Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


- Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
"Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
- Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là:
Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.

Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?
A. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.
B. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
C. Hướng dẫn của một người gởi Tin học.
D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.

a. Văn bản trên hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện.
b. Việc sử dụng nồi cơm điện chia làm 3 bước.
c. Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng theo một cách riêng:
1. Trước khi nấu cơm:
- Đổ gạo đã vo vào lòng nồi.
- Dùng khăn lau khô mặt ngoài lòng nồi trước khi đặt vào nồi.
Không nên vo gạo trong lòng nồi để bảo vệ lớp chống dính..
2. Khi nấu cơm
- Đóng chặt nắp nồi.
- Cắm điện và nhấn nút nấu.
Không mở nồi trong suốt quá trình nấu.
3. Sau khi nấu cơm
- Lấy hết cơm ra khỏi lòng nồi.
- Dùng vật liệu mềm để làm sạch các bộ phận của nồi. Nếu dùng vật liệu cứng như kim loại sẽ làm trầy xước nồi.

Tham khảo:
a) Mục “Hướng dẫn an toàn” nhằm mục đích ngăn chặn các rủi ro hoặc hư hỏng không thể lường trước khi vận hành sản phẩm không đúng cách.
b) Mục “Xử lí sự cố” thường hướng dẫn chuẩn đoán và xử lí sơ bộ các lỗi thường gặp của thiết bị.

Câu 1:
- Chọn một đồ dùng: máy sấy tóc
- Xác dịnh nội dung hướng dẫn:
+ Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....
+ Trong khi sử dụng:
Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.
Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.
Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.
Bước 4: Tắt máy sấy.
- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy
Câu 2:
Hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc
- Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....
- Trong khi sử dụng:
Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.
+ Thông thường máy sấy thường có 3 chế độ nhiệt: sấy mát, sấy ấm, sấy nóng. Và 3 chế độ gió: nhẹ, vừa, mạnh. Sử dụng các nút bấm trên thân máy để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.
+ Không nên sấy tóc ngay sau khi vừa gội đầu xong. Tốt nhất nên lau khô tóc bằng khăn mềm trước rồi mới sấy.
+ Nên sử dụng tốc độ thấp nhất khi sấy khô tóc, tầm 57 độ là tốt nhất. Nhiệt độ này sẽ giúp tóc vẫn còn duy trì độ ẩm thích hợp, tóc sẽ mềm mượt và không bị gãy rụng. Nếu máy sấy có chế độ thổi mát thì nên sử dụng chế độ này.
Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.
Nên để máy cách xa tóc từ 15-20cm và để máy nghiêng một góc từ 30-45 độ để tránh luồng hơi nóng từ máy trực tiếp tác động đến tóc.
Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.
Để tóc luôn thẳng mềm và óng mượt, tốt nhất không nên tập trung sấy một chổ quá lâu mà nên sấy đều xung quanh theo từng phần (đoạn) tóc.
Lưu ý:
+ Đa phần các loại mấy sấy tóc có trang bị bộ phận bảo vệ chống quá nhiệt, sẽ tự động tắt khi máy quá nóng. Lúc xảy ra tình trạng này, nên tắt máy, tháo phích điện và để máy nguội trong vài phút rồi mới sử dụng lại.
Bước 4: Tắt máy sấy.
Bấm các nút bấm về vị trí ban đầu.
- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy
Dùng bàn chải vệ sinh bộ phận thổi khí và bộ phận hút khí mỗi tháng một lần vì bụi bẩn hay tóc mắc kẹt lại sẽ làm giảm hiệu suất làm khô hay sấy, dễ gây hư hỏng máy.

Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Chiếc ống nhòm là người bạn thân thiết giúp khám phá thiên nhiên. Bố chọn cho tôi chiếc ống nhòm màu xanh cỏ úa, dây đeo bằng dù to bản, màu vàng tươi. Tay nắm của nó được làm bằng cao su vừa khít lòng bàn tay. Hai ống kính có thể điều chỉnh để thu phóng ảnh và thay đổi tầm nhìn. Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa”, tôi luôn có cảm giác với được những đám mây ngũ sắc. Đặc biệt, chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố và các chủ lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp tôi nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu. Cách sử dụng ống nhòm như sau: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai ông kính cho phù hợp với khoảng cách giữa hai mắt và điều chỉnh khoảng cách gần xa của ống kính để nhìn rõ các vật.
2.
Bước 1: Mở nắp hộp pin ( thường ở mặt sau chiếc điều khiển)
Bước 2: Lắp pin vào hộp theo đúng kí hiệu ghi trên hộp ( kí hiệu + là cực duwongl kí hiệu - là cực âm)
Bước 3: Đậy nắp hộp pin

Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm:
- Hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm.
- Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm.
Trong bài thơ “Ba tôi” của Xuân Quỳnh, qua hình ảnh người cha khiêm nhường, dịu dàng với những lo toan thầm lặng, tác giả gợi lên cho mỗi chúng ta suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử và tình con đối với mẹ. Mẹ là người bao dung, hy sinh thầm lặng, luôn lặng lẽ sẻ chia mọi buồn vui với ta, nhưng dường như không ai – kể cả người cha trong thơ – có thể nói trọn vẹn nỗi lòng mẹ. Từ đó, ta nhận ra một chân lý: tình mẹ cao cả đến mức vượt lên trên mọi lời lẽ, và bổn phận làm con là phải biết trân trọng, thấu hiểu và đáp đền tình yêu ấy.
Trước hết, hiểu đạo làm con nghĩa là biết lắng nghe, thấu cảm với mẹ. Mẹ bao giờ cũng đặt hạnh phúc của con lên trên hết, sẵn sàng quên mình để lo toan cho gia đình. Khi mẹ dặn dò từng li từng tí, không phải vì nghi ngờ con kém cỏi, mà bởi mẹ muốn con an toàn, muốn con trưởng thành. Lắng nghe mẹ không chỉ là nghe lời mẹ nói, mà còn là cảm nhận được lo lắng, tâm tư ẩn giấu trong từng cử chỉ, ánh mắt. Đôi khi, một cái ôm, một nụ cười động viên của con cũng đủ khiến mẹ vững lòng trước muôn vàn khó nhọc.
Thứ hai, làm con phải biết tri ân và báo đáp công ơn sinh dưỡng. Công ơn mẹ cha dạy dỗ, nuôi nấng, chúng ta khó đong đếm bằng vật chất. Dẫu có thành đạt hay xa xứ, con vẫn cần tìm cách bày tỏ lòng biết ơn: từ chăm sóc mẹ lúc ốm đau, chia sẻ gánh nặng gia đình, cho đến việc giữ gìn chữ hiếu trong hành xử, lời nói. Mỗi lần ta thành công trên đường đời cũng là niềm vui khôn tả đối với mẹ. Vì vậy, báo hiếu không phải chờ đến lúc “rảnh rỗi” hay khi mẹ đã già nua mà phải là việc làm thường nhật, liên tục.
Cuối cùng, làm con hiểu đạo còn là gìn giữ gia phong, tôn trọng truyền thống gia đình. Mẹ đưa ta đến với thế giới, dạy ta yêu thương và nhân ái. Con lớn lên, thành nhân, hãy sống sao cho mẹ luôn tự hào: lễ phép với người lớn, yêu thương và chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, góp phần vun đắp mái ấm gia đình. Khi hành xử tử tế, ta đã phần nào đền đáp được ân nghĩa của mẹ.
Tóm lại, “Ba tôi” khơi gợi trong ta khát vọng gần mẹ hơn, thấu hiểu mẹ hơn và trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng. Là con, chúng ta hãy luôn biết lắng nghe, biết ơn và biết sống xứng đáng với tấm lòng dạt dào của mẹ – người đã cho ta cả bầu trời yêu thương.