K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2023

Năm nào cũng vậy, cứ đến 29 Tết, em và mẹ lại rủ nhau đi chợ xuân. Trên đường đi, các phương tiện lưu thông thuận lợi.

Gần Tết, không khí thường trở lạnh. Cái lạnh như cắt da cắt thịt, mưa phùn lại rơi nhiều hơn khiến cho mọi người ai cũng muốn nhanh thật nhanh trở về nhà sum họp bên tổ ấm gia đình.

Đường Trường Chinh vốn là một con đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc. Gần Tết, số người tham gia giao thông lại càng đông hơn, khiến cho con đường tắc cả một đoạn dài. Em và mẹ phải cố gắng lắm mới nhích lên được một chút. Trời mưa mỗi lúc một mau khiến cho đường càng trở nên trơn và bẩn. Giữa dòng người đông đúc, thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ đồng phục công an, bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh lá vối. Tay chú cầm một chiếc dùi cui giơ lên giơ xuống không ngừng.

Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn bên dưới là khuôn mặt chữ điền, toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Trong làn mưa, đôi mắt đen to của chú lấp lánh. Còn làn da hơi ngăm màu bánh mật càng tỏ rõ vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh của người chiến sĩ. Trên ngực chú đeo một chiếc thẻ đề tên và chức vụ rất ngay ngắn. Thỉnh thoảng chú lại đưa chiếc còi đeo trên ngực lên miệng thổi đế’ báo hiệu cho các phương tiện giao thông. Mọi động tác của chú rất nhanh chóng và chính xác.

Càng lúc dòng người càng đông, con đường Trường Chinh trở nên chật chội hơn. Các phương tiện không đi theo một hàng lối nhất định, xe nào xe nấy mạnh ai nấy đi. Vỉa hè giờ cũng trở thành đường đi.

Trước tình hình đó, chú vừa thổi còi vừa hướng dẫn cho một số chiếc xe máy đi lùi vào phía trong và tiến lên phía trên để lấy chỗ cho chiếc xe ô tô phía sau tiến thẳng lên không lấn sang phần đường ngược chiều. Chú cố gắng chia đường làm hai: một dòng đi lên, một dòng đi xuống. Nhanh nhẹn tháo vát, chú chạy lên chạy xuống để hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Chiếc áo mưa màu xanh rách mất mảng lớn phía sau nhưng chú cũng chẳng nề hà. Mặt chú ướt đẫm nước mưa nhưng tay chú vẫn luôn điều chỉnh hướng đi cho xe. Dòng xe cộ lộn xộn dần dần được phân thành hai luồng. Một luồng đi lên, một luồng đi xuống không bên nào lấn đường bên nào.

Giải quyết tạm ổn chỗ ách tắc, chú nhanh nhẹn chạy lại phía dầu ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ rồi ra hiệu cho luồng xe đi lên được phép rẽ phải. Được khoảng một phút khi luồng ngược chiều đã nhiều xe, chú lại ra hiệu cho luồng xe rẽ phải dừng lại nhường đường cho luồng xe đi thẳng. Cứ thế hai luồng xe thay phiên nhau đi. Em và mẹ cũng tuân thủ rất tốt hiệu lệnh của chú công an. Khoảng một lúc sau đường đã thông hơn. Trên khuôn mặt ướt nước mưa và mồ hôi của chú thoáng nở một nụ cười mãn nguyện trước thành quả lao động của mình./Em rất khâm phục các chú – những con người luôn ngày đêm không quản gian khó phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Sau này nhất định em sẽ trở thành một chiến sĩ công an, trở thành người đảm bảo an toàn cho xã hội.

17 tháng 1 2022
Từ nhà em đến trường học, em được bố mẹ chở đi qua nhiều con đường, nhiều ngã tư đèn xanh, đèn đỏ. Một hình ảnh xuất hiện nhiều lần và gây ấn tượng mạnh mẽ trong em đó là hình ảnh chú công an điều khiển giao thông. Dường như ở đâu xuất hiện hình ảnh của các cô, các chú công an giao thông thì ở đoạn đường ấy xe cộ trở nên trật tự hơn, con đường em đến trường được thoáng đẹp và rộng rãi hơn.Em còn nhớ như in, có một lần bố chở em đi học qua ngã tư gần Quảng trường Hồ Chí Minh, trời mưa phùn, lạnh và nhiều sương mù, hình ảnh chú công an giao thông xuất hiện trên bục cao, khoác trên người bộ quân phục màu vàng nổi bật, dáng người cao ráo, khuôn mặt khá nghiêm nghị nhưng rất thân thiện. Dường như chú đã đứng ở đó từ lâu, vì trên mũ và bờ vai của chú đã thấm ướt vì mưa lạnh. Xe bố chạy thoáng qua, nhưng em cũng đã kịp nhìn được những cử chỉ, nét đặc trưng của chú công an giao thông, chú có khuôn mặt thân thiện, vóc dáng người to cao, cặp mắt nhanh nhẹn dõi theo từng dòng xe qua lại, miệng chú sử dụng còi hiệu, hai tay mang tất trắng liên tục điều khiển, hướng dẫn giao thông linh hoạt, cử chỉ dứt khoát, hông chú đeo thắt lưng và bộ đàm trông rất chỉnh tề và đẹp mắt. Em có hỏi bố chú công an tên gì, bố chỉ nói “để biết chú đó tên gì thì con chỉ cần lại gần và nhìn lên ngực phải của chú ấy sẽ thấy biển tên và số hiệu của ngành công an”. Bố và em chậm rải đến trường, trong em luôn giữ lại hình ảnh rất đẹp về chú công an giao thông, những hồi còi điều khiển giao thông lúc ngắn, lúc dài, lúc ngắn quảng, lúc liên hồi như đang nhắc nhở em và mọi người phải đi lại cẩn thận, tham gia giao thông trên đường phải bảo đảm an toàn. Em hiểu công an giao thông là nghề cao quý, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn xe cộ, còn thường xuyên không ngần ngại nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe mọi người, giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp khó khăn trên đường.Hình ảnh chú công an giao thông không phải ở đâu xa lạ, nơi em ở chỉ ra đường một lúc là có thể được nhìn thấy hình ảnh rất đẹp và đáng tự hào đó. Sau này em sẽ lựa chọn một nghề cao quý, có thể giúp đỡ và bảo vệ mọi người như các cô, các chú công an giao thông.
22 tháng 2 2017

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục đích

- Giúp người dân tăng cường ý thức về an toàn giao thông (ATGT).

- Giúp các bạn đội viên học sinh trong trường, lớp hiểu thêm về ATGT vfa gương mẫu hơn nữa trong chấp hành ATGT.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban tổ chức: Lớp trưởng + Lớp phó + 4 Tổ trưởng.

- Công tác chuẩn bị: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động về ATGT, trống ếch, kèn.

- Phân công cụ thể:

+ Tổ 1: 1 loa cầm tay, 1 lá cờ Tổ quốc.

+ Tổ 2: 1 lá cờ đội, 1 tranh cổ động về ATGT.

+ Tổ 3: 1 biểu ngữ, 2 trống ếch.

+ Tổ 4: 2 kèn, 1 loa cầm tay.

+ Nước uống: thủ quỹ Thu Hương + Thư.

- Trang phục: đồng phục, khăn quàng đỏ.

III. Chương trình cụ thể

Địa điểm: đường An Dương Vương từ ngã ba Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương đến chợ An Đông.

- 8 giờ: Tập trung tại trường, điểm danh (xếp thành hàng 1).

- 8 giờ 30 phút: Bắt đầu diễu hành cùng các lớp.

+ Tổ 1: Đi đầu với cờ Tổ quốc (Cường), trống ếch (Tú, Thái).

+ Tổ 2: Cờ đội (Tuấn), hô khẩu hiệu (Quang, Lâm, Tùng).

+ Tổ 3: Kèn (Minh), biểu ngữ (Nguyệt, Linh).

+ Tổ 4: Tranh cổ động (Thi, Trúc), đọc Luật giao thông.

* Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng kiểm tra chung.

- 10 giờ: Diễu hành về trường.

- 10 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường.

11 tháng 2 2023

Bác Hoàng là một công dân gương mẫu ở khu phố em , không chỉ vậy bác còn là ban tổ trưởng của nhà văn hóa nơi em ở. Bác luôn tổ chức các chương trình trong nhà , nào là những cuộc họp quan trọng,những đợt tiêm vắc - xin hồi còn dịch cũng đều có mặt bác tới để tiêm cho mọi người ... Đặc biệt em ấn tượng nhất là đợt bác tổ chức quyên góp tiền gửi cho người Miền Trung , ủng hộ tăm của người khuyết tật .Em rất yêu quý Bác Hoàng , bác không chỉ là một người công dân gương mẫu mà bác còn là người có trách nhiệm đối với đất nước .

12 tháng 2

Bác Khách là tổ trưởng dân phố khu phố gia đình mình ở. Năm nay, bác khoảng 50 tuổi. Mình cũng không biết nên bắt đầu từ đâu khi kể về bác cho các bạn nghe. Thôi thì mình thấy sao, nghĩ sao thì kể cho các bạn nghe như vậy nhé. Khi mình học lớp Một, mình đã thấy bác làm tổ trưởng dân phố rồi. Bởi vì mình thường thấy bác đi đến các nhà trong khu phố, khi thì thu tiền đóng góp cho những hoạt động công cộng. Khi thì bác mời bà con khu phố ra tổng vệ sinh. Thấy bác lúc nào cũng bận rộn với công việc của khu phố, mẹ mình thường nói làm tổ trưởng dân phố công việc thì nhiều mà chẳng có quyền lợi gì đâu. Những người làm tổ tưởng dân phố là phải nhiệt tình lắm, có trách nhiệm với bà con lối xóm lắm mới làm được lâu như bác ấy. Quả thực, cứ thứ 7 hàng tuần, bác đến từng nhắc nhở mọi nhà ra làm vệ sinh nên lúc nào đường phố cũng sạch đẹp. Một số người không có ý thức đổ nước ra đường làm ảnh hưởng đến bà con khu phố, bác đến nhắc nhở rất nhiều lần. Một bóng điện đường hỏng, bác thay ngay để đảm bảo ánh sáng cho mọi người đi đường. Có mấy nhà bán vật liệu xây dựng đổ bừa bãi ra đường, bác đến yêu cầu họ dọn dẹp lại ngay. Trong khu phố còn một vài nhà gặp khó khăn, bác đã vận động bà con trong khu phố đóng góp ít nhiều tùy khả năng để giúp họ có thể vượt qua những khó khăn ấy. Bà con khu phố rất quý trọng bác. Ba mẹ mình rất kính trọng và cảm phục bác. Ba mẹ mình nói bác là người có nhiều đóng góp trong việc đưa khu phố mình trở thành khu phố Văn hóa. Mình quý bác lắm. Thỉnh thoảng mình giúp bác đi mời bà con khu phố ra làm tổng vệ sinh hoặc giúp bác mời bà con đi họp. Chuyện về bác tổ trưởng dân phố của mình là như vậy đấy. Mình chờ nghe chuyện về bác tổ trưởng dân phố của các bạn đấy. Tả bác tổ trưởng dân phố mẫu 4 Tả bác tổ trưởng Nhà em nằm ở giữa một khu phố nhỏ yên bình, ở ngoại ô thành phố. Cách vườn cây là đến hai nhà hàng xóm sát vách. Trong đó, có một vị hàng xóm rất đặc biệt, đó là bác Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố. Bác Ngọc là cái tên được cả khu phố vui vẻ và quý mến khi nhắc đến. Bác góa vợ, con gái lại lấy chồng trên thành phố nên bác sống một mình trong căn nhà nhỏ. Chính vì thường ngày bác rất tốt bụng, hễ có ai cần giúp bác đều xắn tay áo không nề hà mà đến giúp hết sức. Em không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi, chỉ thấy bác thường mặc bộ đồ Tàu lịch sự và đẹp đẽ như mấy diễn viên trên phim. Mái tóc muối tiêu của bác được chải gọn về sau đầu, để lộ cái trán hơi hói nhẵn bóng. Dáng người bác đậm chứ không gầy, thế nhưng mỗi bước đi đều nhanh nhẹn khỏe khoắn chứ không hề có dấu hiệu của tuổi già. Cứ mỗi sáng bác lại đạp xe một vòng quanh khu phố kiểm tra tình hình, quay về nhà đọc báo, xem thời sự và làm vài việc của khu phố. Nhà bác có một vườn cây ăn trái rộng, đây là khu vui chơi lý tưởng của đám con nít trong khu phố. Bác cũng rất thoải mái, bác nói mình bác ăn không hết nên mấy đứa cứ hái mà ăn. Chỉ chờ có vậy, chúng tôi ùa lên hái nào là xoài, ổi, mận, cóc,... ăn đến no nê. Mỗi lần như thế, bác cười hiền từ rồi chuẩn bị nước cho chúng tôi rửa tay chân nữa. Bác Ngọc rất được lòng mọi người bởi tính tình thẳng thắn và trách nhiệm với công việc của mình. Khu phố nhờ có bác mà quy củ hơn hẳn, không có gia đình nào đánh nhau hay trộm vặt nữa. Em rất quý người hàng xóm đặc biệt này.

10 tháng 2 2019

Để ngôi trường được bình yên, an toàn, ổn định hẳn không thể thiếu vai trò quan trọng của bác bảo vệ. Bác giống như một vị thần đang trông coi tòa lâu đài diễm lệ để tránh sự xâm phạm của kẻ xấu. Với chúng em, hình ảnh bác bảo vệ yêu kính ngày ngày trông coi, bảo vệ ngôi trường thân thương đã rất quen thuộc và gần gũi. Em rất yêu quý và kính trọng bác.

Bác giống như bậc cha, chú trong nhà. Có gì không phải bác đều chỉ bảo cho chúng em rất nhiệt tình. Bác có lẽ năm nay đã ngoài 40 tuổi. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, nước da ngăm đen, có lẽ vì phải lăn lộn nhiều trước sóng gió cuộc đời nên làn da trông rất khỏe và cứng rắn. Khuôn mặt ấy cũng đã có những nếp nhăn, những vết chai sạn nhưng trông vẫn rất hiền lành và tốt bụng. Bác không hay cười nói, có lẽ để chúng em biết khuôn phép và tuân thủ thì bác muốn giữ sự nghiêm nghị ấy để răn đe chúng em nề nếp được tốt hơn. Dáng người bác khá vạm vỡ, những bước đi chắc nịch, vững chãi trông rất da dáng một người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, an toàn cho trường học.

Với bác, lần đầu nếu không quen và hay tiếp xúc thì hẳn sẽ nghĩ rằng bác rất nghiêm khắc và khó tính. Nhưng kì thực không phả như vậy, bác luôn tạo cho chúng em một sự thân mật nhất định để chúng em không được phép đùa quá chớn. Bác rất tốt bụng, có gì ngon bác thỉnh thoảng cũng hay chia đều cho chúng em. Nhưng điều khiến bọn em kính trọng chính là thái độ và tinh thần bác làm việc. Bác làm việc rất nghiêm túc và cẩn trọng, không bao giờ để ban giám hiệu trường phải nhắc nhở nhiều. Các thầy cô giáo trong trường thỉnh thoảng nếu chưa tới giờ lên lớp thường hay ghé qua chỗ bác hỏi thăm tình hình, đánh cờ và uống nước. Cảm giác rất thân mật và gần gũi.

Công việc của người bảo vệ hẳn cũng không dễ dàng gì. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và sự hi sinh lớn lao nữa. Hàng ngày, bác phải dậy sớm từ lúc trước 6h để đi đến các lớp học mở cửa chờ chúng em bước vào. Mùa nắng thì không vấn đề gì, nhưng nếu là mùa lạnh cái rét cắt da cắt thịt chúng ta chỉ muốn ngồi trong chăn cuộn tròn ấm áp thì lúc ấy bác đã phải dậy từ trước để làm nhiệm vụ. Túc trực suốt 24h có lẽ ngôi trường coi bác như người cha già kính yêu luôn chăm sóc, lo lắng cho nó. Ban đêm, khi trời mờ dần, bầu trời chỉ còn là một tấm vải đen thì bác phải đi quanh trường một lượt, xem lớp nào chưa tắt điện, khóa cửa lớp bác lại làm hộ công việc đó. Ban đêm hễ có tiếng động bất chấp mưa gió thế nào bác cũng phải dậy kiểm tra. Tối đến, trước khi đi ngủ, bác đều phải tuần tra cả trường lại một lượt rồi mới yên tâm kê lưng gối đầu. Ngoài việc trông coi an ninh trường, bác còn giúp nhà trường quản lí gián tiếp chúng em, xem đứa nào hay nghịch ngợm, vi phạm nề nếp thì ghi lại báo lên để bị xử phạt. Không phải bác ghét bỏ gì, mà làm như vậy là để chúng em lớn dần lên và quen với sự tự lập, nghiêm khắc để nghiêm túc với bản thân. Nhờ sự ân cần và sự nghiêm khắc đúng mực ấy bác đã dạy chúng em rất nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bác giống như bậc cha chú trong nhà, luôn yêu quý chúng em.

Chúng em luôn yêu quý, kính trọng bác. Tưởng tượng sau này càng lớn dần lên, phải xa mái trường thân yêu, xa bác, chúng em mỗi khi mắc khuyết điểm sẽ không còn được chỉ bảo nhẹ nhàng như vậy, mà cuộc sống sẽ đáp trả theo một cách khác, em lại càng lưu luyến không rời. Cảm ơn bác vì luôn bên cạnh bọn cháu trong suốt những tháng năm học trò.

10 tháng 2 2019

Vì bạn trả lời đầu tiên nên mình cho bạn 3 k 

9 tháng 5 2018

- Cháu tên là gì ?

- Bố mẹ cháu tên lả gì ?

- Địa chỉ nhà cháu ở đâu ?

- Cháu có có thể đọc cho chú số điện thoại của bố mẹ (người thân) mình không ?

6 tháng 11 2017

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Mình cũng ko chắc ^^ Mà bạn cứ lấy ý nhỏ trong này nha ^^ Kết bạn và nhắn tin cho mình <3

6 tháng 11 2017

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông

 

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG NGÀY 16/3 LỚP 5C 1. Mục đích - Giúp mọi người tăng cường ý thức về an toàn giao thông. - Đội viên gương mẫu chấp hành an toàn giao thông. 2. Phân công chuẩn bị - Dụng cụ, phương tiện: loa pin cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động an toàn giao thông, trống ếch, kèn, hoa. - Phân công: + Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3...
Đọc tiếp

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

NGÀY 16/3

LỚP 5C

1. Mục đích

- Giúp mọi người tăng cường ý thức về an toàn giao thông.

- Đội viên gương mẫu chấp hành an toàn giao thông.

2. Phân công chuẩn bị

- Dụng cụ, phương tiện: loa pin cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động an toàn giao thông, trống ếch, kèn, hoa.

- Phân công:

+ Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 trống ếch.

+ Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa pin.

+ Tổ 3: 1 kèn, 1 biểu ngữ cổ động an toàn giao thông.

+ Tổ 4: 1 tranh cổ động an toàn giao thông, 1 loa pin cầm tay.

+ Nước uống: Châu, Thư.

+ Trang phục: đồng phục, khăn quàng đỏ, mỗi tổ 3 bó hoa giấy.

3. Chương trình cụ thể

Địa điểm tuần hành: bờ hồ Hoàn Kiếm, các trục đường chính thuộc quận Hoàn Kiếm. Ban tổ chức: lớp trưởng, chi đội trưởng, 4 tổ trưởng.

- 8 giờ: tập trung tại trường.

- 8 giờ 30 phút: diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng 1

+ Tổ 1: đi đầu với cờ Tổ quốc (Trường), trống ếch (Hà, Vân, Dũng).

+ Tổ 2: cờ đội (Tiến), hô khẩu hiệu (Quang, Thái, Phú).

+ Tổ 3: kèn (Hòa), biểu ngữ (Huệ, Ngát).

+ Tổ 4: tranh cổ động (Yến, Thùy), đọc luật giao thông đường bộ (Định, Hùng).

- Mỗi tổ 3 bạn vẫy hoa. Tổ trưởng đi đầu. Lớp trưởng, chi đội trưởng kiểm tra chung.

- 10 giờ: diễu hành về trường.

- 10 giờ 30 phút: tổng kết toàn trường.

Văn bản trên là bản lập chương trình về hoạt động gì?

Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông. Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy. Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông. Triển lãm về an toàn giao thông.
1
27 tháng 2 2022

tham khảo nhé

loading...

21 tháng 12 2017

B là đúng nha

21 tháng 12 2017

B do dung 100 phan tram

29 tháng 4 2021

a, Mạnh đã vi phạm lỗi là chưa đủ tuổi điều khiển xe máy .

b, Theo em , em của mạnh có vi phạm , đó là : mở dù khi đi ngồi sau xe máy.

29 tháng 4 2021

a. Phong đã vi phạm lỗi về an toàn giao thông đó là chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy.

b. Theo em, em của Phong của vi phạm quy định về an toàn giao thông đó chính là mang dù khi đi ngồi sau xe gắn máy.