tục ngữ có câu ''Đói cho sạch rách cho thơm'' em hãy viết bài văn thể hiện sự tán thành của em về câu tục ngữ trên
mọi người giúp mình nha mình cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO!
Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu
Tục ngữ là những câu nới ngắn gọn, đút rút nhũng kinh nghiệm qúy báu và bổ ích để mọi người vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Có rất nhiều câu tục ngữ hay, mooyj trong số đó là câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Trước hết, ta cần hiểu:“Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu. Xem thêm Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt. Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.
Tham khảo nha em:
“Đói cho sạch, rách cho thơm” là tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại bao đời nay. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng từ những hình ảnh gần gũi để đề cao đạo lý về giữ gìn nhân phẩm trong sạch của con người. Đối với mỗi chúng ta, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta phải giữ nó thật “trắng”. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tội lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.
đói thì phải tắm cho sạch, quần áo rách cũng phải giặt cho thơm
a/Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.
c/ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
"Đói cho sạch, rách cho thơm" có ý nghĩa là dù đói, rách, khổ hay gặp nhiều gian nan vất vả cũng phải biết giữ gìn nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng và trong sạch
a,nghĩa:
b,câu có nội dung tương tự:
giấy rách phải giữ lấy lề
a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình
b)chết vinh còn hơn sống nhục
tham khảo
câu 1
Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.
Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.
Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.
câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh
b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !
c) Giấy rách phải giữ lấy lề
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
#shin
TK: "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một câu tục ngữ sâu sắc của người Việt, truyền tải một triết lý sống cao đẹp về phẩm giá con người. Em hoàn toàn tán thành với câu tục ngữ này bởi nó đề cao giá trị của sự tự trọng, tinh thần vượt khó và sự giữ gìn bản thân ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất
Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần nói về việc giữ gìn vệ sinh thân thể hay sự chỉnh tề về bề ngoài. "Sạch" và "thơm" ở đây mang ý nghĩa rộng hơn, tượng trưng cho sự trong sạch về nhân cách, đạo đức và sự giữ gìn lòng tự trọng. Dù cuộc sống có nghèo khó đến mấy ("đói", "rách"), con người vẫn phải giữ được sự thanh cao trong tâm hồn, không vì miếng cơm manh áo mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi của mình.
Hình ảnh hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là một minh chứng sống động cho tinh thần này. Dù sống trong môi trường khắc nghiệt, sen vẫn vươn lên khoe sắc và tỏa hương. Con người cũng vậy, dù đối mặt với cảnh "đói" hay "rách", vẫn có thể giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, một nhân cách đáng quý.
Khi ta giữ được sự "sạch" và "thơm" trong mọi hoàn cảnh, đó chính là biểu hiện của một tinh thần lạc quan và lòng tự trọng sâu sắc. Người có tự trọng sẽ không dễ dàng cúi mình trước khó khăn, không vì nghèo túng mà làm những điều sai trái. Họ hiểu rằng giá trị của một con người không nằm ở sự giàu sang vật chất mà ở sự trong sạch của tâm hồn.
Việc giữ gìn bản thân, dù là bề ngoài tươm tất hay nội tâm trong sáng, cũng thể hiện sự tôn trọng đối với chính mình và những người xung quanh. Một người dù "rách" áo nhưng vẫn "thơm" về nhân cách sẽ luôn được mọi người quý mến, nể trọng. Ngược lại, dù giàu sang phú quý nhưng nhân cách vẩn đục thì khó lòng nhận được sự kính trọng thực sự
Trong xã hội hiện đại, khi mà vật chất đôi khi được đề cao quá mức, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" càng trở nên ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù chạy theo những mục tiêu vật chất, đừng bao giờ quên đi việc giữ gìn những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Áp lực cuộc sống có thể khiến con người dễ dàng sa ngã, nhưng nếu luôn khắc ghi câu tục ngữ này, ta sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua cám dỗ và sống một cuộc đời có ý nghĩa.
"Đói cho sạch, rách cho thơm" là một câu tục ngữ sâu sắc của người Việt, truyền tải một triết lý sống cao đẹp về phẩm giá con người. Em hoàn toàn tán thành với câu tục ngữ này bởi nó đề cao giá trị của sự tự trọng, tinh thần vượt khó và sự giữ gìn bản thân ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất
Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần nói về việc giữ gìn vệ sinh thân thể hay sự chỉnh tề về bề ngoài. "Sạch" và "thơm" ở đây mang ý nghĩa rộng hơn, tượng trưng cho sự trong sạch về nhân cách, đạo đức và sự giữ gìn lòng tự trọng. Dù cuộc sống có nghèo khó đến mấy ("đói", "rách"), con người vẫn phải giữ được sự thanh cao trong tâm hồn, không vì miếng cơm manh áo mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi của mình.
Hình ảnh hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là một minh chứng sống động cho tinh thần này. Dù sống trong môi trường khắc nghiệt, sen vẫn vươn lên khoe sắc và tỏa hương. Con người cũng vậy, dù đối mặt với cảnh "đói" hay "rách", vẫn có thể giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, một nhân cách đáng quý.
Khi ta giữ được sự "sạch" và "thơm" trong mọi hoàn cảnh, đó chính là biểu hiện của một tinh thần lạc quan và lòng tự trọng sâu sắc. Người có tự trọng sẽ không dễ dàng cúi mình trước khó khăn, không vì nghèo túng mà làm những điều sai trái. Họ hiểu rằng giá trị của một con người không nằm ở sự giàu sang vật chất mà ở sự trong sạch của tâm hồn.
Việc giữ gìn bản thân, dù là bề ngoài tươm tất hay nội tâm trong sáng, cũng thể hiện sự tôn trọng đối với chính mình và những người xung quanh. Một người dù "rách" áo nhưng vẫn "thơm" về nhân cách sẽ luôn được mọi người quý mến, nể trọng. Ngược lại, dù giàu sang phú quý nhưng nhân cách vẩn đục thì khó lòng nhận được sự kính trọng thực sự
Trong xã hội hiện đại, khi mà vật chất đôi khi được đề cao quá mức, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" càng trở nên ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù chạy theo những mục tiêu vật chất, đừng bao giờ quên đi việc giữ gìn những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Áp lực cuộc sống có thể khiến con người dễ dàng sa ngã, nhưng nếu luôn khắc ghi câu tục ngữ này, ta sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua cám dỗ và sống một cuộc đời có ý nghĩa.