Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam
Câu 2:Nội dung của câu chuyện là gì?
A. Ca ngợi chú bé Hiền thông minh, hiếu học, vượt khó và thi đỗ Trạng nguyên. B. Chứng minh triều đại vua Trần Thái Tông có nhiều nhân tài. C. Tuổi thơ khốn khó của những đứa trẻ Việt Nam thời phong kiến. D. Những cách học bài sáng tạo của chú bé: sách, vở, bút, đèn,...
Câu 2: Nội dung của câu chuyện là gì?
A. Ca ngợi chú bé Hiền thông minh, hiếu học, vượt khó và thi đỗ Trạng nguyên.
Giải thích: Câu chuyện kể về chú bé Nguyễn Hiền, một cậu bé thông minh, ham học và vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành Trạng nguyên khi mới chỉ 13 tuổi. Câu chuyện ca ngợi tinh thần hiếu học, sự kiên trì và sự vượt khó của chú bé trong việc học tập và đạt được thành tích xuất sắc.
Vì vậy, đáp án đúng là A.