K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

viết đoạn văn khoảng 200 chữ thôi ạ

2 tháng 5

Đoạn thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" của Nguyễn Việt Chiến thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, gắn liền với ý thức về chủ quyền và sự hy sinh của con người. Tác hình ảnh "bão giông từ biển", "máu thịt ở Hoàng Sa", "Trường Sa" khắc họa nỗi đau và niềm tự hào về biển đảo quê hương. Tác giả nhắc đến lịch sử ngàn năm với hình ảnh cha xuống biển, mẹ lên rừng, thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người và đất nước. Đoạn thơ còn phản ánh sự thao thức, lo lắng trước hiểm nguy xâm lăng, qua hình ảnh "bóng giặc", "biển chưa một ngày yên ả". Tình yêu nước được nâng lên thành nỗi niềm dân tộc khi nhắc đến Mẹ Âu Cơ, gợi nhớ nguồn cội. Những câu hỏi tu từ cuối đoạn như tiếng lòng tha thiết, nhắc nhở trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Bằng ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc, đoạn thơ đã khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trân trọng chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

27 tháng 7 2021

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

 

27 tháng 7 2021

Em tham khảo:

      Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương. 

Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng

16 tháng 6 2020

Tham khảo link này:

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-cam-nhan-kho-tho-cuoi-bai-que-huong-faq458576.html

#z

11 tháng 4 2020

1. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết:

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

 b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

c. Cảnh thuyền cá trở về bến:

- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.

- Hình ảnh dân chài:

Làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.

+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.

+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).

=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.

2. Khẳng định lại nỗi nhớ quê hương.

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi.

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

11 tháng 12 2020

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt,đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương) Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng. Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đếntrò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:Nghi thị địa thượng sương Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu. Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương) Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức. Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương. Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn. Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.    Tick đúng cho mk nha !

 

27 tháng 11 2018

Trong thời bình ngày nay, không còn những cuộc chiến tranh, không còn những cuộc hành quân "xẻ dọc Trường Sơn" nên việc các lứa trẻ ít tiếp xúc với không gian, thiên nhiên bên ngoài, do đó những ánh điện đã thay thế ánh trăng, thay thế đi những cảm xúc vốn có của con người khi xưa nên các bạn trẻ dường như không "thấu" được những hàm ý cô đọng của tác giả như những câu thơ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.....". Mặt khác, các bạn trẻ đặc biệt là lứa học sinh có xu hướng thích "động tay động chân" nên khi đi qua một nhành cây thì bẻ, thích chọc tổ chim, chọc tổ ong,....những hành động đó không chỉ là sai lầm mà là một tội lỗi, tội lỗi với pháp luật và cả thiên nhiên.