K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài văn thuyết minh: Giải thích hiện tượng mưa

Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên luôn mang đến cho con người nhiều hiện tượng kỳ thú và hữu ích. Một trong số đó là hiện tượng mưa – hiện tượng thời tiết quen thuộc và giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất.

Mưa là kết quả của quá trình tuần hoàn nước trong tự nhiên. Khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, hơi nước từ sông, hồ, ao, biển và cả cây cối bốc lên không trung. Khi lên cao, nơi không khí lạnh hơn, hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước nhỏ li ti. Các giọt nước này tụ lại tạo thành những đám mây. Khi đủ lớn và nặng, những giọt nước sẽ rơi xuống mặt đất dưới tác động của trọng lực – đó chính là mưa.

Tùy theo điều kiện thời tiết, mưa có thể chia thành nhiều loại như: mưa rào, mưa phùn, mưa đá, mưa giông. Mưa rào thường xảy ra vào mùa hè, có đặc điểm là nhanh, bất chợt và kéo dài trong thời gian ngắn. Mưa phùn thường xuất hiện vào mùa xuân ở miền Bắc, với những hạt mưa nhỏ và rơi nhẹ. Mưa đá là hiện tượng hiếm gặp hơn, khi nước mưa đóng băng thành từng viên đá nhỏ trước khi rơi xuống mặt đất. Mưa giông đi kèm với sấm chớp và gió lớn, có thể gây nguy hiểm cho người và tài sản.

Mưa mang lại nhiều lợi ích to lớn. Nhờ có mưa, cây cối được cung cấp nước để sinh trưởng và phát triển. Đất đai được làm ẩm, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mưa cũng giúp làm sạch không khí, cuốn trôi bụi bẩn, làm dịu mát thời tiết trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, mưa góp phần giữ cho các nguồn nước ngầm và ao hồ luôn đầy, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, mưa cũng có thể gây ra tác hại nếu xảy ra quá nhiều. Mưa lớn kéo dài dễ dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất, thiệt hại mùa màng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của con người. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết để chủ động ứng phó với các hình thái mưa bất thường.

Tóm lại, mưa là một hiện tượng tự nhiên quan trọng và không thể thiếu đối với sự sống. Việc hiểu rõ nguyên nhân, đặc điểm và vai trò của mưa không chỉ giúp chúng ta thêm yêu thiên nhiên mà còn biết cách ứng xử thông minh và chủ động hơn trước những thay đổi của thời tiết.


15 giờ trước (20:05)

Thuyết minh về hiện tượng nhật thực

Từ thời xa xưa, con người luôn hấp dẫn bởi những hiện tượng tự nhiên quay quanh mặt trăng. Trong số đó, nhật thực nổi bật là một sự kiện đặc biệt đáng chú ý.

Để hiểu một cách đơn giản, nhật thực xảy ra khi mặt trăng che mất ánh sáng của mặt trời khi nhìn từ trái đất. Khi đó, ba hành tinh này - trái đất, mặt trăng, và mặt trời, tạo thành một đường thẳng, với mặt trăng ở giữa. Theo các nghiên cứu, mỗi năm có thể có từ hai đến năm lần nhật thực, phụ thuộc vào vị trí quan sát trên trái đất. Trong khoảnh khắc nhật thực diễn ra, ánh sáng mặt trời bị che mất, tạo ra một cảm giác kỳ lạ. Thực tế, trong thời kỳ phong kiến, nhiều người tin rằng nhật thực là dấu hiệu của điềm xấu và vận rủi. Tuy nhiên, điều này chỉ là quan niệm phi khoa học, bởi nhật thực là một hiện tượng tự nhiên bình thường

Nhật thực được chia thành ba loại tương ứng với cách mặt trăng che mất ánh sáng mặt trời. Loại đầu tiên là nhật thực toàn phần, khi mặt trăng che khuất hoàn toàn ánh sáng mặt trời. Loại thứ hai là nhật thực hình khuyến, khi mặt trăng chồng lên mặt trời, tạo ra hình dáng như một chiếc khuyến tròn sáng bên ngoài. Cuối cùng, nhật thực bán phần xảy ra khi mặt trăng che phủ một phần ánh sáng mặt trời, là loại phổ biến nhất.

Tổng kết lại, nhật thực là một hiện tượng tự nhiên đầy thú vị, đưa ra cơ hội cho chúng ta để tìm hiểu và quan sát, từ đó mở rộng kiến thức cá nhân và trải nghiệm cuộc sống.

Một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và săn đón, chính là hiện tượng nhật thực.

Nhật thực là tên gọi của hiện tượng được xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này, Mặt Trăng nằm ở giữa, nên nếu nhìn từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất đi mặt trời, khiến Trái Đất lâm thời chìm vào bóng tối hoàn toàn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu quỹ đạo quay của các hành tinh, và kết luận rằng trong một năm có ít nhất hai lần và nhiều nhất là năm lần xảy ra hiện tượng nhật thực.

Tùy vào mức độ che khuất Mặt Trời của Mặt Trăng, hiện tượng nhật thực được chia thành ba loại. Thứ nhất là nhật thực toàn phần tức là hiện tượng Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Tiếp theo là nhật thực hình khuyên tức là khi Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, nhưng kích thước Mặt Trăng nhỏ hơn, nên vẫn có thể nhìn thấy một vòng khuyên tròn bao quanh Mặt Trăng. Loại thứ ba nhật thực một phần, lúc này Mặt Trời và Mặt Trăng không hoàn toàn thẳng hàng, nên Mặt Trăng chỉ che khuất được một phần nào đó của Mặt Trời mà thôi.

Thời gian diễn ra hiện tượng nhật thực không dài, chỉ trong một vài phút mà thôi. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã phải tính toán rất kĩ dựa vào chu kì quay và góc quay, cùng vị trí đứng, để có thể dự đoán được chính xác thời gian nhật thực xuất hiện.

Nhật thực là một hiện tượng thiên nhiên thú vị, hoàn toàn không có hại và ít khi xuất hiện, nên rất được săn đón. Nhiều người dân thích thú với việc chờ xem và chụp ảnh lưu niệm về hiện tượng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta không được nhìn thẳng vào nhật thực bằng mắt thường, mà cần sử dụng các công cụ như mắt kính râm, ống nhòm… để bảo vệ đôi mắt của mình.



15 tháng 9 2023

Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào

Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.

Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ

Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá

“Tác dụng phình ép” là gì?

Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá.
Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.
Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.
Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.

Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước ,lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.
Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.
Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.

Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ

Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.
Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.
Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.

Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.

15 tháng 9 2023

- Tên nhan đề và tên các đề mục rõ ràng, mang tính khái quát

- Giải thích hiện tượng tự nhiên, chính xác, dễ hiểu

- Nêu rõ nguyên nhân hình thành, cách thức hoạt động, quá trình diễn ra của hiện tượng tự nhiên

- Sử dụng đề mục và in đậm các từ khóa

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ… để minh họa

- Trích nguồn uy tín, rõ ràng.

1.1. Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. Nội dung chính của loại văn bản này thường tập trung vào một số thông tin chính như: Đó là hiện tượng gì? Biểu hiện như thế nào? Vì sao có hiện tượng này? Những tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng thiên nhiên ấy là gì?...
Đọc tiếp

1.1. Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. Nội dung chính của loại văn bản này thường tập trung vào một số thông tin chính như: Đó là hiện tượng gì? Biểu hiện như thế nào? Vì sao có hiện tượng này? Những tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng thiên nhiên ấy là gì? Tận dụng hoặc phòng chống, khắc phục tác động của hiện tượng đó như thế nào?... Các văn bản Sao băng, Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI và Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại trong phần Đọc hiểu của bài học này đều là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

1.2. Để viết được bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần chú ý.

– Xác định hiện tượng tự nhiên cần giới thiệu, giải thích. Lưu ý chọn những hiện tượng tự nhiên gần gũi với cuộc sống, hấp dẫn và phù hợp với trình độ hiểu biết của lứa tuổi,...

– Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên đã xác định thông qua sách, báo, tài liệu khoa học, Internet, đặc biệt, cần vận dụng các hiểu biết từ những môn học khác như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí,...

– Dựa vào thông tin thu được từ các tài liệu tin cậy, tổng hợp thành bài viết của cá nhân. Những thông tin, số liệu và nội dung dẫn nguyên văn cần ghi rõ nguồn trích và có thể nêu tên các tài liệu đã tham khảo ở cuối văn bản.

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

0
5 tháng 9 2023

Một hiện tượng tự nhiên mà em có thể quan sát là hiện tượng hoa trổ. Đây là quá trình mà một bông hoa nở ra từ một búp hoa nhỏ và trở nên hoàn thiện hơn theo thời gian.

Câu hỏi có thể đặt là: Tại sao hoa lại trổ ra từ búp hoa nhỏ?

Giải thuyết cho hiện tượng này có thể là: Hoa trổ ra từ búp hoa nhỏ nhờ vào sự phát triển của các yếu tố trong thân cây và tác động của môi trường.

Để chứng minh giải thuyết này, có thể thực hiện các bước sau:

-Thu thập mẫu hoa trên một loại cây cụ thể và quan sát sự tiến triển của nó từ búp hoa nhỏ đến khi trổ ra hoa đầy đủ.
-Nghiên cứu môi trường sống của cây đó để tìm hiểu những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác có ảnh hưởng đến việc hoa trổ ra không.
-Tiến hành các thí nghiệm điều chỉnh các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để xem có thể tác động đến tốc độ và quá trình hoa trổ hay không.
-So sánh kết quả thực nghiệm với quan sát thực tế để kiểm chứng giải thuyết.
Với các bước trên, ta có thể đưa ra những chứng minh cho giải thuyết lý giải về hiện tượng hoa trổ từ búp hoa nhỏ trong tự nhiên. Hiểu được bản chất để có thể trả lời được câu hỏi từ thầy cô, bạn bè.

5 tháng 9 2023

Hiện tượng:

Môt hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được: băng tuyết vào mùa đông dần dần tan ra khi hè đến.

Câu hỏi:

 Nguyên nhân nào khiến các vật đang từ thể rắn chuyển sang thể lỏng?

Thứ Bảy, 18/12/2021, 01:45 (GMT+7)Giải mã cây cầu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tửĐã có khoảng 600 con chó tự tử bằng cách nhảy khỏi cầu, hơn 50 con đã chết và điều này luôn được coi là bí ẩn dẫn đến nhiều thuyết âm mưu khác nhau.Cây cầu vượt biển dài và hiện đại nhất hành tinh / Cây cầu phát sáng giữa rừng ở IndonesiaCó một thị trấn ít người biết đến là...
Đọc tiếp

Thứ Bảy, 18/12/2021, 01:45 (GMT+7)

Giải mã cây cầu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử

Đã có khoảng 600 con chó tự tử bằng cách nhảy khỏi cầu, hơn 50 con đã chết và điều này luôn được coi là bí ẩn dẫn đến nhiều thuyết âm mưu khác nhau.

Cây cầu vượt biển dài và hiện đại nhất hành tinh / Cây cầu phát sáng giữa rừng ở Indonesia

Có một thị trấn ít người biết đến là Dumbarton của Vương quốc Anh, bên ngoài thị trấn có một con lạch tên là Overtoun còn ít được biết đến hơn, tuy nhiên cây cầu Overtoun cạnh đó lại rất nổi tiếng.

Nó được mệnh danh là cây cầu tử thần dành cho loài chó, đặc biệt là những chú chó lớn tuổi.

Hàng chục năm nay, rất nhiều chú chó đã chạy đến cây cầu này để "tự tử", chúng nhảy từ trên cầu xuống để kết thúc cuộc đời, và chính điều này đã khiến cho cây cầu nhỏ này nổi tiếng khắp thế giới.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong vòng 50 năm, đã có khoảng 600 trường hợp chó nhảy cầu, trong đó hơn 50 con đã tử vong. Thậm chí, một số sau khi sống sót vẫn tìm cách nhảy tiếp khi đi qua đây. Những sự kiện như vậy diễn ra thường xuyên đến mức người ta nhanh chóng nhận ra có điều gì đó bất ổn tại cây cầu này.

 

Động vật tự sát

Động vật có thực sự tự sát? Nhiều người đã quan sát thấy nhiều trường hợp động vật tự sát, ví dụ, nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng Aristotle đã nêu một ví dụ khi nghiên cứu hành vi của loài ngựa. Vua Scythia có một con ngựa cái đã sinh ra một con ngựa đực vô cùng đẹp. Để sinh ra một con ngựa tốt hơn, ông ta cho con ngựa đực này giao phối với mẹ của nó, nhưng con ngựa đực không chịu làm gì cả. Vua Sisuya dùng vải che ngựa cái lại nên con đực trẻ tuổi không biết đó là mẹ mình và hoàn thành giao phối. Nhưng khi vua Scythia vén tấm vải che ngựa cái, con ngựa đực non lao ra và nhảy khỏi vách đá.

Câu chuyện này có trong rất nhiều cuốn sách, và không ai biết điều này có thật hay không, nhưng cũng có một câu chuyện tương tự đã xảy ra với một con lạc đà, nhưng cuối cùng không phải con lạc đà tự tử mà nó đã giết chết người chủ.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 2.

 

Các vụ tự sát nổi tiếng nhất của các loài động vật khác có thể là cái chết thường xuyên của những con cá voi bị mắc cạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cái gọi là tự sát này có thể không phải do bản thân những con vật chủ động tìm đến cái chết, mà là những thảm kịch tình cờ do một số yếu tố gây ra.

Ví dụ, một nhóm cá voi hoa tiêu bị mắc cạn, vì cấu trúc xã hội của chúng ổn định và chúng luôn theo sát đường bơi của con đầu đàn. Một khi con cá voi đầu đàn bị ốm hoặc mất phương hướng và bơi vào bờ, những con khác cũng sẽ theo dòng chảy của cả đàn mà mắc cạn.

Trong những trường hợp khác khi cá voi và cá heo lên bờ một mình, chúng hầu hết bị mắc cạn vì bị thương hoặc bị bệnh, bị dòng hải lưu đẩy vào bờ hoặc mất khả năng định vị do bệnh tật, hoặc bị lạc và đi vào một đường nước hẹp, không thể phán đoán phương hướng và các lý do khác.

Nói tóm lại, động vật dường như không có cảm xúc trước cái chết chủ động.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 3.

 

Bóng ma của cây cầu Overtoun

Tuy nhiên, vụ tự tử của những chú chó ở cầu Overtoun là một sự thật, và đã có nhiều báo cáo trong lịch sử. Tờ New York Times đã có một bài báo vào tháng 3 năm ngoái miêu tả về một phụ nữ tên là Lottie Mackinnon, người đã dắt Bonnie - một con chó thuộc giống Border Collie đi dạo đến cầu Overtoun cách đây 3 năm và vừa đến cuối cây cầu, Bonnie dường như đã bị điều khiển bởi một thứ gì đó, như thể bị chiếm hữu bởi một năng lượng kỳ lạ, sau đó nó đã nhảy lên lan can của cây cầu và nhảy xuống.

May mắn thay, khi cô McKinnon băng qua rừng cây và lao xuống hẻm núi cao 15 mét để tìm Bonnie, Bonnie chỉ bị thương, cô đã khóc nức nở và cố gắng mang nó đến bệnh viện, sau đó chú chó này đã được điều trị lành lặn.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 4.

 

 

Theo người dân địa phương, kể từ những năm 1950, ít nhất 300 con chó đã nhảy cầu, và ít nhất hơn 50 con chó đã chết, trung bình khoảng một con mỗi năm.

 

Tin đồn thậm chí còn nói rằng có hơn 600 con chó đã nhảy xuống để tự tử. Cây cầu này do đó được gọi là "Cầu chó tự sát".

Những lời giải thích của người dân địa phương ở Dumbarton mang đầy màu sắc siêu nhiên. Một tài xế taxi địa phương, Alastair Dutton cho biết, người dân ở Dumbarton rất mê tín và tin rằng ở đây có ma, đến đây bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được ma.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 5.

 

 

Paul Owens, một người dân của thị trấn cho rằng đằng sau tất cả những điều này là một bóng ma. Hồn ma này là cô White đến từ Overtoun, và nhiều người lớn lên ở đây cũng đã nghe câu chuyện của cô. Người phụ nữ này là một góa phụ, cô ấy rơi vào đau buồn sau cái chết của người chồng năm 1908. Cô ấy sống một mình hơn 30 năm.

 

Thậm chí, có một phụ nữ kể rằng khi cô dắt con chó Labrador của mình đến cầu Overtoun để đi dạo, con chó săn của cô đã ngột dừng lại và chăm chú nhìn một thứ gì đó vô hình trên cầu, nhưng cô cảm nhận được rằng đó là một người phụ nữ mặc đồ trắng.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 6.

 

 

Sự thật về cây cầu Overtoun

 

Tất nhiên, những lời giải thích này không thể thuyết phục được hầu hết mọi người, đặc biệt là những người ngoài địa phương.

Một nhà tâm lý học về loài chó tên là David Sands tin rằng với góc nhìn của loài chó, chúng không thể cảm nhận được độ cao thực tế của cây cầu, thay vào đó tất cả những gì chúng thấy là một thành cầu cao và dày bằng đá mà thôi. Thêm vào đó là những chất cặn bã trong nước tiểu của chồn đực trong khu vực có mùi hôi có thể là thủ phạm đã dụ con chó nhảy khỏi cầu.

Sau khi những sự việc kỳ lạ này nhận được sự quan tâm rộng rãi của quốc tế, tổ chức bảo vệ động vật của Anh đã cử chuyên gia môi trường sống David Sexton đến để điều tra nguyên nhân khiến những chú chó nhảy cầu tự tử.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 7.

 

 

Điều đầu tiên Sexton nhận thấy là trong những vụ nhảy cầu bí ẩn này là những con chó nhảy xuống dường như đã nhảy từ cùng một thành cầu khi trời quang, và những con chó này đều là những giống chó mũi dài.

 

Sau khi Sexton tìm thấy tổ của chuột và chồn trong bụi cây bên cầu, và sóc dưới gầm cầu, người ta nghi ngờ rằng mùi của những con vật này đã khiến con chó bị kích thích.

Để thử nghiệm ý tưởng của mình, Sexton đã rải mùi hương của những con vật này ra khu vực thoáng đãng, sau đó thả những con chó cùng giống với những con chó đã nhảy cầu trước đó ra và nhận thấy rằng 70% những chú chó này sẽ chạy ngay ra chỗ có mùi hương trong khi 30% còn lại tỏ ra thờ ơ và bỏ đi chỗ khác chơi.

 

Giải mã cây cẩu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là muốn tự tử - Ảnh 8.

 

 

Sexton kết luận rằng nguyên nhân khiến những con chó này "tự tử" khi nhảy cầu có thể là do nước tiểu của chồn đực có mùi hôi nồng nặc, chúng chỉ muốn bắt chồn thôi.

 

Vì vậy, những con chó nhảy khỏi cầu Overton không phải tự sát, cũng không nhìn thấy những bóng ma vô hình trước mắt người. Những gì chúng nhìn thấy, hoặc ngửi thấy, là con chồn dưới cầu mà mắt người không nhận thấy.

 

2

Lại đăng xàm -.-

18 tháng 1 2023

Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

22 tháng 12 2023

- Truyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm của nước ta. 

- Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng đó là do oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh. 

- Thực chất đây là một thủ pháp nghệ thuật trong lời kể của tác giả nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện. Người kể đưa người đọc về với quy luật tự nhiên thường thấy trong cuộc sống, nhắc nhở họ về những hiện tượng vẫn thường diễn ra để từ đó biết trân quý công lao của những bậc tiền nhân. 

1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt...
Đọc tiếp

1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói; rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý khi thực hành nói hoặc viết.

1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần lưu ý:

- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bảy.

- Tuỳ theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh hoạ tiêu biểu,...

0