K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

 

Chọn B

26 tháng 2 2021

Chỉ cần vẽ ra là đc!

6 tháng 3 2021

20 tranh vẽ thiên nhiên đẹp nhất AmiA bằng sơn dầu

Bạn có thể tham khảo nhé !!!!!

24 tháng 11 2023

- Học sinh tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.

- Học sinh tùy khả năng, sở thích vẽ một bức tranh về quê hương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch khi ông đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.

- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia xa nhưng khung cảnh không mang nét tiếc nuối, buồn bã mà rất hùng vĩ, rực rỡ, thanh thản. Khung cảnh thiên nhiên giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không nhắc đến thác nước và núi non nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.

30 tháng 8 2019

Học sinh sưu tập tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên nước ta qua mạng, qua các triển lãm tranh vẽ, hoặc tự mình chụp ảnh, vẽ tranh về thiên nhiên đất nước.

10 tháng 9 2017

- Ruộng đồng xanh ngắt một màu xanh.

- Mặt trời chiếu tỏa nắng vàng rực rỡ.

- Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn,...

- Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương.

- Mây trắng như khói

8 tháng 12 2021

Tham khảo!

   Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

                                                         Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận một cách tinh tế. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

                                                          Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 

8 tháng 12 2021

Đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo, déo dắt, lúc trầm lúc bổng giống như tiếng hát xa vọng lại giữa không gian yên tĩnh, thanh bình trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc. 

Một vẻ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ, huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

10 tháng 10 2018

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

k mk nha

18 tháng 4 2022

TK

"Sớm an lành ...xứ Huế thật mộng mơ
Tia nắng mới chan hòa trong nhịp thở
Dòng sông nhỏ mang tình yêu nỗi nhớ
Chảy xuôi nguồn một thuở mãi khôn nguôi"

Mỗi khi đọc những vần thơ mơ màng viết về dòng sông Hương của mảnh đất kinh kỳ xứ Huế, em lại không thể nào quên được những kỉ niệm của ngày xưa. Dù đã xa Huế 4 năm kể từ ngày chuyển vào Sài Gòn nhộn nhịp, những kí ức bên dòng sông Hương dịu dàng và thơ mộng luôn là điều em trân quý. Em yêu dòng sông quê nội biết bao.

Sông Hương chảy vào lòng thành phố đầy êm dịu, vỗ về bến bờ như người mẹ hiền âu yếm con thơ. Dòng sông uốn lượn đôi bờ, mềm mại và mượt mà như tấm lụa đào xinh đẹp. Chỉ ngắm nhìn dòng sông Hương dạt dào cũng thấy lòng mình đủ an nhiên.

Sông Hương đổi thay cảnh sắc theo mùa. Vào mùa xuân, dòng Hương như một nàng thiếu nữ căng tràn nhựa sống. Nước sông xanh biếc, sóng vỗ rì rào như khúc tình tự. Hai bờ, cây cối nở những lộc non, hoa thắm. Cánh lục bình tím đua nhau trôi dạt lênh đênh giữ những làn nước trong lành. Khung cảnh thật thi vị biết bao. Màu trời xanh thẳm trong nắng xuân rực rỡ, tiếng chim hót trên cành cao góp vào bản nhạc xuân đầy sôi động. Ngày xuân, đến với sông Hương sẽ được hoà quyện vào niềm vui và hạnh phúc tròn đầy, cảnh thiên nhiên tươi mới hứa hẹn một năm mới đầy hy vọng, may mắn và thành công.

Khi hè về, cái nắng hanh hao của tiết trời tháng 7 không khiến nàng Hương khó chịu mà trái lại nàng được dịp khoe làn nước mát lành của mình. Nước sông vào hè xanh hơn, đong đầy hơn, sóng nước dạt dào từng đợt. Những hàng phượng đỏ thắm bên bờ hòa trong sắc xanh của nước đầy đẹp đẽ. Mấy chị bằng lăng cũng không chịu nép mình, hé nở khoe sắc tím dịu dàng. Giữa dòng, những người dân chài vẫn miệt mài với công việc bắt tôm cá, vào hè cũng là điều kiện thuận lợi để sông mang nhiều cá tôm cho người lao động. Những buổi chiều tối, sông Hương khoác lên mình chiếc áo màu hoàng hôn cực kì xinh đẹp, dù thoáng chút buồn nhưng là nét buồn của màu cổ kính, một nét buồn đậm đà mang phong vị độc đáo xứ Huế.

Sông Hương thơ mộng nhất có lẽ là khi thu đến. Độ tháng tám về, nàng Hương như một cô gái mới lớn, vừa ngập ngừng, e ngại lại vừa khát khao được khám phá chính mình, khám phá cuộc đời. Buổi sáng mùa thu, khi những màn sương chậm rãi đang tan dần, sông Hương đượm vẻ huyền ảo, mặt sông lúc này trong kì bí thôi thúc sự khám phá của con người. Những chiều mùa thu, bao chị nữ sinh mang trên mình chiếc dài duyên dáng dạo bước trên cầu Trường Tiền, tranh thủ ghi lại những bức hình đẹp. Những chiếc lá vàng bắt đầu rụng cành, trôi lơ đãng mơ màng trong dòng nước. Sông Hương khi thu về mạng vẻ đẹp cổ tích của một miền huyền thoại, gợi nhớ, gợi thương biết bao nhiêu.

Những ngày đông, sông Hương mang vẻ trầm mặc, suy tư. Mặt sông như thu mình lại, chút gì đó còn vấn vương vị nắng ấm ngày thu. Cơn mưa đông bất chợt đến càng làm cho dòng sông đượm màu buồn, hàng cây bên bờ cũng im lìm, trơ trọi lá cành đang gồng mình chống cái lạnh giá của từng đợt gió mùa. Có lẽ, đông về là lúc mà em cảm nhận được sự kiên cường và mạnh mẽ của dòng sông nhất.

Em nhớ nhất là những lần dạo mát cùng gia đình khi đêm về bên dòng sông Hương. Ánh trăng đêm soi mình chải chuốt nhuộm mình trên dòng sông. Ánh điện phố xá lung linh trong làn nước, tiếng sóng vỗ nhịp nhàng nơi những mạn thuyền xa. Làn nước mát trong theo gió mang lại cho con người hơi mát thiên nhiên, nhẹ nhàng, thư thái. Xa xa vọng lại làn điệu nhã nhạc cung đình say đắm, đê mê. Bên bờ, là những vị khách thong dong vừa nhâm nhi li cà phê vừa ngắm cảnh, đâu đó, có vài cặp tình nhân tay trong tay dạo phố, thật lãng mạn biết bao.

Em yêu quý và nhớ thương dòng sông Hương quê mình. Em chỉ ước được một lần về thăm lại Huế để được ngắm nhìn dòng Hương mát trong của ngày xưa. Sông Hương ơi! Nhớ cậu thật nhiều!