K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4

* Cách nuôi dưỡng gà:

1. Thức ăn

- Phân loại:

+ Thức ăn tự nhiên: cần trộn đủ các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp.

+ Thức ăn công nghiệp: thường có đủ các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi.

- Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng:

+ Nhóm chất đạm

+ Nhóm tinh bột

+ Nhóm chất béo

+ Nhóm vitamin và chất khoáng

2. Cho gà ăn

- Đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm thức ăn.

- Uống nước đầy đủ

- Cho ăn phù hợp với nhóm tuổi:

+ Dưới 1 tháng tuổi: giàu đạm, ăn tự do, ăn liên tục

+ Từ 1 – 3 tháng tuổi: ăn 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ

+ Trên 3 tháng tuổi: ăn tự do

* Cách chăm sóc gà:

1. Giai đoạn từ khi mới nở đến một tháng tuổi

- Gà con còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

- Gà sợ lạnh nên cần sưởi ấm.

+ Gà lạnh: chụm lại thành đám dưới đèn

+ Gà bình thường: phân bố đều trên sàn

+ Gà nóng: tránh xa đèn úm

2. Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi

- Bỏ quây để gà đi lại tự do

- Sau 2 tháng tuổi, thả vườn để gà vận động, ăn khỏe, nhanh lớn, thịt chắc và ngon

- Hàng ngày, vệ sinh máng ăn và máng uống 

- Sau mỗi lứa, thay lớp độn và vệ sinh chuồng.

5 tháng 3 2023

 

chăm sóc : 

- giai đoạn gà con : sử dụng đèn thắp sáng để sưởi ấm trong vài tuần đầu sau khi gà nở và vào mùa đông  , đồng thời phòng chuột , mèo  và kích thích gà ăn được nhiều thức ăn . Khi gà nuôi được 1 tháng tuổi , hằng ngày thả gà ra vườn chăn thả vài giờ khi nắng ấm 

- giai đoạn gà tơ và gà thịt  : gà lớn dần , có thể tăng thêm thời gian thả vườn khi nắng ấm và lùa gà về chuồng trước lúc trời lặn . Thường xuyên vệ sinh chuồng trại , máng ăn máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển

 

phòng bệnh cho gà thịt : 

- giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ , khô ráo , thoáng mát 

- tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo điịnh kì để phòng bệnh 

- đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng giúp gà có được sức khỏe đề kháng tốt nhất 

Kĩ thuật phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện các công việc sau:

- Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo định kì để phòng bệnh

- Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng 

* Để vật nuôi non khỏe mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt, cần nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi bằng cách cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng.

* Nếu chăm sóc, phòng và điều trị bệnh không tốt dẫn đến vật nuôi có hệ miễn dịch không tốt, sức đề kháng kém, sức khỏe yếu, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, sản phẩm chăn nuôi; thậm chí sự sống vật nuôi ngắn hạn dẫn đến tổn thất kinh tế cho người nuôi. 

 

        



 

25 tháng 8 2023

* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:

- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.

- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.

- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.

- Chăm sóc:

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.

* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:

- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Cho ăn: Theo 2 cách:

+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.

+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.

- Chăm sóc:

+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:

- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên

+ Bán công nghiệp

+ Công nghiệp

- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.

- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.

- Chăm sóc:

+ Chống nóng cho bò sữa.

+ Chiếu sáng hợp lí.

+ Giảm thiểu tối đa các stress.

+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe.

+ Khai thác sữa.

25 tháng 8 2023

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là thực hiện các công việc:

+ Chuẩn bị chuồng nuôi và mật độ nuôi.

+ Thức ăn và cho ăn.

+ Chăm sóc.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt và bò sữa cần chú ý những vấn đề: chuồng nuôi, mật độ nuôi, thức ăn và cho ăn, chăm sóc.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Buớc 1. Chuẩn bị chuồng trại, bãi thả

Chuồng nuôi gà thịt lông màu bản chăn thả là kiểu chuồng hở, có tường rào, rèm, bạt che mưa, nắng. Trong chuồng bố trí giàn đậu bằng tre hoặc gỗ cách nền 0,5 m. Bãi thả phải có diện tích đủ rộng, có bóng râm, có lưới hoặc hàng rào bao quanh. 

Buớc 2. Úm gả con

Gà con mới nở được nuôi úm đến 5 tuần tuổi và được chăm sóc như gà thịt nuôi công nghiệp.

Bước 3. Nuôi thịt (nuôi bán chăn thả)

Gà được chăn thả tự do khi thời tiết thuận lợi, có năng ẩm, bãi thả khô ráo dễ gà vận động, tìm thức ăn.

Thức ăn: từ tuần tuổi thứ 5 có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn gồm rau xanh, các loại phụ phẩm nông nghiệp, giun quế,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

*Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến:

+ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:

- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.

- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.

- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.

- Chăm sóc:

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.

++ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:

- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Cho ăn: Theo 2 cách:

+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.

+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.

- Chăm sóc:

+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

* Liên hệ thực tế quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:

- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên

+ Bán công nghiệp

+ Công nghiệp

- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.

- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.

- Chăm sóc:

+ Chống nóng cho bò sữa

+ Chiếu sáng hợp lí

+ Giảm thiểu tối đa các stress

+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe

+ Khai thác sữa

28 tháng 3 2023

(1) Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn

Trong quy trình chăn nuôi gà thịt, xây dựng chuồng trại là điều mà bà con cần chú ý nhất bởi đó là nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa và những tác động xấu từ bên ngoài. Tùy theo từng kích cỡ và độ tuổi của gà đẻ có chuồng nuôi phù hợp

 

(2) Cách sử dụng máng ăn, máng uống:

- Bắt đầu sử dụng máng ăn loại nhỏ khi gà con được khoảng 5 ngày tuổi. Thay thế máng nhỏ bằng máng ăn treo khi gà được ít nhất 2 tuần tuổi.

 

- Sử dụng máng uống loại treo đặt ngay gần máng ăn và thêm một số vị trí trong sân chơi để gà dễ dàng uống nước khi cần.

 

 

(3) Lắp đặt hệ thống điện sưởi ấm:

Hệ thống đèn điện sưởi ấm là rất cần thiết đối với sự sống của gà con. Chính vì thế, bà con cần lắp đặt hệ thống đèn điện để sưởi ấm đủ để gà con không bị lạnh mà chết. Sử dụng loại đèn 50W để sưởi ấm cho 30 con gà con. Để tập trung gà con lại sưởi ấm qua đêm, bà con nên sử dụng lồng chụp kích thước từ cao 50cm, rộng 150cm.

(4) Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn

- Thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn. Đối với gà dưới 1 tháng tuổi, bà con có thể rải tấm, cám ngô hoặc cám thóc trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Cho ăn liên tục không để trên sàn thiếu thức ăn.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Ở địa phương em, các cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

6 tháng 5 2021

cái này phải là công nghệ chứ