K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến. Thế giới không còn bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý hay rào cản ngôn ngữ như trước. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, truyền thông đa phương tiện, chúng ta – đặc biệt là giới trẻ – có thể dễ dàng tiếp cận với văn hóa của các quốc gia khác. Tuy nhiên, việc tiếp thu văn hóa nước ngoài hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi mỗi người trẻ cần có thái độ đúng đắn, biết chọn lọc và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Văn hóa là gì? Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng thể hiện bản sắc, truyền thống và linh hồn của dân tộc đó. Khi chúng ta tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, nghĩa là chúng ta đang làm phong phú thêm vốn hiểu biết, mở rộng tầm nhìn và học hỏi những tinh hoa của nhân loại. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, việc tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách mù quáng có thể khiến người trẻ mất đi bản sắc, dẫn đến lối sống lai căng, chạy theo trào lưu một cách thiếu chọn lọc.

Trước hết, phải khẳng định rằng việc tiếp thu văn hóa nước ngoài là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại. Nhờ đó, giới trẻ Việt Nam ngày nay có thể học hỏi rất nhiều điều hay từ các nền văn hóa tiên tiến. Ví dụ, giới trẻ yêu thích âm nhạc K-pop của Hàn Quốc, thời trang Nhật Bản, phim ảnh Hollywood, nghệ thuật Pháp, phong cách sống năng động của phương Tây,... Những ảnh hưởng đó không hoàn toàn xấu. Chúng giúp người trẻ mở rộng hiểu biết, có thêm động lực học ngoại ngữ, yêu thích khám phá thế giới, rèn luyện sự tự tin, tính năng động, sáng tạo và thích nghi tốt hơn với môi trường quốc tế.

Không chỉ vậy, tiếp thu văn hóa nước ngoài còn giúp giới trẻ tiếp cận với các giá trị tiến bộ như: quyền con người, bình đẳng giới, ý thức cá nhân, kỹ năng sống, tư duy phản biện,... Đây là những giá trị rất cần thiết trong một xã hội hiện đại, góp phần giúp thế hệ trẻ phát triển toàn diện hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc tiếp thu văn hóa nước ngoài trong giới trẻ hiện nay cũng tồn tại không ít biểu hiện tiêu cực và đáng lo ngại. Có nhiều bạn trẻ đang tiếp nhận một cách thiếu chọn lọc, thậm chí mù quángquá lệ thuộc vào văn hóa ngoại lai. Một số bạn thần tượng quá mức các ngôi sao nước ngoài, dẫn đến hành vi cuồng thần tượng, bỏ bê học hành, tiêu tốn thời gian và tiền bạc để chạy theo những thần tượng mà các bạn chưa từng gặp ngoài đời. Một số khác lại bắt chước cách ăn mặc hở hang, cách nói chuyện thiếu lịch sự, hay thậm chí học theo những thói quen xấu như thức khuya, ăn uống thiếu khoa học, sống ảo trên mạng xã hội, nói tiếng nước ngoài lẫn với tiếng Việt,...

Một biểu hiện đáng lo nữa là sự xem nhẹ văn hóa dân tộc. Nhiều bạn trẻ ngày nay không còn mặn mà với các giá trị truyền thống của quê hương. Họ không còn quan tâm đến những ngày lễ cổ truyền, không biết rõ về lịch sử, phong tục tập quán, hay thậm chí viết tiếng Việt sai chính tả, sử dụng từ ngữ pha trộn, làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Đây là một thực trạng đáng buồn, bởi nếu không trân trọng và giữ gìn văn hóa dân tộc, thì bản sắc Việt sẽ dần mai một trong dòng chảy văn hóa toàn cầu.

Từ những biểu hiện trên, có thể thấy rằng vấn đề không nằm ở việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, mà ở cách tiếp thu. Văn hóa không phải cái gì cũng tốt và phù hợp với mọi quốc gia. Mỗi dân tộc có một truyền thống, bản sắc, lối sống riêng. Nếu giới trẻ tiếp thu một cách bừa bãi, không chọn lọc, thì rất dễ bị “hòa tan” trong văn hóa ngoại lai, đánh mất cội nguồn của chính mình. Một cây muốn vươn cao thì phải có gốc rễ chắc chắn. Con người cũng vậy, muốn phát triển bền vững trong thời đại hội nhập, phải biết gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Vậy làm thế nào để giới trẻ tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách đúng đắn?

Trước hết, mỗi bạn trẻ cần nâng cao nhận thức và có thái độ đúng đắn trong việc tiếp cận văn hóa ngoại lai. Không phải cái gì từ nước ngoài cũng là tốt. Phải biết phân biệt giữa những giá trị tích cực và những thứ không phù hợp với đạo đức, truyền thống dân tộc. Chúng ta có thể yêu thích âm nhạc K-pop, nhưng không nên cuồng thần tượng đến mức mù quáng. Chúng ta có thể học theo phong cách sống hiện đại, nhưng vẫn cần giữ nét lịch sự, nhân ái của người Việt Nam.

Tiếp theo, người trẻ cần trang bị cho mình kiến thức về văn hóa Việt Nam. Muốn hội nhập mà không bị hòa tan, trước tiên phải hiểu rõ và tự hào về cội nguồn của mình. Hãy đọc sách lịch sử, tìm hiểu phong tục tập quán, yêu tiếng Việt, yêu văn học dân gian, mặc áo dài trong những dịp lễ đặc biệt, tham gia các hoạt động truyền thống... Từ đó, các bạn mới có thể vững vàng trước những luồng văn hóa ngoại lai và giữ được “chất” Việt trong mình.

Ngoài ra, vai trò của nhà trường và gia đình cũng vô cùng quan trọng. Nhà trường cần đưa giáo dục văn hóa dân tộc vào các môn học và hoạt động ngoại khóa. Thầy cô nên khuyến khích học sinh tìm hiểu, khám phá văn hóa truyền thống theo cách sáng tạo, hấp dẫn. Gia đình cũng cần là nơi nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, truyền dạy những giá trị đạo đức, cách sống đúng đắn để con cái không bị lệch hướng trong quá trình hội nhập.

Bên cạnh đó, truyền thông và mạng xã hội cũng cần góp phần định hướng văn hóa cho giới trẻ. Các phương tiện thông tin đại chúng nên lan tỏa những giá trị văn hóa tích cực, giới thiệu hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời cảnh báo về những trào lưu thiếu lành mạnh đang ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ.

Bản thân em, là một học sinh, em cũng yêu thích nhiều nền văn hóa nước ngoài. Em thích nghe nhạc nước ngoài, thích xem phim hoạt hình Nhật Bản, học tiếng Anh để giao tiếp tốt hơn. Nhưng em cũng rất yêu văn hóa dân tộc mình. Em thích hát dân ca, thích mặc áo dài vào ngày lễ, thích tìm hiểu về các lễ hội cổ truyền. Em nhận ra rằng, việc tiếp thu văn hóa nước ngoài là điều nên làm, nhưng quan trọng là phải biết tiếp thu có chọn lọc, vừa học được cái hay của người, vừa giữ được cái đẹp của mình.

Tóm lại, trong xã hội hiện đại, việc tiếp xúc với văn hóa nước ngoài là điều tất yếu và mang lại nhiều lợi ích cho giới trẻ. Tuy nhiên, nếu không có nhận thức đúng đắn, giới trẻ có thể bị cuốn theo những trào lưu lệch lạc, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, chúng ta – những người trẻ – cần tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, thông minh và sáng suốt. Có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân toàn cầu mà vẫn giữ được cội nguồn Việt Nam trong tim.

21 tháng 12 2024

e muốn hỏi câu này

16 tháng 8 2019

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

16 tháng 8 2019

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ? Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Bài viết tham khảo Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại.

Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

27 tháng 10 2017

  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

  Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

 Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

  Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

  Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

27 tháng 10 2017

  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

  Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

 Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

  Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

  Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.

3 tháng 7 2021

tham khảo:

Có lẽ cụm từ “hiện tượng cuồng thần tượng ở giới trẻ” đã chẳng còn xa lạ với chúng ta hiện nay. Vậy thần tượng là gì? Đó là một danh từ để chỉ một cá nhân hay một tập thể được yêu thích, được biết đến bởi tài năng, phẩm chất của họ ở một lĩnh vực nào đó. Cuồng thần tượng là cụm từ dùng để chỉ những người say mê, yêu thích, thậm chí là tôn sùng các thần tượng của mình một cách quá khích, mất kiểm soát. Hâm mộ và thần tượng một ai đó cũng là một điều tốt nếu ta biết hâm mộ một cách đúng đắn. Bởi bản thân những thần tượng, họ là những người có tài năng, có phẩm chất tốt và được mọi người biết đến. Họ sẽ là tấm gương để bản thân những người hâm mộ họ không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.Thế nhưng, cuồng thần tượng thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ khiến cho con người bị mất đi cái tôi cá nhân riêng biệt mà tự biến mình thành những bản sao di động của thần tượng. Không chỉ vậy mà các fan cuồng thần tượng còn bị lệch lạc trong nhận thức, luôn bị chìm đắm trong những thế giới ảo mộng ngộ nhận về thần tượng. Rất nhiều trường hợp các bạn trẻ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình dẫn đến những sự việc đáng tiếc nhưng hành hung lẫn nhau vì xâm phạm tới thần tượng của mình, sẵn sàng tự tử, tuyệt thực để đe dọa bố mẹ nếu bố mẹ ngăn cấm việc theo đuổi thần tượng… Và còn nhiều hơn thế nữa những tác hại kinh khủng mà hiện tượng cuồng thần tượng gây ra. Bản thân các bạn còn đang là một học sinh, thuộc tầng lớp giới trẻ hiện nay, bạn hãy nghĩ mình nên nhận thức đúng đắn về việc thần tượng, hưởng cuộc sống của mình tới những điều tích cực hơn, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, và trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.

3 tháng 7 2021

Tham khảo

Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiếng trong giới trẻ. Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ. Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng của mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tuợng của mình. Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.

    Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ muốn, học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình. Những nghệ sĩ ca sĩ đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc, gây ra những tai tiếng xấu,... Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.

    Một số thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ. Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến. Vì vậy, ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.

    Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên: sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng. Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn. Vì vậy, người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái một cách điên cuồng rồi đua đòi, bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.

    Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm: chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, để tìm ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn... Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.

     Mỗi bạn trẻ cần xác định cho mình những cách ứng xử và lựa chọn đúng đắn. Trân trọng và thần tượng cái đẹp nhưng không thái quá mà vẫn luôn giữ được một phương châm sống chuẩn mực và lành mạnh

Tham khảo: 

Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, chúng ta dễ dàng nhận ra việc du nhập văn hóa nước ngoài là một trong những vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Thế hệ trẻ là những con người năng động, nhiệt huyết, ưa tìm tòi, khám phá. Khi mạng xã hội phát triển, thế hệ trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau về tư tưởng, văn hóa của một số quốc gia khác. Một số văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích vẫn tồn tại những hạn chế. Giới trẻ phần đông là những người chưa trải nghiệm nhiều, trong họ tiềm ẩn những nhân tố tiêu cực như: dễ chán nản, hoang mang. dao động trước khó khăn, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc. Việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài mà không có chọn lọc, nhìn nhận kĩ vấn đề dễ mang lại những nguy cơ tiềm ẩn như làm xấu, mất đi văn hóa dân tộc... Chính vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa giới trẻ ngay khi còn đang trên ghế nhà trường.

15 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.