triệu Vân đến tìm Lưu Bị, hai người cùng nhau lưu tại Nghiệp Thành (thủ phủ Ký châu). Triệu Vân theo lệnh của Lưu Bị, ngầm chiêu tập binh mã được vài trăm người, Viên Thiệu không hay biết.[2]

Ít lâu sau Viên Thiệu và Tào Tháo đánh lớn, Lưu Bị bỏ Viên Thiệu chạy về phía nam, gặp lại được hai người em bị lạc là Quan Vũ và Trương Phi, cùng về Kinh châu theo Lưu Biểu. Triệu Vân theo đi.

Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Triệu Vân và Lưu Bị chưa gặp lại nhau khi Lưu Bị còn ở chỗ Viên Thiệu. Hai người gặp lại nhau sau khi anh em Lưu Bị đã đoàn tụ sau thất bại Từ châu.

Trận Bác Vọng[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng trước năm 204,[3] Triệu Vân theo Lưu Bị khởi binh từ Tân Dã đi đánh Tào Tháo, qua Nam Dương và Bác Vọng, Trường Sơn (tức núi Phương Thành), sau đó đến huyện Diệp ở phía tây nam Hứa Xương. Tướng Tào trấn thủ huyện Diệp là Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm và Lý Điển. Lưu Bị đánh huyện Diệp không nổi phải rút lui.

Hạ Hầu Đôn mang quân truy kích, Lưu Bị đặt phục binh ở gò Bác Vọng. Triệu Vân tham chiến đánh bại Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm, bắt sống bộ tướng của Hạ Hầu Đôn là Hạ Hầu Lan. Hạ Hầu Đôn phải lui binh, còn Lưu Bị cũng không truy kích tiếp, rút về Tân Dã.

Tam quốc diễn nghĩa kể rằng trận Bác Vọng diễn ra năm 208 khi Tào Tháo nam chinh hạ Kinh châu, và đây chính là trận đầu tiên Gia Cát Lượng tham gia với tư cách quân sư trong quân Lưu Bị. mưu kế ở Bác Vọng do Gia Cát Lượng dàn trận.[3]

Hạ Hầu Lan vốn là người cùng làng với Triệu Vân, từ nhỏ là bạn ông, vì vậy ông xin với Lưu Bị tha chết cho Lan. Lưu Bị đồng ý. Triệu Vân tuy vì bạn xin hộ nhưng không coi Hạ Hầu Lan là người thân tín, mà nói rõ cho Lan biết nguyên tắc tiến cử việc trong quân. Mọi người đều xem trọng ông là người suy xét thận trọng.[4]

Hai lần đoạt lại A Đẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 208, Tào Tháo mang quân đánh chiếm Kinh châu. Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo ở Đương Dương, Tràng Bản bị thua lớn, bỏ chạy về phía nam. Quân dân Lưu Bị chạy tan tác. Trong lúc hoảng loạn nhiều người nói Triệu Vân đã bỏ sang hàng Tào nhưng Lưu Bị một mực tin tưởng ông.

Trong lúc đó Triệu Vân còn xông pha trận địa, cứu được mẹ con Cam phu nhân (vợ Lưu Bị) và con trai nhỏ của Lưu Bị là A Đẩu (tức Lưu Thiện) ra khỏi vòng vây chạy về với Lưu Bị. Lưu Bị vô cùng cảm kích, còn những người nghĩ sai về ông rất xấu hổ.[5]

Tam quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Người vợ đi theo trông coi A Đẩu lại không phải Cam phu nhân (mẹ đẻ A Đẩu) mà là My phu nhân (vợ cả Lưu Bị). My phu nhân trao A Đẩu cho Triệu Vân rồi tự sát để khỏi vướng chân ông. Sau đó, ông tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giết không biết bao nhiêu là kể. "Tháo nói: - Thực là hổ tướng, ta nên bắt sống lấy. Liền sai ngươi tế ngựa đi truyền báo cho các nơi rằng: - Triệu Vân đi đến đâu, không ai được bắn lén, chỉ cốt bắt sống thôi. Nhờ lệnh ấy, Triệu Vân thoát được nạn. Đó cũng là phúc của A Đẩu nữa."[6]

Một lúc lâu sau, Triệu Vân phá được vòng vây trở về gặp Lưu Bị. Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: "Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!". Trong trận đó, ông đã giết được 50 viên tướng Tào, chặt gãy 2 lá cờ to, lấy được gươm báu Thanh Công - Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí.

Triệu Vân được phong làm Nha môn tướng quân. Ông cùng các tướng của Lưu Bị tham gia liên minh với Tôn Quyền chống Tào Tháo, đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, sau đó đánh chiếm các quận phía nam Kinh châu. Ông được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm.

Triệu Phạm có người chị dâu họ Phàn, ở goá 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, nhưng ông không đồng ý. Sau này Triệu Phạm bỏ trốn, Triệu Vân không bị liên lụy vì việc đó.[4]

Năm 213, Lưu Bị mang quân vào đánh Ích châu. Tôn phu nhân vợ mới của Lưu Bị là em gái Tôn Quyền thường tự ý dắt lính tráng theo hầu diễu võ dương oai, phạm vào pháp luật. Lưu Bị tin cậy Triệu Vân, giao ông giữ chức Tư mã ở Kinh châu, quản lý việc trong cung.

Tôn Quyền nghe tin Lưu Bị đi vắng, bèn phái một đội thuyền đến Kinh châu đón em gái về. Tôn phu nhân muốn mang theo con Lưu Bị là Lưu Thiện lúc đó mới 7 tuổi, về theo. Triệu Vân nghe tin, vội cùng Trương Phi mang quân ra chặn sông, khuyên Tôn phu nhân ở lại nhưng Tôn phu nhân không nghe. Hai tướng đành để Tôn phu nhân đi, nhưng buộc phu nhân để lại A Đẩu.

Vào Tây Xuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 214, việc đánh chiếm Ích châu gặp khó khăn, Lưu Bị phải quay về ải Hà Manh. Triệu Vân được lệnh cùng Trương Phi, Gia Cát Lượng mang quân vào Tây Xuyên trợ chiến. Ông cùng Gia Cát Lượng và Trương Phi đánh về phía tây, bình định các huyện. Khi đến Giang châu,[7] Triệu Vân từ Mân Giang tiến lên Giang Dương rồi vào hội binh với Gia Cát Lượng ở Thành Đô.

Sau khi chiếm được Giang châu, Trương Phi cùng Gia Cát Lượng đi theo đường phía bắc, còn Triệu Vân cầm cánh quân đi theo đường phía nam, cùng hội ở Lạc Thành. Ông theo đường phía tây nam xuống chiếm Giang Dương, tiến vào quận Kiện Vi, rồi lên phía bắc qua Nội Giang, Tư Trung, Giản Dương. Sau đó Triệu Vân hội binh với Trương Phi và Gia Cát Lượng cùng giúp Lưu Bị đánh hạ Lạc Thành.

Lưu Chương đầu hàng. Lưu Bị giành được Tây Xuyên, Triệu Vân được phong làm Dực quân tướng quân. Nhiều người kiến nghị chia nhà cửa, ruộng vườn ở Thành Đô làm phần thưởng cho các tướng. Triệu Vân phản đối, ông nói:[4]

Xưa kia Hoắc Khứ Bệnh diệt Hung Nô mà nhà cửa không có. Nay quốc tặc không như Hung Nô, chúng ta không nên tham sự yên ổn. Đợi đến khi bình định được thiên hạ, chúng ta ai nấy trở về trồng dâu cấy lúa trên đất của mình, thế mới phải. Trăm họ Ích châu vừa trải qua loạn lạc, ruộng vườn nên trả cho họ cày cấy làm ăn. Như thế chúng ta mới làm họ yên lòng và mới trưng dụng được sức người sức của họ được

Lưu Bị nghe theo, nhờ vậy Ích châu được ổn định dưới chính quyền mới.

Đánh lui quân Tào[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 219, Lưu Bị mang quân đánh sang Hán Trung mà Tào Tháo vừa chiếm của Trương Lỗ. Trận đầu Hoàng Trung đánh bại giết chết tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo khởi 20 vạn quân sang Đông Xuyên, vận theo rất nhiều lương thảo.

Hoàng Trung cho rằng có thể đánh cướp lấy lương thực của Tào Tháo, bèn mang quân đánh. Quá thời gian định ước với nhau và chưa thấy Hoàng Trung trở về, Triệu Vân bèn mang vài chục kị binh đi thám thính, đúng lúc chạm trán với quân Tào. Gặp quân Tào đông đảo nhưng ông không sợ hãi, cùng các kị binh phá vỡ vòng vây. Quân Tào khiếp sợ không dám lại gần, Triệu Vân vừa đánh vừa lui. Quân Tào thấy Triệu Vân ít người, ào ào đuổi theo, Triệu Vân cố sức đánh lui nhiều đợt truy kích của quân Tào, ngoảnh lại thấy bộ tướng Trương Trứ còn mắc trong vòng vây, lại đánh vào trong hàng ngũ quân Tào, cứu được Trương Trứ cùng thoát ra, trở về trại.[8]

Trong trại quân Thục, Miêu dương trưởng là Trương Ký thấy quân Tào đánh đến trại, đề nghị đóng chặt cổng lại để thế thủ, nhưng Triệu Vân không nghe theo, đề nghị mở toang cổng trại, lệnh cho quân sĩ im hơi lặng tiếng. Quân Tào đuổi đến nơi, thấy trại quân Thục không cờ không trống, nghi là có phục binh nên rục rịch rút về. Quân Tào vừa quay lưng, Triệu Vân lập tức truyền lệnh, quân Thục nhất loạt bắn tên ra, còn Triệu Vân hạ lệnh thúc trống, tù và ầm ĩ. Quân Tào sợ bị đuổi riết vội xô nhau chạy một mạch tới bờ sông Hán Thủy, dẫm đạp lên nhau, bị rơi xuống sông chết khá nhiều.[9]

Hôm sau, Lưu Bị đến tận nơi, hết lời khen ngợi ông. Từ đó trong quân gọi ông là "Hổ uy tướng quân".

Can gián đánh Ngô[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Quyền tập kích Kinh châu, Quan Vũ bị bắt và bị sát hại. Lưu Bị giận dữ khởi đại quân đi báo thù. Triệu Vân khuyên Lưu Bị:[10]

Giặc nước là Tào Tháo chứ không phải Tôn Quyền. Hơn nữa, nếu diệt được Tào Tháo, Tôn Quyền ắt phải thần phục. Hiện nay tuy Tào Tháo đã chết, nhưng con là Tào Phi lại cướp ngôi nhà Hán. Chúng ta hãy thuận theo lòng dân hãy chiếm lấy Quan Trung, giữ chặt vùng thượng du Vị Thủy, Hoàng Hà mà thảo phạt nghịch tặc. Như vậy các nghĩa sĩ ở Quan Đông sẽ kéo nhau đến tiếp vương sư. Nay ta gạt Ngụy sang một bên để đánh Ngô, chỉ sợ vừa mới đánh nhau đã không sao rút ra nổi

Lưu Bị không nghe theo, thân chinh khởi binh đánh Ngô, để Triệu Vân ở lại giữ Hán Trung. Năm 222, Lưu Bị đại bại ở Hào Đình, Triệu Vân mang quân đến Vĩnh An tiếp ứng đón rước, quân Ngô lui về.

Thời Lưu Thiện[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Bị mất, ông tiếp tục phục vụ Lưu Thiện. Năm 223, Triệu Vân được Lưu Thiện phong làm Trung hộ quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó thăng lên Trấn đông tướng quân.

Năm 227, Triệu Vân cùng thừa tướng Gia Cát Lượng tập kết quân đội ở Hán Trung chuẩn bị đánh Ngụy, Triệu Vân theo ra chiến dịch.

Năm 228, Gia Cát Lượng ra quân, Triệu Vân được cử đi cùng Đặng Chi mang ít quân ra Tà Cốc, còn mình khởi đại quân ra Kỳ Sơn. Trong lúc Nhai Đình thất thủ khiến Gia Cát Lượng phải lui đại quân về Hán Trung thì Triệu Vân và Đặng Chi cũng chỉ có ít quân, bị Tào Chân đánh bại ở Cơ Cốc phải rút về. Triệu Vân đi chặn hậu, quân Thục rút lui có kỷ luật.

Về nước, ông được phong chức thành Định quân tướng quân.[9] Gia Cát Lượng thấy ông không để tổn thất quân sĩ, cho phép ông lấy vải vóc để thưởng cho quân, nhưng ông từ chối vì đội quân của ông đã để thua trận không đáng nhận thưởng.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.

Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông.[11] Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm "Thuận Bình hầu" (順平侯).

Miếu thờ và tượng Triệu Vân tại Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc

Triệu Vân có hai con trai là Triệu Thống và Triệu Quảng. Người con thứ hai là thuộc cấp của Khương Duy và chết tại trận Đạp Trung.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo.[12]

Trong Tam quốc diễn nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân trong trận Trường Bản

Triệu Vân trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được mệnh danh là một trong "ngũ hổ tướng" của Lưu Bị. Nhưng các sử gia khẳng định Triệu Vân không được đứng ngang hàng với 4 vị tướng kia:[13] Khi Lưu Bị xưng vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó. Điều này gây khó hiểu cho chính các sử gia.[14]Thật ra, dưới quyền Lưu Bị đương thời không có ngũ hổ tướng, khái niệm này do nhà văn La Quán Trung theo dân gian truyền lại mà đặt ra.[13][15]

Hình ảnh Triệu Vân trong Tam quốc diễn nghĩa luôn được mô tả là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy. Đặc biệt chân dung Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công - Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng

Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng

Xưa nay cứu chúa xông trăm trận

Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

Về tuổi tác Triệu Vân, La Quán Trung nói mang tính ước lệ. Một mặt ông luôn được mô tả là người trẻ trung, các nhà làm phim Tam Quốc diễn nghĩa cũng xếp tuổi ông dưới Lưu Quan Trương và để Lưu Thiện gọi ông là "chú Tư", gương mặt ông trong điện ảnh thời Lưu Bị còn sống luôn thanh niên tráng kiện. Nhưng khi ông theo Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn lần thứ nhất năm 228, La Quán Trung lại nói Triệu Vân đã 60 tuổi; theo đó tính ngược lại thì Triệu Vân sinh năm 168.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân là hiện tượng đặc trưng nổi bật tại Trung Quốc phổ biến trong văn hóa, văn học, nghệ thuật và những giai thoại. Triệu Vân là một anh hùng nổi tiếng từ thời kỳ Tam Quốc, được dân gian khai thác truyền qua nhiều thế kỷ. Ông trở thành một cái tên quen thuộc do sự phổ biến của cuốn tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân đôi khi xuất hiện như một vị thần cửa trong ngôi đền Trung Quốc và đạo giáo ở Hà Nam, cùng với người anh vợ là Mã Siêu.

Dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Một câu truyện dân gian Trung Quốc nói về cái chết của Triệu Vân không được đề cập trong Tam quốc diễn nghĩa. Trong câu chuyện này, Triệu Vân không bao giờ bị thương trong trận chiến trước đây, vì vậy không có vết sẹo nào trên cơ thể của mình. Một ngày, trong khi ông đang tắm, vợ ông nghịch ngợm châm ông với một cây kim may. Triệu Vân bắt đầu chảy máu đầm đìa và cuối cùng chết vì sốc.

Phim và truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Phim Hongkong Tam Quốc: Sự phục sinh của Rồng dựa trên câu chuyện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Nó được đạo diễn bởi Lý Nhân Cảng và ngôi sao Hongkong Lưu Đức Hoa vào vai "Triệu Tử Long". Diễn viên đại lục Hồ Quân miêu tả Triêu Vân trong Đại chiến Xích Bích của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, phần 2 của trận chiến sử thi trong phim Đại Chiến Xích Bích.

Những diễn viên đáng chú ý đã đóng vai Triệu Vân trong loạt phim truyền hình bao gồm:

Trương Sơn, Dương Phàm, Hầu Vĩnh Sinh trong Tam quốc diễn nghĩa (1994).

Nhiếp Viễn trong Tam Quốc diễn nghĩa (2010).

Ban Kiệt trong Chung Cực Tam Quốc.

Lâm Canh Tân trong Võ thần Triệu Tử Long (2016).

Trò chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân là một trong 5 hổ tướng được hầu hết người chơi chiêu mộ trong NES RPG Destiny of an Emperor.

Triệu Vân là nhân vật mở mặc định trong dòng game Koei's Dynasty Warriors và Warriors Orochi. Ông thường xuất hiện nổi bật trên trang bìa của mỗi tiêu đề, và thường xuyên nhấtđược sử dụng bởi các nhà phát triển trong ảnh chụp màn hình và các tài liệu quảng cáo cho bản phát hành sắp tới. Ông xuất hiện trong dòng game chiến thuật Koei's Romance of the Three Kingdoms.

Trang phục Xin Zhao Triệu Tử Long trong game Liên Minh Huyền Thoại được thiết kế dựa trên nhân vật Triệu Vân.

Triệu Vân cũng có mặt trong game Lost Saga.

21 tháng 2 2016

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

21 tháng 2 2016

Quan công mạnh nhất

27 tháng 11 2021

 

Tham khảo.

Tôi tên là Lục Vân Tiên. Một lần, trên đường trở về nhà khi đi dọc đường gặp toán cướp đang bắt nạt dân làng bèn xông vào cứu người bị nạn. Bọn cướp hung hăng đao kiếm lăm lăm vào, tôi chỉ kịp bẻ vội khúc cây bên đường làm vũ khí .Nhưng vốn là người giỏi võ nên tôi né được những cú đánh của bọn cướp Phong Lai. Và không lâu sau ,tôi đã đánh tan bọn cướp kẻ cầm đầu cũng phải bỏ mạng. Khi đó hai cô gái đang ngồi trong xe mới hoàn hồn nhưng vẫn còn sợ. Lúc đó, tôi mới tới gần xe động viên an ủi 2 cô gái. Hỏi chuyện ra mới biết cô gái đó là con của quan chi phủ Hà Khê. Nay trên đường về nhà gặp cha chẳng may gặp nạn. Đó là tiểu thư Kiều Nguyệt Nga . Cô mong được đền ơn cứu mạng của tôi nhưng tôi từ chối . Tôi vốn là nam tử hán, xưa nay làm ân chưa bao giờ có ý muốn được báo đáp. Nói đoạn, tôi liền đi khỏi.

27 tháng 11 2021

Tham khảo

Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn rất nghiêm khắc lại thêm chút lo lắng; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi để tôi yên bề gia thất, làm tròn lời hứa với mẹ tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê bàn tính hôn sự. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải hiếu thuận cha mẹ, chẳng dám cãi lời. Chẳng kịp chuẩn bị gì, tôi liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa cách trở, phận gái yếu liễu đào tơ, chẳng có tùy tùng, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế tôi thấy rờn rợn nhưng cũng đành mạnh bước chông chênh.

 

Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng, xa nhà cửa, không người qua lại, bất thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, mặt mày dữ tợn, giáo gươm sáng chói. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ, rụng rời tay chân, không nói nên lời. Chúng hùng hổ bao vây quanh kiệu, xua gươm, múa giáo thị uy. Tên tướng cướp cười sằng sặc, khuôn mặt chằng chịt những vết sẹo trông thật gớm ghiếc. Hắn vén màn thưa, nhìn tôi, ánh mắt chứa đầy dục vọng, cất giọng nham nhở:

– Tiểu thư đi đâu mà vội vã thế này? Hãy ở lại vui vẻ cùng bọn ta. Nơi đây thanh vắng, đừng la lối om sòm.

Nói rồi hắn hất hàm về phía bọn lâu la, cười lớn. Bọn lâu la cũng hò hét hô ứng. Kim Liên sợ quá nép chặt sau lưng. Tôi cũng không còn hồn vía. Sau đó, hắn định áp sát bắt tôi ra thì ngay lúc đó một tiếng quát của ai đó sang sảng vang lên:

“- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay ! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành, làm điều phi nghĩa?”

Tên tướng cướp nghe tiếng, giật mình quay lại quát: “Thằng nào dám tới lẫy lừng nơi đây? A! Thằng nhãi con. Trước gây việc dữ tại mày. Không chuyện gì của mày ở đây, chớ có can dự kẻo chuốc vạ vào thân, nếu không đừng oán trách bọn ta tàn bạo”.

Bọn lâu la nghe thế cũng liền quay lại quát nạt, khua gươm giáo vây đánh chàng trẻ tuổi. Chẳng chút nao núng, chàng trai trẻ vạch tội kẻ côn đồ, nhân danh chính nghĩa, ra lời kêu gọi dừng tay. Bọn cướp không những không nghe mà còn cười nhạo, lấy đông hiếp yếu vây đánh kẻ thân cô thế cô.

Trận chiến diễn ra kịch liệt. Tôi và Kim Liên vì quá sợ hãi không còn tâm trí nữa. Tiếng la quát lanh lảnh vang lên, tiếng gươm giáo chạm nhau nghe sắt lạnh, tiếng thét đầy sức mạnh của chàng trai, tiếng kêu la của bọn cướp bị đánh trúng đòn đau. Kim Liên sợ quá nấp đằng sau kiệu, lúc này mới khuyên tôi bình tĩnh.

Sau một lúc, tiếng kêu dần ra xa. Chàng trai đã đánh tan quân cướp. Thật là may quá, tôi và Kim Liên đã được cứu rồi. Kim Liên ở phía sau kiệu vẫn chưa hoàn hồn, còn thút thít khóc lóc. Thoáng sau, chàng quay lại, ân cần hỏi han. Tôi và Kim Liên mới bình tĩnh lại. Kim Liên bước ra trình bày rõ sự tình. Chàng cũng giới thiệu tên là Lục Vân Tiên. Chàng là một thư sinh, vừa ở xa tới, vì thấy chuyện bất bình nên ra tay tương trợ. Lúc này, tôi mới cất lời cảm tạ ân công và giới thiệu mình cùng Kim Liên để chàng tiện thưa gọi. Tôi muốn bước ra ngoài để nhìn rõ mặt ân nhân và mong được báo đáp ân cứu mạng của chàng thì Lục thư sinh can ngăn, vì muốn giữ gìn lễ tiết.

Hết lời cảm tạ ân nhân, nếu không có chàng chắc tôi và Lim Liên đã nguy khốn rồi, phận gái hai chữ tiết trinh chắc có lẽ cũng tan tành trong tay bọn cướp. Ân nghĩa ấy, đang lúc giữa đường, biết lấy gì báo đáp. Tôi bèn ngỏ lời mời chàng về phủ của cha miền Hà Khê để tiện báo đức thù công.

Vân Tiên nghe nói liền cười khảng khái rằng làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đã giúp tôi và Kim liên khỏi cơn hoạn nạn là chàng đã vui rồi, không tính thiệt so hơn làm gì. Với chàng, hành hiệp trượng nghĩa, cứu người đương lúc nguy nan, bảo vệ lẽ phải, thực hiện cái chí khí anh hùng là bổn phận làm trai chứ chẳng cầu danh lợi, cũng chẳng cần báo đáp.

Cảm phục trước hành động anh hùng, hào hiệp; nghĩa khí và đức độ của chàng, tôi đã khắc sâu hình ảnh ấy vào trái tim của mình. Người đời ai cũng vì lợi danh. Nay Lục Vân Tiên chẳng màng đến quả thực là phi thường.

Nói hết lời, Vân Tiên dứt gót ra đi để lại trong tôi bao vấn vương. Đâu chỉ cảm phục, hàm ân mà trong lòng tôi đã khởi phát tình yêu mến đậm sâu đối với chàng. Nay người không cảm nhận, đường đời vạn nẻo, biết đến bao giờ được hội ngộ để tỏ lòng. Than ôi, chữ tình trên thế gian sao mà nghiệt ngã.

Về đến tri phủ, cha tôi liền hỏi han. Tôi tỏ bày hết hiểm nguy trên đường và được ân công họ Lục cứu giúp. Cha tôi khuyên tôi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và hứa sẽ cho người sang Lục Thành mời Vân Tiên sang Hà Khê để đền đáp xứng đáng. Một lần hộ thân, cứu giá, nghìn năm ơn ấy ghi sâu.

22 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

Hôm nay, nhân dịp cuối tuần, em cùng bạn đi chơi ở hiệu sách. Lúc đi ngang qua quầy hàng lưu niệm, nhìn thấy một cái lọ để bút bằng thủy tinh in hình chú gấu nhỏ, em lại bồi hồi nhớ về kỉ niệm khó quên với thầy Minh - người thầy giáo mà em yêu quý nhất.

Hồi đó em là một đứa trẻ rất hiếu động, khó mà ngồi yên được. Lúc nào em cũng muốn chạy nhảy khắp nơi. Cứ đến giờ ra chơi là em lại hưng phấn chạy khắp nơi trong lớp. Cho đến một hôm, do không cẩn thận, em vấp ngã, xô vào bàn giáo viên khiến các đồ vật trên bàn rơi rụng hết. Các sách vở thì không sao, nhưng chiếc lọ đựng bút của thầy Minh thì bị mẻ mất một góc. Lúc đó, em vô cùng sợ hãi, nên đã xếp đồ lại rồi trốn ra sân chơi. Đến lúc vào học, sau khi cho chúng em ngồi làm bài, thầy sắp xếp lại đồ đạc trên bàn và phát hiện vết mẻ ở trên lọ đựng bút. Ngay lập tức, thầy đã hỏi cả lớp rằng ai là người làm ra việc này. Giọng nói đanh thép và khuôn mặt nghiêm nghị của thầy khiến em vô cùng sợ hãi. Nên ngồi im lặng, không dám nói gì. Lúc này, thầy lại nói tiếp:

- Nếu không ai nhận lỗi, thầy sẽ phạt cả lớp.

Nghe thầy nói vậy, một số bạn bắt đầu xì xào nhìn về phía em. Chính các bạn ấy đã nhìn thấy em xô đổ chiếc bàn, nhưng vẫn chẳng ai mách thầy cả. Điều đó lại khiến em càng thêm hổ thẹn về mình. Cuối cùng, lấy hết can đảm, em đứng dậy, cúi đầu nhận lỗi:

- Thưa thầy, người làm hỏng lọ đựng bút là em ạ.

Nói xong, em đứng im lặng chờ sự phán xét đến từ thầy. Thế nhưng, chẳng có một hình phạt nào cả. Thầy Minh chỉ chăm chú nhìn em và gật đầu, bảo em ngồi xuống. Thầy bảo rằng, điều thầy muốn là người học sinh biết dũng cảm nhận ra lỗi sai của mình. Chứ chẳng muốn trách phạt ai cả. Từng lời nói, nét mặt của thầy lúc ấy đến bây giờ em vẫn nhớ rất rõ. Nó như một lời tha thứ đến từ vị quan tòa mà em hằng kính sợ

Từ hôm đó đến nay, em đã thay đổi rất nhiều. Không còn nghịch ngợm như trước nữa. Tất cả chính nhờ những lời giảng giải nhỏ nhẹ của thầy Minh ngày hôm đ

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

Cuộc đời mỗi chúng ta luôn xuất hiện những cuộc gặp gỡ bất ngờ. Để rồi người chúng ta vô tình tương ngộ trong cuộc gặp gỡ đó có thể sẽ trở thành một người quan trọng trong số mệnh của chúng ta. Tôi cũng tình cờ rơi vào một cuộc gặp như thế. Và người con gái tôi gặp được khi ấy mãi đến sau này vẫn ghi dấu sâu sắc trong lòng tôi.

Tôi sinh ra và lớn lên ở quận Đông Thành, cha mẹ đặt tên là Lục Vân Tiên. Từ nhỏ, tôi đã khát khao lập được nhiều công danh, giúp ích cho đời. Dù văn thành võ thạo, tôi vẫn không ngừng cố gắng rèn luyện. Chỉ mong có ngày được đem tài năng giúp dân giúp nước.

Năm 16 tuổi, nghe tin triều đình mở khoa thi, tôi bèn xin phép thầy xuống núi, hăng hái muốn nhanh chóng có được công dạn. Trước ngày vào kinh ứng thí, tôi quyết định về thăm cha mẹ. Thế nhưng, vừa đặt chân xuống núi, tiếng khóc la thảm thiết đã từ khu vực lân cận vọng lại. Tôi tò mò giữ lại một người đang hoảng hốt bỏ chạy để tìm hiểu ngọn nguồn.

Thấy tôi không phải người bản xứ, lại vừa từ trên núi xuống, ông cụ run run khuyên nhủ:

- Cậu từ trên núi xuống, hẳn không biết sự tình nơi này. Có một toán cướp hung bạo, ngang nhiên cướp của dân lành. Mau mau đi khỏi, kẻo lại rước họa vào thân...

Ông lão chưa nói hết lời đã vội vã chạy đi. Lửa giận trong tôi bùng cháy dữ dội. Sư phụ đã dạy phải biết bênh vực dân lành, gặp hoạn nạn phải ra tay tương trợ. Huống chi giặc cướp hung tàn, người dân hiền lành vô tội sao có thể tránh thoát khỏi tay chúng? Không chần chừ nghĩ ngợi gì thêm, tôi bẻ một cành cây rắn chắc ven đường làm gậy rồi nhanh chóng xông về phía làng lũ cướp đang hoành hành, quát lớn:

- Đảng hung đồ kia! Thanh thiên bạch nhật, tụi bây chớ quen làm thói hồ đồ mà hại đến người dân vô tội

Thấy một người bất ngờ xông ra cản đường, lũ cướp thoáng dừng lại. Những tưởng chúng sẽ biết đường dừng tay. Ngờ đâu tên tướng cướp hung tợn, mặt đỏ phừng phừng, trợn mắt cầm thanh gươm sắc chỉ thẳng vào tôi đe dọa:

- Thằng nào to gan dám lớn tiếng can dự? Nhiều chuyện chớ trách hậu quả vạ thân. Truyền quân bốn phía bắt nó lại.

Tiếng hò hét vừa vang lên, cả toán cướp đã bao vây tứ phía, kiên quyết không cho tôi có cơ hội tháo chạy. Không rõ có bao nhiêu người, chỉ thấy chúng mặt đằng đằng sát khí. Gươm giáo sắc lạnh va chạm vào nhau. Khuôn mặt tên nào tên ấy đầy gớm ghiếc và hung tợn. Nhớ bao năm thầy dạy, tôi bình tĩnh quan sát. Đánh trái chặn phải, trước sau công thủ càn quét. Lũ cướp hữu dũng vô mưu, khó khăn chống đỡ đòn đánh của tôi, chẳng mấy chốc đã rơi vào thế yếu. Nhiều tên gục ngã không đứng dậy nổi. Nhiều tên kêu la thảm thiết, e dè không dám tiến lên. Đến khi bị đánh đến thảm hại, chúng mới vứt hết gươm giáo, tháo chạy tán loạn. Tướng cướp Phong Lai bị tôi một gậy không kịp trở tay, bỏ mạng.

 

Lũ cướp đã chạy xa, âm thanh hỗn loạn biến mất, nghe tiếng than khóc trong xe ngựa gần đó, tôi bèn lại gần hỏi thăm.

- Không biết là ai đang ở trong xe than khóc.

- Xin thưa tôi là người ngay thẳng, giữa đường gặp nạn nên sa vào tay quân hung đồ. Xe ngựa chật hẹp, cúi đầu trăm lạy xin cứu giúp.

Trong xe vọng ra tiếng nói của một người con gái, nghe giọng thì có lẽ là nha hoàn cùng tiểu thư nhà nào đó. Không làm khó thêm, tôi nhanh chóng giải thích ngay:

- Giặc cướp lâu la ta đã đánh tan. Nàng là phận nữ nhi, nam nữ không tiện tùy ý gặp mặt, xin hãy ngồi đó khoan ra ngoài. Không biết tiểu thư con gái nhà ai? Đi đâu mà gặp tai ương bất ngờ. Nàng tên họ là gì? Có việc quan trọng hay sao mà lại đi qua chốn này? Lại chẳng hay hai nàng ai là thầy ai là tớ?

Chần chừ chốc lát, tôi mới nghe được câu trả lời. Trong xe có hai chủ tớ, tiểu thư là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ ở miền Hà Khê, quê nhà ở quận Tây Xuyên. Người còn lại là nàng hầu Kim Liên. Cha Kiều Nguyệt Nga mới cho người gửi thư, tỏ ý muốn rước nàng về định bề gia thất. Kiều Nguyệt Nga nghe lời cha nên đồng ý nên dù đường xá xa xôi cũng không ngại ngần.

Trên đường đi lại chẳng may gặp cướp, chủ tớ bị bắt lại, may mắn gặp tôi nên được giải nguy. Nàng cảm động ân đức cứu mạng, định bước ra xe khấu đầu tạ ơn, tôi vội ngăn cản. Không có vàng bạc mang theo, nàng khéo léo trình bày, ngỏ ý mời tôi ghé qua nhà ở Hà Khê để đền ơn. Từng câu từng lời đều thể hiện là người con gái có gia giáo, tài đức, thấu tình đạt lí.

Song xét đến ý muốn tự nguyện trừ bạo giúp dân, tôi bèn khước từ. Xả thân hành hiệp trượng nghĩa là đạo lí nên làm, nào có mưu cầu danh lợi thiệt hơn. Nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, thấy việc nghĩa không từ nan, thấy người gặp nạn quyết ra tay ứng cứu, đó mới là nghĩa khí của anh hùng.

Tôi nói rõ lòng mình rồi từ biệt chủ tớ hai người, tiếp tục lên đường về thăm cha mẹ. Lòng tôi hăm hở nhiều cảm xúc, vui sướng vì đã làm được việc nghĩa, hóa giải an nguy cho người dân vô tội. Đồng thời cũng cảm phục người con gái khéo léo, dịu dàng. Con đường phía trước vẫn còn dài, lần này xuống núi, tôi tự nhủ sẽ làm rạng danh thầy dạy, đem tài trí giúp ích cho cuộc đời.

7 tháng 6 2017

Tôi sẽ kể về bạn lớp trưởng lớp tôi - Quốc mở đầu như thế với một nhóm bạn lớp khác.

Quốc nói chậm rãi, giọng vừa ddur nghe: Đầu năm học, lớp mình cũng như các lớp khác là tiến hành bầu lớp trưởng. Nhỏ Vân được số đông trong lớp mình bầu làm lớp trưởng. Một nhóm bạn trai tỏ ra hoài nghi về khả năng quán xuyến công việc lớp của Vân, nên dè bỉu, chê bai, bàn ra bàn vào. Mình thì cho là Vân học không giỏi nên là khó lòng mà thuyết phục được cả lớp, khó lòng mà làm gương cho mọi người.

Thế rồi, một hôm trong giờ kiểm tra môn Địa lí, cô giáo khen Vân nhiều lắm vì Vân là người duy nhất đạt điểm Mười. Mình cảm thấy ngượng ngùng lắm, vì mình đã hiểu không đúng khả năng học tập của Vân.

Vân là người thường giúp đỡ bạn và hăng hái với mọi phong trào của lớp.

Hôm đó, đến phiên mình trực nhật lớp, mình đến muộn. Mình lo lắng lắm. Giờ học đã đến mà lớp chưa quét dọn, bảng chưa lau chùi... Mình hớt hải chạy thẳng vào lớp, thì thấy lớp học đã sạch sẽ, bàn ghế được kê ngay ngắn, bảng đen đã được lau chùi, bàn cô giáo đã có khăn trải và một bình hoa. Mình thầm cảm ơn bạn nào đã giúp mình trực nhật. Sau đó mình biết được người đó là Vân lớp trưởng.

Vào những buổi lao động lớp, Vân thực sự hăng hái, tích cực và thường động viên các bạn khác làm tốt phần việc được nhà trường phân công. Buổi lao động kết thưc, Vân còn mua kem mời các bạn cùng ăn cho vui. Những lúc như thế, troogn Vân như "chị cả" của lớp vậy. Từ đó, ai trong lớp mình đều nể phục Vân, và cho rằng Vân thực sự xứng đáng là lớp trưởng học giỏi, gương mẫu.