K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TUỔI THƠTrong giấc ngủ của conĐỏ ối trời hoa gạoNhớ mẹ nhớ bà những năm giông bãoMùi rơm rạ huây hoaiMùi bùn non ngây ngáiTuổi thơ con lấm láp bãi bồiCho chuồn ngô cắn rốnTưởng sông Hồng hẹp hơnThân chuối lạc đã vớt con lúc đuối.Trong giấc ngủ của conĐỏ rát trời đạn lửaThương mẹ thương bà những năm chiến tranhTất tả gánh gồng xuôi ngượcCháu con một đầu, nồi chảo một...
Đọc tiếp

TUỔI THƠ

Trong giấc ngủ của con

Đỏ ối trời hoa gạo

Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão

Mùi rơm rạ huây hoai

Mùi bùn non ngây ngái

Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi

Cho chuồn ngô cắn rốn

Tưởng sông Hồng hẹp hơn

Thân chuối lạc đã vớt con lúc đuối.

Trong giấc ngủ của con

Đỏ rát trời đạn lửa

Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh

Tất tả gánh gồng xuôi ngược

Cháu con một đầu, nồi chảo một đầu

Con ngồi hát giữa chập chèng xoong chậu

Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm

Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết

Nhưng bom đạn dường như không cần biết.

Trong giấc ngủ của con

Không có bà Tiên, cô Tấm

Chỉ có u u những hồi còi báo động

Và chiếc chạc xoan muốn được hóa nỏ thần

Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin

Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống

Đất nước trường tồn từ chắt chiu hi vọng

Trong mỗi căn hầm

Có tiếng dế tuổi thơ con!

Câu 1. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ:

Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin

Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống

Đất nước trường tồn từ chắt chiu hi vọng

Trong mỗi căn hầm

Có tiếng dế tuổi thơ con!

Câu 2. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:

Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm

Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết

Nhưng bom đạn dường như không cần biết.

Câu 3. Trình bày tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 4. Những bài học mà em nhận được từ bài thơ.

1

câu 1:Đoạn thơ dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, gợi cảm, thể hiện:

  • Niềm tin, hy vọng của tuổi thơ (giấc mơ, khao khát).
  • Sự tích góp hy vọng của con người ("chắt chiu").
  • Sự đối lập giữa chiến tranh ("căn hầm") và sự sống bình yên ("tiếng dế").
  • Câu 2: Biện pháp nhân hóa ("bom đạn dường như không cần biết"):
  • Nhấn mạnh sự vô tri, tàn nhẫn của chiến tranh, không màng đến cảm xúc con người.
  • Gia tăng sự xót xa cho nỗi đau của mẹ và bà.
  • Khắc họa hiện thực chiến tranh khốc liệt.
  • câu 3: Nhân vật trữ tình thể hiện:
  • Yêu thương, biết ơn mẹ và bà.
  • Xót xa, đồng cảm với những hy sinh.
  • Niềm tin, hy vọng vào tương lai.
  • Tự hào về sức sống dân tộc.
  • Câu 4:Bài thơ mang đến bài học về:
  • Sự hy sinh của thế hệ trước.
  • Giá trị của hòa bình.
  • Sức mạnh của niềm tin và hy vọng.
  • Tầm quan trọng của tuổi thơ trong việc duy trì sự sống.
  • Lòng biết ơn và trân trọng quá khứ.


28 tháng 3 2021

Tuổi thơ em ko cần điền nha

28 tháng 3 2021

Mình nghĩ là... "Mẹ như ánh mặt trời toả nắng ấm áp, sưởi ấm tâm hồn tuổi thơ em..."

Chúc bạn học tốt!! ^^

4 tháng 5 2022

a,- Phép so sánh:

+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.

+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.

* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.

Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời...
Đọc tiếp

Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. 1.Bài thơ được viết theo thể thơ mấy chữ 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? 3. Đâu là câu chủ đề của bài thơ Tình mẫu tử B. tình phụ tử. C tình yêu quyê hương, D. tình bạn 4. bài thơ có cách ngắt nhịp phổ biến thư thế nào A.Nhịp 2/3 , B Nhịp 3/2, C. Nhịp ¼, D. A và B đúng 5. Đọc bài thơ em thấy lời ru ẩn nơi nào? A. ở ruộng khoai, ao rau muống B.ở cổng trường C. trên đường, trên núi, ngoài biển D. ở khắp mọi nơi 6. Lời ru của mẹ ở bên con khi nào? A. lúc con chào đời B.Lúc con đi học C.Khi con khôn lớn.D. suốt cuộc đời con 7.Trong câu thơ: “ lời ru cũng gập ghềnh” đã sử dụng phó từ “cũng” đúng hay sai? 8. Câu nào sau đây có nội dung gần gũi với ý thơ trong bài thơ trên -“Đời con mẹ bế, mẹ bồng Mẹ ru con cả tiếng lòng thương yêu” -“ Đứa trẻ nhỏ giữ dòng đời quanh quẽ Thèm một lần khe khẽ tiếng mẹ ru” -“Mẹ ngồi hát khúc đua nôi Lời ru thầm gọi sinh sôi hạt vàng” -“Gió đưa kẽo kẹt cành tre Ầu ơ ru giấc trưa về mùa thu” 9. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ “ lời ru” trong bài thơ. 10.Em hãy viết khoảng 5 đến7 dòng chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống.

1
28 tháng 12 2022

Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.
1.Bài thơ được viết theo thể thơ mấy chữ
- Thể thơ năm chữ
2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
- Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
3. Đâu là câu chủ đề của bài thơ
A. Tình mẫu tử
B. tình phụ tử.
C tình yêu quyê hương,
D. tình bạn
4. bài thơ có cách ngắt nhịp phổ biến thư thế nào
A.Nhịp 2/3 ,
B Nhịp 3/2,
C. Nhịp ¼,
D.A và B đúng
5. Đọc bài thơ em thấy lời ru ẩn nơi nào?
A. ở ruộng khoai, ao rau muống
B.ở cổng trường
C. trên đường, trên núi, ngoài biển
D. ở khắp mọi nơi
6. Lời ru của mẹ ở bên con khi nào?
A. lúc con chào đời
B.Lúc con đi học
C.Khi con khôn lớn.
D. suốt cuộc đời con
7.Trong câu thơ: “ lời ru cũng gập ghềnh” đã sử dụng phó từ “cũng” đúng hay sai?
- Đúng 

8. Câu nào sau đây có nội dung gần gũi với ý thơ trong bài thơ trên
-“Đời con mẹ bế, mẹ bồng Mẹ ru con cả tiếng lòng thương yêu”
-“ Đứa trẻ nhỏ giữ dòng đời quanh quẽ Thèm một lần khe khẽ tiếng mẹ ru”
-“Mẹ ngồi hát khúc đua nôi Lời ru thầm gọi sinh sôi hạt vàng”
-“Gió đưa kẽo kẹt cành tre Ầu ơ ru giấc trưa về mùa thu”

9. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ “ lời ru” trong bài thơ.
- Tác dụng biện pháp tu từ điệp ngữ "lời ru": Nhấn mạnh từ lời ru cho thấy được sự yên bình và hạnh phúc khi bên cạnh mẹ. Dù bất cứ nơi nào mẹ cũng dành cho con những điều tốt đẹp nhất.
10.Em hãy viết khoảng 5 đến 7 dòng chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống. ( Cái này nhường em nha )

28 tháng 12 2022

cug dài ghee =)))

4 tháng 3 2020

a. Nhân hóa.

b. Điệp từ

c. So sánh

d. So sánh

e. So sánh

Nguyễn Thị Vân Cô ơi , Câu đ) là ẩn dụ ạ. Hình ảnh mặt trời được ẩn dụ ở đây.

Trong cuộc đời này ai cũng có 1 kỉ niệm , 1 tuổi thơ ngot ngào đậm đà. Những cảm xúc ấy có 1 sự mối quan hệ gắ kết những cảm xúc của em trong Bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh. Một sự nhớ nhung , những chú gà mái tơ , lông vàng ánh mịn cứ đung đưa mãi trong trí óc, những hồi ức về người bà yêu thương , thân thuộc của người lính. Người bà mắng yêu thể hiện sự ngây thơ, đáng yêu khi sợ bị lang mặt chạy về nhà của người lính . Thời chiến tranh quần áo không được quần áo mới , người chiến sĩ phàn nàn , buồn nản với những chiếc quần áo . Khi mùa đông đến , những chú gà tội nghiệp sợ toi được thể hiên lại trong tâm trí của người lính. Người lính đành liều thân mình vì tổ quốc vì đất nước, vì quê hương , xóm làng và quan trọng nhất là cũng vì bà . Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp.  Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

28 tháng 3 2022

Biện pháp tu từ : so sánh

Tác dụng : làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh về quê hương với nhiều hình ảnh gần gũi, bổ sung cảm giác nhớ quê hương .

3 tháng 3 2022

Trong bài thơ viết về tuổi thơ tươi đẹp của người lính trong trang thơ Xuân Quỳnh qua Tiếng gà trưa, hình ảnh người lính cùng giấc mơ tuổi thơ “giấc ngủ hồng sắc trứng” để lại trong ta muôn vàn ấn tượng. Đó là một giấc ngủ đẹp gắn liền với bao mong ước tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng. Trong những năm tháng khó khăn, bà đem trứng bán để cháu có manh áo mới. Có lẽ, giấc ngủ với sắc trứng phản ánh một niềm khao khát tuổi thơ được may quần áo mới. Nhưng cũng thật đẹp khi màu hồng ấm nồng ấy đưa cháu vào miền cổ tích của niềm hạnh phúc, của tình bà yêu thương. Đặc biệt khi ta biết nó gắn liền với một thực tế là ngày nghĩ gì thì đêm mơ nấy. Ở đây, người cháu với giấc ngủ là nghĩ về trứng, phải chăng là nghĩ về ban ngày lời bà đang mắng yêu, về tình thương nồng hậu? Chính giấc ngủ tuổi thơ êm đềm, chính yêu thương tình bà đã giúp cháu có thêm niềm tin, thêm sức mạnh để hành quân và chiến đấu nơi chiến trường khắc nghiệt. Cảm ơn bà và giấc mơ tuổi thơ đẹp- hồng sắc trứng đã nâng đỡ và chắp cánh cho cháu bay cao, bay xa trong cuộc đời này.