K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau:BÀ BÁN BỎNG CỔNG TRƯỜNG TÔI (Xuân Quỳnh)     Lược trích một đoạn: Trước cổng trường nhân vật tôi có bà bán bỏng tóc bạc phơ, lưng hơi còng, rất hiền hậu. Bà bán hàng thường thêm bỏng cho lũ trẻ nên đứa nào cũng thích mua hàng của bà. Một hôm, thẳng Tòng béo lớp tôi phao tin đồn là bà bán bỏng bị ho lao, có thể lây nhiễm. Thế là bọn bạn lớp tôi không còn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

BÀ BÁN BỎNG CỔNG TRƯỜNG TÔI (Xuân Quỳnh)

     Lược trích một đoạn: Trước cổng trường nhân vật tôi có bà bán bỏng tóc bạc phơ, lưng hơi còng, rất hiền hậu. Bà bán hàng thường thêm bỏng cho lũ trẻ nên đứa nào cũng thích mua hàng của bà. Một hôm, thẳng Tòng béo lớp tôi phao tin đồn là bà bán bỏng bị ho lao, có thể lây nhiễm. Thế là bọn bạn lớp tôi không còn ra mua hàng cho bà như trước. Tin đó truyền đi khắp trường, hàng bỏng của bà có khi ế đến mấy ngày – không bán nổi. Thế rồi bà không bán bỏng ở cổng trường nữa. Tôi và lũ bạn cũng chẳng ai nhớ tới bà, chúng tôi lại chuyển sang mua ô mai, táo dầm.

     Một hôm mẹ tôi sai tôi ra chợ mua mớ rau, tôi bỗng gặp bà bán bỏng, trông bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, bà chống gậy và đeo một cái bị đi vào hàng cơm, bà lấy trong bị ra một cái bánh mì khô và nói gì nho nhỏ với bà hàng cơm, nghe không rõ. Tôi chỉ nghe tiếng quát mắng to tướng của bà hàng cơm:

     – Nướng nhanh lên mà đi cho khuất mắt. Trông người chả ra người, như con gà rù thế kia mà ám hàng người ta thì làm sao người ta bán được...

     Bà bán bỏng lật đật đến gần bếp lò run rẩy nhét cái bánh mì vào phía dưới lò. Chứng kiến tất cả cái cảnh ấy tự nhiên tôi thấy thương bà quá. Tôi chạy lại gần bà, ấn vội vào tay bà số tiền mẹ tôi đưa mua rau rồi chạy vụt về. Tôi về nhà kể lại với mẹ tôi mọi việc, mẹ tôi không mắng tôi về việc ấy mà lại trách tôi chuyện khác kia. Mẹ bảo:

     Con giúp đỡ người nghèo là đúng, nhưng con thử nghĩ xem, với số tiền mua rau ấy bà già chỉ sống được một bữa, còn bữa sau thì sao? Đáng lẽ trước kia con và các bạn con đừng tung cái tin "bà bán bỏng ho lao" ra thì chắc bà vẫn sống được tử tế. Đằng này, vô tình con và các bạn con đã hại bà ấy. Các con chưa hiểu được đâu. Chưa hiểu được một người già mà phải đói khát thì khổ đến thế nào...

Mẹ còn nói nhiều nhiều nữa nhưng thấy tôi rân rấn nước mắt nên mẹ thôi. Mẹ lại đưa tiền cho tôi đi mua rau.

     Hôm sau đến lớp tôi kể cho các bạn nghe mọi sự việc, kể cả chuyện mẹ tôi đã mắng tôi như thế nào. Các bạn nghe mà ai cũng bùi ngùi cảm thấy mình có lỗi, bỗng có bạn lên tiếng:

     Thế ai bảo cậu Tòng là bà ấy ho lao?

     Ai bảo? Ai bảo?... Tất cả nhao lên như muốn lên án Tòng.

     Tớ cũng chẳng nhớ – Tòng trả lời yếu ớt. – Tớ nghe thấy thế.

     Cậu nghe chưa chính xác mà đã nói. Cậu ác thế! Ác thế!

    Khổ thân bà ấy. Một bạn nói. – Làm thế nào để giúp bà ấy bây giờ? Hay là góp tiền lại đem cho bà ấy.

     Làm thế chẳng được đâu. – Tôi nói. – Mẹ tớ bảo là khi bà ấy ăn hết số tiền mình cho thì bà ấy lại đói. Hay là khi nào tớ gặp bà ấy tớ sẽ bảo: "Bà cứ bán bỏng đi chúng cháu lại mua cho bà." mà tất cả chúng mình phải mua của bà ấy kia, bảo cả bọn lớp khác nữa.

     Ừ, phải đấy! – Một bạn nói. – Tất cả chúng mình đều mua.

     Tất cả.

     Tất cả. Các bạn đồng thanh tán thành. Có bạn lại còn đề ra mình sẽ ăn sáng bằng bỏng.

(Theo Xuân Quỳnh, Trời xanh của mỗi người, NXB Kim Đồng, 2017, tr 99-106)

Trả lời các câu hỏi (trình bày ngắn gọn):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích được kể từ ngôi thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, nhân vật tôi bị mẹ trách vì điều gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Từ những chi tiết miêu tả nhân vật bà bán bỏng khi tôi gặp bà ở chợ, em có nhận xét gì về hoàn cảnh hiện tại của bà lão?

Câu 4 (1,0 điểm): Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau có tác dụng như thế nào: “Trông người chả ra người, như con gà rù thế kia mà ám hàng người ta thì làm sao người ta bán được...”?

Câu 5 (1,0 điểm): Nếu em là nhân vật tôi trong truyện, em sẽ rút ra bài học gì cho bản thân sau câu chuyện với bà bán bỏng? (Trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 dòng).

1
29 tháng 4

Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn trích được kể từ ngôi thứ nhất, qua lời kể của nhân vật “tôi”.


Câu 2 (0,5 điểm):
Nhân vật “tôi” bị mẹ trách vì vô tình cùng các bạn tung tin đồn sai sự thật, khiến bà bán bỏng mất kế sinh nhai và lâm vào cảnh khổ cực.


Câu 3 (1,0 điểm):
Những chi tiết như bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, phải đi xin nướng bánh mì và bị xua đuổi cho thấy hoàn cảnh hiện tại của bà bán bỏng rất đáng thương, nghèo đói, cô đơn và bị xã hội ghẻ lạnh.


Câu 4 (1,0 điểm):
Biện pháp tu từ so sánh “như con gà rù” có tác dụng làm nổi bật sự thô lỗ, vô cảm và miệt thị của bà hàng cơm đối với bà lão, đồng thời gợi lên hình ảnh tội nghiệp, yếu ớt, đáng thương của bà bán bỏng, từ đó khơi dậy lòng trắc ẩn nơi người đọc.


Câu 5 (1,0 điểm):
Nếu là nhân vật “tôi”, em sẽ rút ra bài học rằng: Mỗi lời nói, hành động của mình dù vô tình cũng có thể gây tổn thương sâu sắc cho người khác. Em cần cẩn trọng, biết suy nghĩ và có trách nhiệm hơn trong cách cư xử để không làm hại ai một cách vô ý.

T

rong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

TL :

Tham khảo ạ :

Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.

_HT_

20 tháng 10 2021
  

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của Trái Đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, Trái Đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi: mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ; biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện trên Trái Đất đều xoay quanh trẻ em để giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

23 tháng 10 2021

undefinedTham khảo nha!

2 tháng 11 2021

Tham khảo:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

2 tháng 11 2021

hay

 

13 tháng 12 2016

Vào đúng khoảnh khắc những que diêm cuối cùng nối tiếp nhau bừng sáng, bà dịu dàng nắm lấy tay tôi, rồi hai bà cháu bay lên cao, cao mãi. Thế là tôi đã được cùng bà về bên Thượng đế chí nhân, chấm dứt những tháng ngày đau khổ, bi thương chốn trần gian. Tuyết vẫn rơi, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nữa. Tôi cảm nhận rõ sự ấm áp từ vòng tay đầy yêu thương của bà. Hạnh phúc ơi! Sao tận bây giờ Người mới gọi tên con?

Vừa đặt chân đến cổng thiên đường, tôi ngỡ ngàng khi đứng trước một chiếc cầu vồng khổng lồ, lung linh bảy sắc. Ánh sáng, màu sắc rực rỡ từ cầu vồng chiếu ra khiến tôi lóa mắt. Trên cầu vồng, những làn mây màu ngọc thạch vắt ngang như những chiếc vòng ngọc khổng lồ ai ném xuống thế gian. Màu xanh non được lọc bởi ánh trời, đẹp như thế có lẽ chỉ một lần trong vũ trụ, khác hẳn sự tối tăm, lạnh lẽo của đêm giao thừa chốn dương gian. Bà ân cần nắm tay tôi, đưa về một ngôi nhà xinh xắn, với hàng rào dây thường xuân bao quanh giống như ngôi nhà hạnh phúc của gia đình tôi ngày xưa. Trong nhà, một lò sưởi ấm cúng với những ngọn lửa nhỏ đang nhẩy múa, trên bàn ăn trải khăn trắng tinh, một con ngỗng quay vàng rộm đang chờ sẵn cùng với rất nhiều bánh ngọt và hoa quả tươi ngon, cây thông Noel trang hoàng lộng lẫy ở góc phòng. Ngồi trong lòng bà, bên lò sưởi ấm áp, tôi nghẹn ngào kể cho bà nghe cuộc sống khốn cùng của tôi sau khi bà mất:

- Bà ơi! Từ ngày bà rời xa cháu, gia đình ta đã lâm vào cảnh bần hàn. Hai cha con cháu phải chuyển đến một căn áp mái tồi tàn, hoang lạnh. Cha trở nên nghiện ngập, mắng chửi cháu cả ngày. Cháu phải đi bán diêm để mưu sinh. Trong đêm giao thừa rét mướt, một mình cháu đầu trần với đôi chân tê cóng vì không có giày dò dẫm trong đêm tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ đòn roi của cha. Đói và rét khiến cháu kiệt sức, đành ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà trong cái rét cắt da, cắt thịt của đêm đông. Cháu muốn quẹt một que diêm để hơ ấm đôi bàn tay tê buốt nhưng không dám vì đó là số diêm cha cháu giao đi bán. Cuối cùng cháu đánh liều quẹt một que, ánh sáng diêm rực như than hồng. Cháu tưởng như mình đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Que diêm tàn, lò sưởi cũng biến mất, cháu bần thần lo sợ sẽ bị cha mắng. Cảm giác đói cồn cào xâm chiếm, cháu lại quẹt que diêm thứ hai. Kì diệu quá bà ơi! Cả một bàn ăn thịnh soạn hiện ra, mùi ngỗng quay thơm nức cả mũi. Nhưng rồi mộng tưởng cũng tan biến khi que diêm vụt tắt. Chỉ còn lại mình cháu cô đơn trong xó tường lạnh lẽo. Không một ai bố thí cho cháu một chút tình thương. Tại sao cuộc sống của cháu lại bi thảm đến thế? Cháu nhớ quay quắt những đêm giao thừa hạnh phúc khi bà còn sống. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Trời ơi! Cháu không tin nổi! Trước mắt cháu là một cây thông Noel lớn, lộng lẫy với ngàn ánh nến sáng rực, lấp lánh. Rồi diêm tắt, những ngọn nến cứ thế bay cao rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời xa thẳm. Những ngôi sao đó gợi trong cháu nỗi nhớ bà da diết. Cháu quẹt thứ tư và bà đã đến bên cháu, vẫn nụ cười hiền hậu, dịu dàng, ánh mắt trìu mến nhìn cháu. Bà ơi! Đó chính là điều kì diệu nhất mà cháu được nhận từ thượng đế nhân từ. Cháu muốn níu bà ở lại vì bà chính là điểm tựa của cháu trong cuộc sống. Vì cháu biết có bà, cháu sẽ được sống những ngày hạnh phúc. Bà sẽ đưa cháu đến với một thế giới không có đòn roi, không có đói khát, không bị ghẻ lạnh mà chỉ có tiếng cười và những yêu thương. Cháu cũng biết, diêm tắt, bà cũng sẽ biến mất như những ảo ảnh trước. Không! Cháu không muốn thế. Cháu muốn ở mãi bên bà. Cháu cuống quýt quẹt tất cả những que diêm còn trong bao mong giữ bà ở lại. Diêm nối nhau sáng mãi, rồi bà đã nắm tay cháu bay cao lên mãi.

Bà ơi! Cháu đã không còn mẹ nữa. Xin bà đừng bao giờ rời xa cháu nữa bà nhé! – Tôi khẩn nài bà trong nước mắt.

Bà hiền hậu vuốt tóc tôi và nói:

- Cháu yêu! Đừng khóc nữa. Giờ cháu đã ở đây với bà rồi. Sẽ không còn buồn đau, đói rét nào đe dọa cháu nữa đâu.

Tôi ngả đầu vào vai bà trong niềm vui sướng khôn tả. Bỗng cánh cửa lớn mở ra, một người phụ nữ bước bước vào. Nhìn bà, tôi chợt thấy trái tim mình loạn nhịp. Vẫn mái tóc ấy, khuôn mặt ấy, nụ cười bừng nở như nắng mai, mùi hương quen thuộc. Mẹ! Là mẹ thật rồi. Tôi chạy nhào vào lòng mẹ, khóc tức tưởi, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự trùng phùng kì diệu. Mẹ ôm chặt lấy tôi, vuốt tóc, lau nước mắt cho tôi. Mẹ nói:

- Nín đi con! Từ nay mẹ và bà sẽ bù đắp cho con tất cả những bất hạnh con đã phải chịu suốt bao năm qua.

Nỗi vui sướng khiến tôi mê mụ. Tôi không ngờ niềm hạnh phúc của tôi lại tròn đầy đến thế. Tôi chợt nghĩ không biết giờ này, ở dưới kia, họ đang làm gì với tôi - cô bé bán diêm. Tôi bèn vén mây nhìn xuống trần gian. Tôi nhìn theo và thấy một cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé ấy đã chết giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết. Vậy mà họ không tỏ chút xót thương nào, họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Nhìn thấy cảnh tượng đó, trong lòng tôi dâng lên nỗi xót xa đến trào nước mắt. Thói thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của người đời đã giết chết một cô bé, một tâm hồn trong sáng ngay vào cái thời điểm mà người ta hạnh phúc nhất, đầy đủ nhất. Cô bé ấy là tôi. Tôi đã chết không phải vì đói và rét, mà chết vì lòng người quá nghèo, quá lạnh. Mong sao trong cuộc đời sẽ không còn cô bé nào khốn khổ như tôi nữa. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương và biết sẻ chia.

- Cháu gái! Chúng ta đi chơi nào! Tiếng bà gọi tôi trở lại với thực tại.

Tôi vui sướng cùng bà và mẹ đi chơi, vườn hoa nơi thiên đường đẹp kì ảo với trăm ngàn loài hoa đủ màu lấp lánh. Mây trắng bò tràn lan trên mỏi nẻo đường đi. Mây ngũ sắc vương trên các vòm cây kì bí. Những cổng chào với ánh sáng chói lóa, lung linh đẹp mê hồn.

Thế là từ nay, tôi sẽ được sống cùng bà và mẹ hạnh phúc như xưa! Tôi sẽ cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ, lời nói, ảnh mắt của hai người. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Tôi thầm cảm ơn thượng đế đã ban cho tôi phước lành này. Thượng đế chí tôn! Con xin cảm ơn Người!

 
14 tháng 12 2016

Linh Phương giúp mk. mk cần 1 cái mở bài #

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 4 2019

Đoạn 1: Phép liệt kê: "Chuyện con cóc, nàng tiên/ Chuyện cô Tấm ở hiền/ Thằng Lý Thông ở ác" => Nói về lẽ đúng sai và những điều hấp dẫn trong câu chuyện cổ tích bà kể.

Đoạn 2: Phép điệp từ "không". => nói lên sự bình yên của nhân vật trữ tình khi tuổi thơ được lớn lên trong tình yêu thương của bà

13 tháng 12 2016

1b)

ND:

- Bài thơ thể hiện quan niệm một đàtình bạn đậm đà thắm thiết vượt lên trên những vật chất tầm thường tri âm, tri kỉ tuy một mà hai tuy hai mà một

NT:

- Sáng tạo trong việc xây dựng tình huống

-Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

13 tháng 12 2016

1.

Nội dung: Tả cảnh QĐN hoang sơ, thấp thoáng, vắng vẻ thiếu sự sống của con người chỉ có một vài chú tiều lom khom kiếm cúi, mấy ngôi nhà chợ lắc đắc bên sông. Và tâm trạng nhớ quê hương, đất nước da diết, sâu nặng của người lữ khách xa quê cô đơn không ai chia sẻ

Nghệ thuật:

- Vận dụng điêu luyện thể thơ Đươmgf

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc dùng từ láy

-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả