em rút ra được bài học gì từ cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kì bắc thuộc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt
A. có nguy cơ bị đồng hóa cao.
B. không được học tiếng Hán.
C. khó đồng hóa về văn hóa.
D. có tinh thần đấu tranh dũng cảm.
vì vào thời kỳ bắc thuộc đã diễn ra rất nhiều các cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ

Trong thời kì bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã có nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa của mình. Những cuộc đấu tranh này bao gồm việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Những nỗ lực này đã giúp bảo vệ và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kì bắc thuộc.

+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.
- Làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. Hiện nay tục ăn trầu vẫn còn nhưng không phổ biến, trầu cau vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa trong lễ cưới hỏi.

Đáp án D
Hơn 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc, giành lại độc lập của tổ tiên đã hình thành nên những truyền thống đáng quý của người Việt. Những truyền thống đáng quý ấy bao gồm:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc đã để lại các bài học:
+Lòng yêu nước
+Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì nền độc lập của đất nước và ta ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc
Để lại một bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước
" Dân ta phải biết sử ta, cho từng gốc tích nước nhà Việt Nam"
Từ cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ Bắc thuộc, em rút ra được những bài học sau:
Dù bị đô hộ và chịu nhiều áp lực đồng hóa, nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì bảo vệ tiếng nói, phong tục, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống. Điều này giúp dân tộc giữ vững được bản sắc riêng, không bị hòa tan vào văn hóa của kẻ đô hộ.
Các làng xã, cộng đồng nông thôn Việt Nam trở thành nơi giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, là “thành lũy” mà kẻ đô hộ không thể dễ dàng xâm phạm.
Người Việt không chỉ giữ gìn mà còn biết tiếp thu những yếu tố tích cực từ văn hóa phương Bắc và các nền văn hóa khác, đồng thời biến hóa, sáng tạo để phát triển nền văn hóa đặc sắc, đa dạng.
Cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa gắn liền với tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ, góp phần làm thất bại âm mưu đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Những bài học này nhắc nhở chúng ta hôm nay cần ý thức bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh cộng đồng và sáng tạo trong hội nhập để xây dựng đất nước phát triển bền vững.