K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5

Dưới đây là một số bài tập về sóng âm dành cho học sinh lớp 7, giúp bạn ôn luyện trước kỳ thi. Mình cũng kèm theo lời giải hướng dẫn để bạn dễ hiểu nhé!


Bài tập về sóng âm – Lớp 7

Bài 1: Tính bước sóng của âm

Một âm có tần số 340 Hz truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s. Tính bước sóng của âm đó.

Hướng dẫn giải:

Công thức tính bước sóng:

\(\lambda = \frac{v}{f}\)

Trong đó:

  • \(v = 340 \textrm{ } m / s\) (vận tốc truyền âm trong không khí)
  • \(f = 340 \textrm{ } H z\) (tần số âm)

Tính:

\(\lambda = \frac{340}{340} = 1 \textrm{ } m\)

Đáp số: Bước sóng là 1 mét.


Bài 2: Tính tần số của âm

Một sóng âm có bước sóng 0,5 m và truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s. Tính tần số của âm đó.

Hướng dẫn giải:

\(f = \frac{v}{\lambda} = \frac{340}{0 , 5} = 680 \textrm{ } H z\)

Đáp số: Tần số âm là 680 Hz.


Bài 3: So sánh âm thanh và sóng âm

Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa âm thanh và sóng âm.

Gợi ý trả lời:

  • Giống nhau:
    • Đều là hiện tượng dao động cơ học truyền trong môi trường vật chất (không khí, nước, chất rắn).
    • Đều truyền năng lượng từ nơi này sang nơi khác.
  • Khác nhau:
    • Sóng âm là sóng cơ học truyền qua môi trường, còn âm thanh là cảm giác do sóng âm gây ra khi tác động lên tai người.
    • Sóng âm có thể có nhiều tần số, còn âm thanh là sóng âm mà tai người có thể nghe được.

Bài 4: Tính thời gian truyền âm

Một người đứng cách xa một ngọn núi 680 m. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hỏi sau bao lâu người đó nghe được tiếng vọng?

Hướng dẫn giải:

Tiếng vọng là âm truyền từ người đến núi và phản xạ lại người đó, nên quãng đường âm đi là:

\(2 \times 680 = 1360 \textrm{ } m\)

Thời gian truyền âm:

\(t = \frac{s}{v} = \frac{1360}{340} = 4 \textrm{ } g i \hat{a} y\)

Đáp số: Người đó nghe được tiếng vọng sau 4 giây.


Bài 5: Tính vận tốc truyền âm trong môi trường khác

Trong một thí nghiệm, người ta đo được tần số âm là 500 Hz, bước sóng là 0,7 m. Tính vận tốc truyền âm.

Hướng dẫn giải:

\(v = f \times \lambda = 500 \times 0 , 7 = 350 \textrm{ } m / s\)

Đáp số: Vận tốc truyền âm là 350 m/s.


Lời khuyên khi học về sóng âm

  • Hiểu rõ các đại lượng: tần số, bước sóng, vận tốc, biên độ.
  • Nắm chắc công thức liên hệ giữa chúng: \(v = f \lambda\).
  • Hiểu tính chất truyền âm trong các môi trường khác nhau.
  • Thực hành nhiều bài tập tính toán và giải thích hiện tượng.

Chúc bạn học tốt và thi đạt kết quả cao! Nếu cần thêm bài tập hoặc giải thích, cứ hỏi nhé!

2 tháng 1 2023

THAM KHẢO

 

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Phích nước nhen:
 

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

5 tháng 8 2023

có đề bài cụ thể kh em? e nói chung nthe thì bt phân chia nnao

Ờm... kiểu là so sánh dấu, từ loại: TGTH hoặc TGPL, từ láy, từ phức,.....Về mặt ý nghĩa như so sánh vật với vật.... nói chung là ra đề bài nó kiểu thê :P

 

18 tháng 10 2016

Bài kiểm tra 1 tiết của mình có bài này ( cơ bản ) nhưng bạn cứ tham khảo nhé

Một BCĐ đang chứa ( không nhớ ) , lần đầu thả một viên bi sắt nước dâng lên ( không nhớ ) , lần sau thả hai viên bi sắt giống hệt nhau , nước dâng lên ( không nhớ )

a.Tính thể tich viên bi sắt lần thứ nhất 

b.Tính thể tích một viên bi sắt lần sau thả

Mình không nhớ số , nhưng bạn có thể thay số vào rồi làm nhé !

Chúc bạn học tốt ! banhqua

18 tháng 10 2016

mình thi xong rồi bạn mới trả lời

16 tháng 3 2022

hiu

11 tháng 12 2016

Tất nhiên là được!Ví dụ có bị liệt 2 tay Nguyễn Ngọc Kí vẫn cố gắng luyện viết mà!thanghoa

11 tháng 12 2016

THANK BẠN

1 tháng 12 2017

Sóng siếu âm vừa đi vừa phản hồi về  là phải đi 2 lần khoảng cách từ tàu tới đáy biển (2 lần độ sâu) mất 1,4 giây => quãng đường đi được là s=t.v=1,4 x 1500 = 2100(m).

=>độ sâu là: 2100 / 2 = 1050 (m)

27 tháng 2 2018

Qua đoạn hội thoại trên, em hãy tính số lượng bài tập Toán và Văn của lớp Mai và Minh, biết rằng số bài tập Toán lớn hơn số bài tập Văn và số lượng bài tập Văn lớn hơn 1.
Toán: 3 (lớn hơn 1)
Văn: 2 (lớn hơn 1)
Vì 3 + 1 chí hết cho 2 mà 2 + 1 cũng sẽ chia hết cho 3.

28 tháng 2 2018

Qua đoạn hội thoại trên, em hãy tính số lượng bài tập Toán và Văn của lớp Mai và Minh, biết rằng số bài tập Toán lớn hơn số bài tập Văn và số lượng bài tập Văn lớn hơn 1.
Toán: 3 (lớn hơn 1)
Văn: 2 (lớn hơn 1)
Vì 3 + 1 chí hết cho 2 mà 2 + 1 cũng sẽ chia hết cho 3.

Input: Số a

Output: Kiểm tra xem a là số âm hay là số dương

Ý tưởng: Sau khi nhập a, chúng ta sẽ kiểm tra xem nếu a<0 thì a là số âm, nếu a>0 thì a là số dương còn nếu a=0 thì a không là số âm cũng không là số dương

Thuật toán

-Bước 1: Nhập a

-Bước 2: Nếu a<0 thì xuất a là số âm

Nếu a>0 thì a là số dương

Nếu a=0 thì a không là số âm cũng không là số dương

-Bước 3: Kết thúc