K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5

1. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

  • Văn minh Champa
    • Di sản vật thể: Kiến trúc đền tháp (thánh địa Mỹ Sơn), điêu khắc Chăm, nghệ thuật gốm sứ.
    • Di sản phi vật thể: Tín ngưỡng Hindu giáo, Phật giáo, lễ hội truyền thống, âm nhạc và múa Champa.
  • Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
    • Di sản vật thể: Đồ đồng Đông Sơn, trống đồng, các di tích khảo cổ, nhà sàn truyền thống.
    • Di sản phi vật thể: Tín ngưỡng thờ tổ tiên, lễ hội dân gian, truyền thống văn hóa Lạc Việt.
  • Văn minh Phù Nam
    • Di sản vật thể: Di tích văn hóa Óc Eo, các di tích khảo cổ, đồ gốm, kiến trúc cổ.
    • Di sản phi vật thể: Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ thần Mặt Trời, Phật giáo, Hindu giáo.

2. Giải pháp bảo tồn và phát huy

  • Vai trò Nhà nước:
    • Ban hành chính sách pháp luật bảo vệ di sản, đầu tư kinh phí bảo tồn, phục hồi di tích.
    • Xây dựng các khu bảo tồn, bảo tàng, tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống.
    • Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác du lịch, ngăn chặn phá hoại di sản.
  • Vai trò Công dân:
    • Nâng cao ý thức bảo vệ di sản, không xâm phạm, phá hoại.
    • Tham gia các hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
  • Vai trò Du khách:
    • Tôn trọng quy định khi tham quan di tích, không xả rác, không làm hư hại di sản.
    • Học hỏi, quảng bá giá trị văn hóa đến cộng đồng.
  • Vai trò Học sinh, sinh viên:
    • Học tập, tìm hiểu về di sản văn hóa, truyền thống dân tộc.
    • Tham gia các phong trào, hoạt động bảo tồn văn hóa do trường, địa phương tổ chức.
11 tháng 10 2023

- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):

+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.

+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
+ Biện pháp bảo tồn, phát huy: nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người. Lên án các hành vi sai trái, có dấu hiệu phá hoại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Một số di sản văn hóa ở địa phương: Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Thành Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

- Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đó:

+ Cần tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản đó

+ Giới thiệu với bạn bè về di sản văn hóa đó

+ Xây dựng niềm tự hào, yêu mến các di sản đó.

7 tháng 5 2023

Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.

Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...

- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.

14 tháng 10 2023

loading...

25 tháng 12 2018

Em phải biết giữ gìn, tôn trọng, bảo tồn, đưa di sản văn hóa lên một bậc cao mới nhờ quảng bá với du khách, khuyến khích người địa phương hoặc các công ty có uy tín khai thác du lịch, đưa di sản văn hóa đó vào các bài văn, bài báo, bài viết.