K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5

Dưới đây là gợi ý trả lời hai câu nghị luận của bạn:


Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích

Trong đoạn trích, diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện tinh tế qua từng cung bậc cảm xúc. Ban đầu, “tôi” mang trong mình cảm giác hồi hộp, lo lắng, thậm chí có phần tự ti trước hoàn cảnh hoặc sự kiện đang diễn ra. Những suy nghĩ, trăn trở nội tâm khiến “tôi” trở nên nhạy cảm với mọi thay đổi xung quanh. Khi đối diện với sự vật, sự việc hoặc con người có ý nghĩa đặc biệt, tâm trạng “tôi” chuyển sang bối rối, xen lẫn niềm vui và sự xúc động. Đặc biệt, khi nhận ra giá trị của những điều giản dị, gần gũi, “tôi” cảm thấy hạnh phúc, biết ơn và trân trọng hơn cuộc sống. Diễn biến tâm trạng ấy không chỉ phản ánh chiều sâu nội tâm mà còn cho thấy sự trưởng thành, thức tỉnh trong nhận thức của nhân vật. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp về sự trân trọng những điều bình dị, về giá trị của cảm xúc chân thành trong cuộc sống.


Câu 2 (4,0 điểm): Nghị luận (khoảng 600 chữ) về văn hóa ứng xử nơi công cộng của thế hệ trẻ ngày nay

Trong xã hội hiện đại, văn hóa ứng xử nơi công cộng là thước đo quan trọng đánh giá ý thức và nhân cách của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong những ngày cả nước tưng bừng kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta càng tự hào về truyền thống dân tộc, càng nhận thấy rõ hơn vai trò của văn hóa ứng xử trong việc xây dựng hình ảnh con người Việt Nam văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những câu chuyện đẹp về lòng yêu nước, sự đoàn kết, vẫn còn không ít hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Đó có thể là việc chen lấn, xô đẩy ở nơi đông người; nói chuyện lớn tiếng, thiếu tôn trọng không gian chung; xả rác bừa bãi, phá hoại của công; hay thậm chí là những hành động thiếu lịch sự trên mạng xã hội. Những hành vi ấy không chỉ làm xấu đi hình ảnh cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng, gây mất trật tự, văn minh nơi công cộng.

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy rằng, mỗi người trẻ đều có thể góp phần xây dựng văn hóa ứng xử tốt đẹp bằng những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa. Đó là việc xếp hàng trật tự khi mua vé, giữ gìn vệ sinh chung, nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, hay đơn giản là mỉm cười thân thiện với người xung quanh. Những hành động ấy, dù nhỏ bé, nhưng lại lan tỏa giá trị tích cực, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự.

Văn hóa ứng xử nơi công cộng không chỉ thể hiện trình độ nhận thức mà còn là biểu hiện của lòng tự trọng và trách nhiệm với cộng đồng. Thế hệ trẻ ngày nay cần nhận thức rõ rằng, mỗi hành động, lời nói của mình đều góp phần tạo nên diện mạo xã hội. Việc giữ gìn và phát huy văn hóa ứng xử không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam.

Để xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng, ngoài ý thức tự giác của mỗi cá nhân, rất cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, nhắc nhở, xây dựng các chuẩn mực ứng xử phù hợp. Chỉ khi mỗi người trẻ đều ý thức được vai trò của mình, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường sống lành mạnh, văn minh, góp phần khẳng định vị thế của dân tộc trên trường quốc tế.

Tóm lại, văn hóa ứng xử nơi công cộng là yếu tố then chốt làm nên một xã hội phát triển bền vững. Thế hệ trẻ hãy là những người tiên phong, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam văn minh, hiện đại trong mắt bạn bè quốc tế.


Nếu bạn cần chỉnh sửa cho phù hợp với đoạn trích cụ thể hoặc muốn mở rộng thêm ý, hãy cho mình biết nhé!

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cậu bé Phrang trong “buổi học cuối cùng” đã có những suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy giáo và thái độ với việc học tiếng Pháp:

- Đầu tiên cậu ngạc nhiên vì:

+ Sự im lặng của lớp học “mọi sự đều bình lặng y như một buổi sang chủ nhật”

+ Vì thành phần tham dự của lớp học “ dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi”, sự tham dự của những cụ già trong làng khiến Phrăng ngạc nhiên hơn cả.

+ Cậu bé còn ngạc nhiên vì sao hôm nay thầy lại ăn mặc trang trọng và dịu dàng với mình, không hề trách mắng ngay cả khi Phrang đi học muộn

- Khi biết được đây là “buổi học cuối cùng” thì cậu choáng váng sau đó là tiếc nuối, ân hận vì:

+ Chẳng bao giờ còn được học tiếng Pháp nữa.

+ Tiếc thời gian ham chơi trước đây.

+ Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.

- Và Phrăng đã xấu hổ, tự giận mình vì thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học và không học thuộc bài trong giờ phút thiêng liêng ấy “lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên”

- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”

- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

*Hoàn cảnh sống:

- Là một họa sĩ nghèo.

- Bị bệnh sưng phổi nặng.

→ Cuộc sống nghèo túng, bệnh tật.

*Diễn biến tâm trạng của Giôn - xi.

- Lúc đầu:

+ Có ý nghĩ: khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân lìa cành thì cũng là lúc cô chết đi.

→ Tâm trạng: buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bất lực chờ cái chết.

- Sau đó:

+ Khi nhìn chiếc lá cuối cùng thì tâm trạng phấn chấn, khao khát trở lại với sự sống.

→  Giôn - xi đã chiến thắng bệnh tật, là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết.

→ Góp phần hoàn thiện bức tranh tình thương giữa con người với con người.


 

31 tháng 1 2021

Qua văn bàn Bài học đường đời đầu tiên, em hiểu được để có những người bạn tốt, em cần vui vẻ, hòa nhã với bạn.Không chỉ vậy, em còn cần biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ động viên bạn trong học tập và cuộc sống. Những bạn còn yếu hơn mình thì em nên giúp đỡ, không trêu chọc, bắt nạt bạn bè. Có như vậy, em mới có nhiều bạn và được bạn bè yêu quý

 

26 tháng 1 2018

ngô kiến huy

26 tháng 3

Skibidi

6 tháng 12 2017

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trong câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắcCâu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được..

7 tháng 12 2017

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trog câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.

Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn khiến cho hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó không những biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...Thật không thể tin được một loài vật hung dữ mà dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng.

Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà.

Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.

Cũng đáp đền ân nghĩa nhưng cách trả ơn của hổ trán trắng có khác. Sau khi được cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác tiều phu để tạ ơn. Cảm động nhất là mười năm sau, khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và về chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, mọi người nhìn thấy hổ trán trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa...

Trong đoạn này, tác giả đặc tả ân nghĩa thủy chung của hổ qua hai tiếng gầm của nó: một tiếng gầm tỏ ý cảm ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm tỏ ý tiếc thương để vĩnh biệt ân nhân. Tiếng gầm này cũng là lời hứa không bao giờ quên ơn người đã khuất.

Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh của hai con vật dữ tợn nhất nhưng lại sống rất nghĩa tình.

Tác giả đã tinh tế khi chọn nhân vật trong truyện là con hổ. Con hổ hung dữ như vậy nhưng nó vẫn biết đền ơn đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, vậy con người với con người thì đã đối xử với nhau thế nào. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.