cho đường tròn \(\left(O;\frac{AB}{2}\right)\)và \(AB=10cm\). C là điểm \(\in\)đường tròn tâm \(\left(O\right)\)sao cho \(AC=6cm\). Vẽ \(CH\perp AB\) \(\left(H\in AB\right)\)
a) \(CH=?\), \(\widehat{ABC}=?\) ( làm tròn)
b) tiếp tuyến tại \(B\)và \(C\) của đường tròn \(\left(O\right)\)cắt nhau ở \(D\)
\(CMR\)\(OD\perp BC\)
c) tiếp tuyến tại \(A\) của đường tròn \(\left(O\right)\)cắt \(BC\)ở \(E\). \(CMR\)\(CE.CB=AH.AB\)
D) gọi \(I\)là trung điểm của \(CH\), tia \(BI\)cắt \(AE\)ở \(F\)
\(CMR:FC\)là tiếp tuyến của đường tròn \(\left(O\right)\)
A B O C H D E F
a) Do C thuộc đường tròn nên \(\widehat{ACB}=90^o\)
Áp dụng định lý Pi-ta-go: \(BC=\sqrt{10^2-6^2}=8\left(cm\right)\)
Xét tam giác vuông ACB, đường cao CH. Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác, ta có:
\(CH.AB=CA.BC\Rightarrow CH=\frac{6.8}{10}=4,8\left(cm\right)\)
Ta thấy \(sin\widehat{ABC}=\frac{AC}{AB}=\frac{6}{10}\Rightarrow\widehat{ABC}\approx36^o52'\)
b) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: \(DC=DB\) và DO là phân giác góc BDC.
Vậy thì DO cũng là đường trung trực của BC hay \(DO\perp BC.\)
c) Xét tam giác vuông ABC, đường cao CH, ta có : \(AH.AB=AC^2\) (Hệ thức lượng)
Xét tam giác vuông AEB, đường cao AC, ta có: \(AC^2=EC.CB\) (Hệ thức lượng)
Vậy nên \(AH.AB=EC.CB\)
d) Ta thấy HC // AE (Cùng vuông góc với AB)
Áp dụng Ta let ta có: \(\frac{IH}{AF}=\frac{IC}{EF}\left(=\frac{IB}{FB}\right)\)
mà IH = IC nên AF = FE.
Xét tam giác vuông ACE có F là trung điểm cạnh huyền nên FA = FE = FC.
Xét tam giác FAO và FCO có: FO chung, FA = FC, AO = CO nên \(\Delta FAO=\Delta FCO\left(c-c-c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{FCO}=\widehat{FAO}=90^o\)
Vậy nen FO là tiếp tuyến của đường tròn.