K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4,0 điểm) Đọc văn bản:NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu,...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản:

NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU

Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu, Sơn bị thương nặng phải vào Quân y viện. Khi Sơn trở lại đơn vị, anh được phân công tiếp tục ở lại Nghệ An, còn Lê được điều ra Hà Nội. Phần văn bản sau kể về cảnh hai người bạn chia tay để chuyển đến chiến đấu ở những vùng trời khác nhau.

Một đêm, Lê và Sơn đứng bên nhau rất lâu trên cái gò đất xung quanh ì ầm tiếng sấm và tiếng nước lũ đổ về. Trước mặt hai người chỉ huy, những pháo thủ của đại đội pháo cũ gặp nhau trên mảnh đất miền Tây Quảng Bình đang từ biệt nhau. Đại đội pháo của họ như một gốc cây đã lớn, nhựa cây ứ đầy tỏa ra thành hai nhánh.

Đại đội của Lê đã dàn xe pháo sẵn sàng trên mặt đất theo đội hình hành quân.

Lê ngừng lên ngắm một lần cuối cùng vùng trời quê hương mình, nói với Sơn:

– Mấy hôm nay ngày nào chúng cũng cho máy bay trinh sát…

– Cậu cứ yên tâm. Chúng mình sẽ bảo vệ cái đập nước và vùng trời quê hương của cậu bằng mọi giá…

– Tớ rất tin… Tớ rất tin cậu!

Sau ba năm sống với nhau từ ngày hai người còn ngồi trên hai chiếc ghế sắt của một khẩu 37 cũ kỹ, lần này Lê và Sơn mỗi người nhận một nhiệm vụ. Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu. Tận trong những ý nghĩ sâu kín nhất của Lê, anh đã coi Sơn như một đồng chí thân thiết nhất trong đời lính – “Đi nhá!”. Họ bắt tay nhau, từ biệt nhau chỉ có hai tiếng ấy.

Lê bắt đầu một cuộc hành quân dài. Những thùng xe chất đầy đồ đạc. Bên những nòng pháo chênh chếch chĩa lên trời lại bày ra trước mắt thiên hạ cả cuộc sống bình thường của con nhà lính. Hãy nhìn những người chiến sĩ cao xạ ngồi ngất ngưởng hai bên thành xe; có một trăm người lính thì có một trăm cuộc đời và vùng trời quê khác nhau. Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hàu[1], Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

[…] Thế là hôm nay Lê đã đứng dưới bầu trời Hà Nội, cạnh những người đồng đội mới và cũ. Trời gần sáng. Sau lưng Lê, Thủ đô đầy tiếng động như một cái tổ ong vừa thức giấc. Lê tựa lưng vào vách ụ pháo và nhớ lại giấc mơ vừa qua[2]. Phải rồi, Sơn có ra ngoài này đâu? Sơn đang chiến đấu trong vùng trời quê hương của Lê. Ngày nào hai người mới từ biệt nhau trên gò đất trận địa của đại đội Sơn, những ụ pháo ở đấy đắp bằng phù sa sông Lam vàng tươi như nghệ, giữa một bãi sông trồng toàn lạc.

Đất phù sa sông Hồng truyền[3] sang người Lê một cảm giác mát lạnh – “Như thể là mình đã đứng ở đây – Lê chợt nghĩ một cách thú vị – bên cạnh Hà Nội, cái thành phố Thủ đô mà Sơn từng thân thuộc từng gốc cây, từng mảnh tường và cả từng sắc mây trên nóc phố”.

(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu,
NXB Văn học, 2022, tr.33 - 35)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, quê hương của Lê và quê hương của Sơn gắn với hai dòng sông nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Đại đội pháo của họ như một gốc cây đa lớn, nhựa cây ứ đầy toả ra thành hai nhánh.

Câu 4. Nêu vai trò của chi tiết Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Câu 5. Hai ngữ liệu sau đây có sự tương đồng nào về ý nghĩa?

– Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu, Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

(Những vùng trời khác nhau – Nguyễn Minh Châu)

– Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Chú thích:

[1] Ngữ liệu nguồn ghi là Hầu.

[2] Giấc mơ Lê gặp lại Sơn tại Hà Nội được nói đến ở phần đầu tác phẩm.

[3] Ngữ liệu nguồn ghi là là chuyền.

1
2 tháng 7

Chịu!

2 tháng 1 2022

 kế sách " vườn không nhà trống" là 1 kế sách rất hay đối với nhân dân ta, nhờ chính sách" vườn không nhà trống" mà quân dân ta đã chiến thắng 3 lần khi quân nguyên xâm lược

- kế sách này không còn phù hợp, vì quân mĩ có rất nhiều sự chuẩn bị chắc chắn trước khi tiến vào xâm lược nước ta, và có rất nhiều lương thực nên không thể thực hiện được chính sách này

30 tháng 8 2018

Đáp án C
Đội quân tóc dài là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

4 tháng 11 2018

Vì chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí, nên khi áp tai xuống mặt đất, ta nghe rõ các âm thanh do xe tăng chạy trên mặt đất truyền đến hơn so với âm thanh đó truyền qua không khí

16 tháng 7 2020

Cụ Lê Thị Niệm sống cuộc sống giản dị, một mình trong một ngôi nhà cấp 4 ở xã Trung Thành, huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Mặc dù tuổi đã cao, nhưng cụ vẫn thường xuyên xem tivi, nghe đài để nắm tin tức.

Gần đây, qua truyền hình, nghe được lời kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cụ đã suy nghĩ rất nhiều. "Đêm đó tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được, nên ngày hôm sau, tôi có đem số tiền nhỏ 1 triệu đồng lên xã để ủng hộ. Tuy số tiền không lớn nhưng đó là tình cảm của tôi", cụ bà Lê Thị Niệm nói.

Ông Đỗ Gia Xuân, Bí thư xã Trung Thành, huyện Nông Cống kể lại, khoảng 17h ngày 23/3, cụ Niệm đạp xe đến UBND xã và xin gửi số tiền 1 triệu đồng để cùng cộng đồng chung tay chống dịch Covid-19 theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ.

Qua tìm hiểu được biết, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, chồng, con, chị cụ Niệm đã hy sinh; khi nhà nước khó khăn về kinh tế, gia đình cụ từng bán thóc mua công trái chính phủ. Cụ Niệm cũng từng là cựu thanh niên xung phong, cống hiến sức trẻ của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù hiện nay cụ có 3 người con đều thành đạt, nhưng cụ không sống chung với các con mà chọn sống một mình trong ngôi nhà nhỏ để hương khói cho những người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Ông Xuân cho hay,  nghĩa cử cao đẹp của cụ Niệm khiến ông rất xúc động. Sau khi nhận được số tiền của cụ, lãnh đạo xã đã báo cáo lên huyện, đồng thời cho cán bộ tuyên truyền về tấm gương của cụ Niệm trên hệ thống loa truyền thanh của xã để người dân học tập và noi theo.

Tại Hà Tĩnh, câu chuyện của cụ Nguyễn Thị Huệ (98 tuổi) ở thôn Hà Sơn, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn cũng khiến nhiều người xúc động. Nghe tin cả nước đang "chống dịch như chống giặc"  cụ Huệ dành dụm được 1 triệu đồng từ tiền mừng tuổi của con cháu và một phần từ số tiền chế độ của cụ (chế độ dành cho đảng viên 70 năm tuổi Đảng) để mang lên xã ủng hộ chống dịch.

“Bản thân tôi tuổi đã cao, sức yếu không làm được gì nữa, nhưng khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi, tôi quyết định góp chút tiền gọi là của ít lòng nhiều”, cụ Huệ nói.

Bí thư Đảng ủy xã Quang Diệm Nguyễn Xuân Cảnh cho biết: “Khi cụ lên xã bày tỏ nguyện vọng ủng hộ phong trào phòng chống dịch, chúng tôi rất xúc động. Số tiền tuy không lớn, nhưng nghĩa cử cao đẹp của cụ đã nhận được sự hoan nghênh của rất nhiều người”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã phải kéo dài gần 21 năm, trải qua 5 giai đoạn chiến lược; là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, cam go, ác liệt liệt.

- Chiến tranh khiến cho các gia đình phải li tán, rơi vào cảnh thiếu thốn khó khăn: mẹ xa con, vợ xa chồng, cuộc sống nghèo đói khổ sở,..

- Bom đạn cướp đi biết bao sinh mạng quý giá, để lại nỗi thống khổ nhớ nhung và gánh nặng cho những người ở lại.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Kỳ Sơn. Trên các con đường quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều. Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim đại bàng dũng mãnh. Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em. Em yêu quê hương của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

         Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Kỳ Sơn. Trên các con đường quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều. Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim đại bàng dũng mãnh. Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em. Em yêu quê hương của mình.

                                   (Trích Những bài văn hay lớp 6, NXB Văn học, trang 57).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Tìm biện pháp tu từ  trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng. 

Câu 3. Xác định các câu trần thuật đơn? ( các em tự đọc kiến thức lí thuyết bài này và xác định)

Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích trên.

giúp mk với. cảm ơn trước.

0

Quan điểm của em là :

Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.

Vậy cả 2 bạn đều nói đúng !!!!