K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành du lịch bao gồm:

  1. Vị trí địa lý: Các khu vực có vị trí thuận lợi, gần các tuyến giao thông chính, hoặc có cảnh quan thiên nhiên đẹp thường thu hút nhiều khách du lịch hơn.
  2. Tài nguyên du lịch: Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch tự nhiên (biển, núi, rừng) và tài nguyên văn hóa (di sản văn hóa, lễ hội, ẩm thực) là yếu tố quan trọng quyết định sự hấp dẫn của điểm đến.
  3. Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng, và các dịch vụ hỗ trợ khác cần được phát triển đồng bộ để phục vụ nhu cầu của du khách.
  4. Thị trường khách du lịch: Xu hướng và nhu cầu của khách du lịch, bao gồm độ tuổi, sở thích, và khả năng chi tiêu, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.
  5. Chính sách và quản lý: Các chính sách của chính phủ về phát triển du lịch, quảng bá điểm đến, và bảo vệ môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch.
  6. Yếu tố kinh tế : Tình hình kinh tế chung của một quốc gia hoặc khu vực có thể ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người dân cho du lịch.
  7. Yếu tố xã hội và văn hóa: Sự thân thiện của người dân địa phương, an ninh, và sự đa dạng văn hóa cũng là những yếu tố thu hút khách du lịch.
  8. Công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi cách thức quảng bá và tiếp cận khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.
3 tháng 2 2023

- Tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển và phân bố du lịch, là nhân tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

- Thị trường khách du lịch ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển du lịch, tới cơ cấu các sản phẩm du lịch và doanh thu của ngành du lịch. Thị trường khách du lịch nội địa hay quốc tế có nhu cầu du lịch khác nhau, mức chi tiêu khác nhau.

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ,...) ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, tới khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Các nhân tố khác: các nhân tố kinh tế - xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch.

12 tháng 4 2022

a

7 tháng 11 2023

- Du lịch có vai trò, đặc điểm

+ Vai trò: Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước; Tạo nguồn thu (cả về ngoại tệ) cho đất nước; Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Đặc điểm: Du lịch là ngành đặc biệt, là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề khác, hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ,…

- Nhân tố ảnh hưởng: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, thị trường (khách du lịch), cơ sở vật chất - kĩ thuật,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Hoạt động du lịch trên thế giới phát triển nhanh; Số lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng; Doanh thu từ du lịch cũng tăng nhờ lượng khách du lịch tăng,..

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

25 tháng 11 2018

Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ tùy thuộc vào các nhân tố sau:

- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động

- Quy mô cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư.

- Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa

- Thu nhập thực tế, mức sống dân cư

- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, …

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

7 tháng 12 2019

Đáp án C

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch:

- Sự có mặt của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên trên, tạo ra sản phẩm du lịch.

- Thị trường (khách du lịch) có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật (cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại,…) và cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước,…) là những điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch.

- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho du khách.

- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước, điều kiện an ninh – chính trị và an toàn xã hội, dịch bệnh,…đều có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành du lịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Vai trò: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua; Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường;

- Đặc điểm: Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất; Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch,…

- Nhân tố tác động: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, trình độ kinh tế, dân cư,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch phân bố rộng khắp và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước phát triển.

13 tháng 12 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)