(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trong thái độ tích cực với bản thân, chúng ta cần phải có ước mơ. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua.”.
Bởi vậy mà ước mơ sẽ làm cho con người sống có mục đích, nghị lực. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi ta nuôi dưỡng ước mơ. Bạn có ước mơ cũng như bạn có cả gia tài. Để biến ước mơ thành hiện thực bạn phải có lòng quyết tâm cao độ. Phải lập ra kế hoạch cho cuộc đời mình và ngày ngày hiện thực hóa giấc mơ đó. Cuộc sống mà không có ước mơ sẽ tệ hại kinh khủng. Bởi khi đó ta đã đánh mất mục tiêu sống của mình. Không có sự đam mê, sáng tạo sẽ khiến bạn chán nản và không tâm huyết với công việc mình đang làm. Bạn không có động lực để vượt qua khó khăn và luôn bằng lòng với những gì mình đang có.
Trước khi có một cái gì đó là hữu hình thì nó là ước mơ, nó đã nằm trong đầu của ai đó. Cũng như trước khi có iPhone, iPad ngày nay thì nó đã nằm trong đầu của Steve Jobs từ rất lâu rồi. Bạn ước mơ càng lớn lao vĩ đại thì con người của bạn sẽ có động lực để sống càng lớn lao vĩ đại. Bạn phải sống, phấn đấu để xứng đáng với ước mơ đó. Nó quyết định mọi hành xử, hành động của bạn.
Khi đã có ước mơ bạn không được do dự để rồi đánh mất ước mơ của mình. Một khi ý tưởng xuất hiện mà bạn không hành động, nó xuất hiện rồi mất đi, xuất hiện lại mất đi, thì đến một ngày nào đó nó không xuất hiện nữa. Bởi vì nó là một thói quen.
Mọi ước mơ dù mơ hồ đều có một giá trị, vì vậy hãy luôn tin tưởng vào nó. Đừng nghĩ nó viển vông, đừng nghĩ nó vớ vẩn. Quan trọng là bạn cố gắng vì nó như thế nào và nỗ lực đến đâu mà thôi. Đôi khi một ước mơ, một công việc tưởng chừng như điên rồ nhưng người ta vẫn làm được, vẫn tỏa sáng trên đỉnh cao thành công đấy các bạn ạ.
(Thay thái độ đổi tương lai, Lê Văn Thành, NXB Dân trí, năm 2016, tr.65 – 66)
Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả, cuộc sống mà không có ước mơ sẽ như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Xác định phần dẫn trong các câu sau và cho biết phần đó được dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp?
Trong thái độ tích cực với bản thân, chúng ta cần phải có ước mơ. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua.”.
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: Một khi ý tưởng xuất hiện mà bạn không hành động, nó xuất hiện rồi mất đi, xuất hiện lại mất đi, thì đến một ngày nào đó nó không xuất hiện nữa.
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
a