K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giải pháp an toàn cho tình huống chuyển động tròn trong thực tế

1. Thiết kế mặt đường nghiêng trên các đoạn đường cong:

  • Mặt đường thường được thiết kế nghiêng vào phía trong đường cong (góc nghiêng) để tạo ra lực hướng tâm giúp xe ổn định khi rẽ. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ trượt bánh xe ra ngoài quỹ đạo khi chạy với tốc độ cao.

2. Sử dụng rào chắn và biển cảnh báo:

  • Lắp đặt các rào chắn (chẳng hạn như hàng rào bê tông, lưới bảo vệ) tại các khu vực có đường cong gắt để ngăn chặn xe trượt ra khỏi đường trong trường hợp mất lái. Cùng với đó, biển cảnh báo tốc độ và tình huống nguy hiểm cũng cần được đặt ở vị trí dễ nhìn để lái xe có thể điều chỉnh tốc độ hợp lý.

3. Huấn luyện lái xe và nhận biết tình huống:

  • Tổ chức các khóa huấn luyện cho người lái xe về các kỹ năng xử lý tình huống khi cần rẽ hoặc chạy trên đường cong. Người lái xe cần hiểu rõ về lực hướng tâm, cách kiểm soát tốc độ và cách giữ thăng bằng để phòng tránh tai nạn khi chạy trên các đoạn đường cong.

Giải pháp này không chỉ giúp nâng cao an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông mà còn đảm bảo cho sự an toàn của người đi bộ và các phương tiện khác.

27 tháng 2 2022

Một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình à đề xuất cách phòng tránh là:

Thứ tự

Tình huống mất an toàn

Cách phòng tránh

1

Cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm.

Không cắm chung nhiều đồ dùng điện trên một ổ cắm.

2

Vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.

Sạc điện thoại đủ pin mới được sử dụng.

3

Chưa rút phích điện ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

Rút phích điện ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

 
27 tháng 2 2022

Tham khảo

Một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ điện trong gia đình như:

– Cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm.

– Vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.

– Chưa rút phích điện ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

Đề xuất cách phòng tránh:

– Không cắm chung nhiều đồ dùng điện trên một ổ cắm.

– Rút phích điện ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

– Sạc điện thoại đủ pin mới được sử dụng.

1. Đề xuất cách giải quyết thể hiện tính kỉ luật trong các tình huống.- Tình huống 1: Sáng Chủ nhật, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh. Do ngại tham gia nền Nam đã rủ Sơn đi đá bóng.Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?- Tình huống 2: Vì vội đến trường nên Hiền không mang theo giày thể thao để học trong giờ Giáo...
Đọc tiếp

1. Đề xuất cách giải quyết thể hiện tính kỉ luật trong các tình huống.

- Tình huống 1: Sáng Chủ nhật, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh. Do ngại tham gia nền Nam đã rủ Sơn đi đá bóng.

Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Vì vội đến trường nên Hiền không mang theo giày thể thao để học trong giờ Giáo dục thể chất như quy định. Khi nhận ra điều này, dù đã đi được nửa quãng đường nhưng nếu quay về để lấy giày vẫn kịp giờ. Hiên rủ Hằng quay về nhưng Hằng nói: “Thôi kệ đi! Không ai để ý đâu".

Nếu là Hiền, em sẽ làm gì?

- Tình huống 3: Câu lạc bộ nghệ thuật mà Tùng tham gia được phân công biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Bảo vệ môi trường” vào sáng thứ Hai. Theo quy định của nhóm, Tùng phải đưa kịch bản cho các bạn vào ngày mai nhưng Tùng chưa viết xong. Tối nay, Tùng lại được mời đi xem một vở kịch mà bạn rất thích.

Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

- Tình huống 4: Theo lịch, hằng tuần vào sáng Chủ nhật, mỗi gia đình đều phải có người tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Chủ nhật tuần này, mọi người trong gia đình Mai đều đi vắng, chỉ còn Mai ở nhà. Sáng hôm đó, Mai có bạn rủ đi chơi.

Nếu là Mai, em sẽ làm gì?

- Tình huống 5: Cuối tuần, cửa hàng trong khu vực nhà Hà ở có nhiều mặt hàng giảm giá mà gia đình Hà và nhiều gia đình khác đều cần. Bố mẹ bận đi thăm ông bà nên đưa tiền và dặn Hà những thứ cần mua. Hà ngủ quên nên lúc ra cửa hàng đã thấy mọi người xếp hàng dài. Đang sốt ruột và lo lắng khi đến lượt sẽ hết hàng cần mua, thì Hà nhìn thấy An đang sắp đến lượt quay lại vẫy Hà. Hà chạy lên, An rủ Hà chen đứng vào chỗ trên bạn ấy.

Nếu là Hà, em sẽ làm gì?

2. Nhận xét, góp ý về cách giải quyết từng tình huống.

1
16 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

1. Các tình huống:

TH1. Nếu là Sơn, em sẽ khuyên bạn nếu tham gia một hoạt động nào đó thì chúng ta phải có trách nhiệm với hoạt động đó.

TH2. Nếu là Hiền, em sẽ khuyên bạn phải có lề nếp với hoạt động mà mình đưa gia (nếu bạn không về thì sẽ đứng phạt thôi hihi)

TH3. Nếu là Tùng, em sẽ từ chối lời mời đó, vì làm việc phải có trách nhiệm mà.

TH4. Nếu là Mai, em sẽ tham gia cùng mọi người (vì là hoạt đồng chung).

TH5. Nếu là Hà, em sẽ không làm thế vì còn nhiều người đã xếp hàng đứng chờ, còn nếu không mua được thì em nên xin lỗi bố mẹ vì đã thiếu trách nhiệm với công việc mà mình được giao.

2. ... (Tự nhận xét)

25 tháng 1 2023

Tham khảo:

 Ví dụ 1: Người A đứng trên một tấm ván trượt chuyển động thẳng đều. Đồng thời người đó vừa chuyển động vừa tung hứng quả bóng. Người A thấy quả bóng có quỹ đạo chuyển động thẳng theo phương thẳng đứng. Người B đứng bên đường thấy quả bóng có quỹ đạo chuyển động hình parabol.

 Ví dụ 2: Người phụ nữ đạp xe đạp, họ thấy đầu van xe đạp chuyển động có quỹ đạo tròn so với trục bánh xe nhưng người đứng bên đường thấy quỹ đạo đầu van xe đạp chuyển động có dạng các parabol nối tiếp nhau (đường nét đứt).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
9 tháng 12 2023

Dòng nước đang chảy xuôi theo hướng từ Tây sang Đông, chiếc thuyền nếu đi theo hướng Tây sang Đông sẽ nhanh hơn chiếc thuyền đi ngược lại từ Đông sang Tây.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Biện pháp đã thực hiện để đảm bảo an toàn điện:

a) Sử dụng ổ cắm có chân tiếp đất

b) Khoảng cách và độ cao an toàn với lưới điện cao áp trạm biến áp

c) Sử dụng thiết bị chống rò điện

Mình sẽ đề nghị là nên đi xe ô tô, bởi vì dù gì lớp em cũng đông người và đi xe ô tô sẽ tiện lợi hơn là đi xe đạp. Dù sao, an toàn cũng là trên hết.

12 tháng 8 2023

Tham khảo : 

- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…

- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:

+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.

Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.

+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.

Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.