Viết bài văn NLXH suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:
+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.
+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.

Truyện ngắn Tầng hai của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa một bức tranh hiện thực về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại. Đó là một mối quan hệ phức tạp, đầy mâu thuẫn và cạm bẫy.
Mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên xa cách và lạnh lùng. Mọi người đều bận rộn với cuộc sống của riêng mình, không có thời gian để quan tâm đến nhau. Họ sống trong những thế giới riêng biệt, không giao tiếp với nhau, không hiểu nhau. Điều này dẫn đến sự cô đơn, lạc lõng và vô nghĩa trong cuộc sống của mỗi người.
Quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại cũng thay đổi rất nhiều so với trước đây. Trước đây, hạnh phúc được coi là một trạng thái tâm lý bình yên, hài lòng với cuộc sống. Nhưng ngày nay, hạnh phúc được coi là một trạng thái kiếm được nhiều tiền, có một cuộc sống giàu sang, quyền lực. Đây là một quan niệm hạnh phúc rất sai lầm. Hạnh phúc không phải là những thứ vật chất bên ngoài. Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý bình yên, hài lòng với cuộc sống, được sống với những người mình yêu thương.
Truyện ngắn Tầng hai đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với con người và quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần sống chậm lại, quan tâm đến nhau nhiều hơn, tìm kiếm hạnh phúc trong những điều giản dị nhất của cuộc sống.

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
Đáp án cần chọn là: C

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận rất cần thiết và quan trọng của cơ thể. Nếu thiếu một bbộ phận nào thì các bộ phận còn lại và cơ thể cũng k thể hoạt động tốt. CŨng như chúng ta, những phần tử cũng rất là quan trọng trong cộng đồng xã hội, chúng ta phải luôn giúp đỡ nhau để xã hội luôn trở nên văn minh.
Sai thì thôi nhé. ý kiến của mình

Đạo đức của Việt Nam hiện nay thì chưa tốt. Vẫn còn khá nhiều người không văn minh. Tình trạng này cần khắc phục hơn.
Suy nghĩ : Đạo Đức ở Việt Nam hiện nay đã tốt , cần phát huy mạnh hơn và rộng rãi hơn để tiếp tục duy trì . Nhiều nơi như bệnh viện , phố xá , trường học ,... được nhiều người biết đến là nơi có đạo đức , cư xử đúng mực. Chưa ai từng phản ánh về hiện tượng này và nhiều người vẫn luôn thực hiện chúng.
-> Đáng để khen ngợi và học hỏi theo. Bản thân em nên học hỏi như vậy để mai sau còn giúp ích cho nhiều công việc khác nhau , nhiều lĩnh vực. Cũng giúp cho Việt Nam thêm nổi tiếng với con người ở đây có đạo Đức đáng ngưỡng mộ.
Trong cuộc sống, con người không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn sống, học tập và làm việc trong một cộng đồng. Chính vì thế, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trở thành một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của mỗi người cũng như sự tiến bộ của xã hội. Một cá nhân mạnh mẽ sẽ góp phần tạo nên một tập thể vững mạnh; ngược lại, một tập thể lành mạnh, đoàn kết sẽ là môi trường tốt giúp cá nhân phát triển toàn diện. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vì vậy luôn phải được xây dựng trên sự hài hòa, tôn trọng lẫn nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung.
Cá nhân là đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Mỗi người đều có tư duy, tính cách, năng lực và quan điểm riêng biệt. Sự đa dạng đó làm nên bản sắc của một tập thể. Nếu từng cá nhân biết nỗ lực, không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân thì tập thể sẽ được nâng lên về chất lượng, trở nên tích cực, sáng tạo và hiệu quả hơn. Như những viên gạch vững chắc làm nên một công trình kiên cố, sự đóng góp của từng người là yếu tố cốt lõi quyết định sức mạnh của cả một cộng đồng.
Tuy nhiên, cá nhân cũng không thể tách rời tập thể. Trong một tập thể đoàn kết, công bằng và văn minh, mỗi người sẽ được hỗ trợ, bảo vệ và tạo điều kiện để phát huy năng lực. Chính môi trường ấy giúp con người nhận ra giá trị bản thân, rèn luyện đạo đức, học cách sống có trách nhiệm và sẻ chia. Tập thể giống như một cái nôi nuôi dưỡng nhân cách và năng lực của cá nhân, giúp họ trưởng thành và cống hiến tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu cá nhân chỉ biết đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích chung, hoặc nếu tập thể áp đặt, không tôn trọng cá tính riêng thì mối quan hệ này sẽ trở nên lệch lạc. Một cá nhân ích kỷ sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết chung, còn một tập thể không công bằng sẽ làm mất đi động lực và niềm tin của con người. Vì vậy, cá nhân cần sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết dung hòa giữa "cái tôi" và "cái ta", còn tập thể cần tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận và khích lệ từng thành viên.
Là học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước – chúng ta cần rèn luyện bản thân thật tốt, sống chan hòa, biết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, biết lắng nghe và hợp tác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giữ vững bản lĩnh cá nhân, không đánh mất chính mình trong đám đông, để từ đó xây dựng một tập thể vững mạnh và nhân văn.
Tóm lại, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là mối quan hệ tương hỗ, không thể tách rời. Một tập thể vững mạnh không thể thiếu sự đóng góp của từng cá nhân, và mỗi cá nhân chỉ có thể phát triển tốt khi được sống trong một cộng đồng tốt đẹp. Giữ gìn sự hài hòa trong mối quan hệ ấy chính là chìa khóa để xây dựng một xã hội văn minh và nhân bản hơn.