K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5

Để thiết kế một số sản phẩm thể hiện sự hiểu biết và cảm xúc của bản thân khi giới thiệu về các nghề ở địa phương, bạn có thể lựa chọn những nghề đặc trưng tại quê hương mình và truyền tải chúng qua các sản phẩm sáng tạo. Dưới đây là một số ý tưởng bạn có thể tham khảo:

1. Tranh vẽ về nghề truyền thống

  • Mô tả: Bạn có thể vẽ một bức tranh minh họa về những nghề đặc trưng tại địa phương mình như nghề làm gốm, nghề dệt vải, nghề chài lưới, hoặc nghề trồng trọt. Những bức tranh này không chỉ thể hiện sự hiểu biết về nghề mà còn thể hiện cảm xúc qua màu sắc và các chi tiết trong bức tranh.
  • Cảm xúc: Bạn có thể sử dụng màu sắc tươi sáng để thể hiện niềm tự hào về nghề truyền thống của quê hương mình. Bằng cách này, bạn có thể truyền đạt niềm yêu thích và sự trân trọng đối với nghề nghiệp của người dân địa phương.

2. Video ngắn giới thiệu về nghề

  • Mô tả: Sản xuất một video ngắn (có thể là video TikTok hoặc YouTube) giới thiệu một nghề tại địa phương, với cảnh quay về công việc hàng ngày của người lao động, phỏng vấn một vài người trong nghề đó, và thể hiện cảm xúc của bạn khi tìm hiểu về nghề này.
  • Cảm xúc: Bạn có thể chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân về nghề mà bạn thấy đặc biệt hoặc ấn tượng. Ví dụ, nếu nghề nông là nghề chủ yếu, bạn có thể chia sẻ sự vất vả nhưng cũng đầy niềm vui của những người nông dân.

3. Làm mô hình 3D hoặc đồ thủ công

  • Mô tả: Tạo ra một mô hình 3D hoặc một sản phẩm thủ công nhỏ mô phỏng quy trình hoặc vật dụng đặc trưng của nghề (ví dụ như một chiếc chậu gốm, một con thuyền chài lưới thu nhỏ, một chiếc áo dệt thủ công). Sản phẩm này sẽ thể hiện sự hiểu biết về nghề và quy trình làm việc của nó.
  • Cảm xúc: Khi làm các sản phẩm thủ công, bạn có thể truyền đạt cảm giác tôn trọng, sự kiên trì, hoặc sự khéo léo của người lao động qua từng chi tiết nhỏ.

4. Trang trí sách hoặc tạp chí nghề nghiệp

  • Mô tả: Thiết kế một cuốn sách hoặc tạp chí nhỏ giới thiệu các nghề tại địa phương bạn, với hình ảnh minh họa và những câu chuyện, kinh nghiệm của người làm nghề. Cuốn sách này có thể được trình bày dưới dạng một cuốn sổ tay nhỏ hoặc một ấn phẩm.
  • Cảm xúc: Bạn có thể thêm vào những đoạn văn mô tả cảm nhận cá nhân về công việc mà bạn yêu thích, sự kết nối giữa người lao động và cộng đồng, hay những cảm xúc khó quên khi chứng kiến quá trình lao động vất vả nhưng đầy đam mê.

5. Thiết kế poster hoặc infographics

  • Mô tả: Tạo ra một poster hoặc một infographics về một số nghề đặc trưng tại địa phương. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, số liệu và thông tin minh họa để giới thiệu các công việc này một cách sinh động và dễ hiểu.
  • Cảm xúc: Bằng cách sử dụng màu sắc, hình ảnh và các yếu tố thiết kế, bạn có thể truyền tải sự tự hào, sự khó khăn, hoặc niềm vui trong công việc của những người lao động địa phương.

6. Bài thuyết trình hoặc hội thảo nhỏ

  • Mô tả: Tổ chức một bài thuyết trình hoặc hội thảo nhỏ tại trường học, cộng đồng hoặc qua một nền tảng trực tuyến (Zoom, Google Meet). Trong bài thuyết trình, bạn sẽ giới thiệu các nghề ở địa phương, chia sẻ câu chuyện, hình ảnh và các thông tin thú vị về nghề.
  • Cảm xúc: Bạn có thể thể hiện cảm xúc của mình khi nói về những nghề mà bạn thấy gần gũi, thể hiện sự yêu thích và tôn trọng những người lao động trong cộng đồng của mình.

7. Sản phẩm sáng tạo từ âm nhạc (Nếu có khả năng âm nhạc)

  • Mô tả: Nếu bạn biết chơi nhạc, bạn có thể sáng tác một bài hát ngắn về một nghề đặc trưng tại địa phương. Bài hát có thể nói về quá trình làm nghề, khó khăn và niềm vui của người lao động.
  • Cảm xúc: Âm nhạc là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải cảm xúc. Bạn có thể sử dụng nhạc nền phù hợp với chủ đề, ví dụ như những giai điệu vui tươi khi nói về nghề đánh bắt cá, hoặc những giai điệu trầm lắng khi nói về nghề nông.

Mỗi sản phẩm sẽ là một cách thể hiện khác nhau về sự hiểu biết và cảm xúc của bạn đối với các nghề địa phương, giúp người khác nhận ra những giá trị văn hóa và sức lao động quý giá của cộng đồng mình.

10 tháng 8 2023

Tham khảo
1.
loading...
2. Bức tranh về một góc phố ở Việt Nam
3.Em cảm thấy những bức tranh phần nào đã tái hiện được vẻ đẹp của đất nước ta. Là một con người Việt Nam, em cảm thấy rất tự hào về quê hương đất nước của mình.

10 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

làm mô hình chùa một cột bằng tre 

25 tháng 9 2023

tham khảo

- Cảnh quan thiên nhiên được thể hiện qua sản phẩm trong triển lãm: Đà Lạt

- Hiểu biết của em:

+ Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao so với mặt nước biển là 1.500m và diện tích tự nhiên là 393,29 km2.

+ Vì là vùng núi nên địa hình Đà Lạt cũng khá là hiểm trở và phức tạp. Cụ thể thì nó được chia thành hai loại địa hình khác nhau. Địa hình thấp đồng bằng và địa hình đồi núi cao. Và thành phố Đà Lạt  được ôm trọn bởi các đồi núi nằm xung quanh. Nhìn từ xa thì trông hệt như cái lòng chảo rộng khoảng 1.700m được bảo vệ bởi những bức tường kiên cố xung quanh.

+ Phần thấp hơn  là địa hình thấp hay còn gọi là phí lòng chảo. Địa hình này gồm những dãy núi nhỏ đỉnh tròn, độ cao tương đối thấp khoảng 25m đến 100m. Xếp với nhau như những con sóng nhấp nhô. Có lẽ vậy nên con đường đi vào Đà lạt luôn là con đường lí tưởng cho những du khách đặc biệt là các bạn trẻ đam mê đi phượt.

+ Đà Lạt– Buổi sáng se lạnh, buổi trưa bầu trời trong xanh, buổi chiều đôi khi âm u. Ngoài ra có lúc lại xuất hiện vài cơn mưa nhẹ và có những cơn mưa phùn rơi năng hạt. Còn buổi tối thì se se lạnh, sương mù giăng kín những con đường đi. Có thể nói Đà Lạt là thành phố có khí hậu tuyệt vời nhất nước Việt Nam ta. Vì sở hữu một độ cao như vậy, nên khí hậu quanh năm vô cùng mát mẻ.

+ Đà Lạt mang một nét đẹp về văn hóa mà khiến bao nhiêu người phải say lòng. Vì ở đây mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đồng bào tây nguyên. Nào là người M’nông, Ê đê, K’ho,..Mỗi dân tộc gắn với mỗi nền văn hóa rất đẹp và cũng rất độc đáo. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nét đẹp huyền thoại nơi núi rừng tây nguyên nổi danh khắp mọi miền từ bao đời nay.

- Cảm xúc của em:

+ Hào hứng, mong đợi được một lần đến với Đà Lạt.

+ Tự hào vì quê hương, đất nước mình sở hữu một vùng đất mộng mơ như vậy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Chọn một tiểu phẩm để diễn lại cảnh thầy cô đang dạy học hoặc một bài hát nhằm tri ân thầy cô. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

23 tháng 11 2017

Sản xuất hộp bút:

- Hộp có chiều dài 350 mm, chiều rộng 220 mm, gồm 3 bộ phận:

    + Ống đựng bút.

    + Ngăn để sách vở.

    + Ngăn để dụng cụ.

- Tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng.

- Ngăn đựng sách vở cần tạo đường cong đẹp thuận tiện cho việc lấy sách.

- Ngăn đựng dụng cụ hẹp, gọn, mặt ngoài tạo thành mặt cong uyển chuyển, có thêm một ngăn.

- Làm mô hình, chế tạo thử hôp đựng, sau đó đặt sách vở và đồ dùng học tập vào hộp xem có hợp lí không.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
Kĩ sư cơ khí; Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: thiết kế các chi tiết, máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp...
Kĩ sư điện; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện, động cơ điện, hệ thống tự động hóa sản xuất, các thiết bị điện gia dụng, ...
Kĩ sư điện tử;Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử: thiết kế các mạch, hệ thống, linh kiện điện tử sử dụng trong hàng không vũ trụ, ra đa, điều khiển từ xa, các thiết bị điện gia dụng và cá nhân như ti vi, máy tính, điện thoại di động, ...
Kĩ sư xây dựng; Kĩ thuật viên kĩ thuật xây dựng: thiết kế các công trình dân dụng như nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng, các công trình công nghiệp, cầu hầm, bến cảng, sân bay, ...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

1. Trồng lúa.

2. Chăn nuôi gia súc (lợn)

3. Trồng cây ăn quả

4. Thợ hàn

5. Thợ xây

6. Thợ may

7. Làm muối

8. Nghề đan

- Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.