Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến “Ngày nay đã có công nghệ cao hỗ trợ nên vì thế học sinh không cần ghi chép bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Câu 2:
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Trả lời: Hành động của bạn đó là không đúng, nếu lớp em có bạn như vậy em sẽ khuyên bạn nên dừng lại những hành động đấy vì nếu cứ tiếp tục thì tình hình học tập của bạn sẽ giảm sút, bạn bè sẽ xa lánh bạn, các thầy cô giáo sẽ không quan tâm, yêu quý, giúp đỡ bạn nữa...

a) Bản tin về thiếu nhi dũng cảm:
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
b)
Tên bản tin: Kim Đồng - cậu bé đưa thư dũng cảm
Tên nhân vật: Kim Đồng
Tình huống: Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới
Cách giải quyết: anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn.
Kết quả: Kim Đồng đã anh dũng hy sinh.
c) Em chủ động hoàn thành bài tập.


Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Tương lai sau này, trái đất của con người sẽ bị AI chiếm....( Theo Những sự thật cuộc đời, NXB Ẩn danh, 2025
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, việc học tập của học sinh đã có những thay đổi đáng kể. Sự xuất hiện của các thiết bị điện tử thông minh, phần mềm học tập trực tuyến và kho tài liệu khổng lồ trên internet đã khiến nhiều người cho rằng việc ghi chép bài vở truyền thống trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, ý kiến "Ngày nay đã có công nghệ cao hỗ trợ nên vì thế học sinh không cần ghi chép bài" là một nhận định phiến diện và không hoàn toàn chính xác.
Trước hết, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà công nghệ cao mang lại cho việc học tập. Học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo, xem video bài giảng, làm bài tập trực tuyến... Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tăng cường tính tương tác, trực quan trong quá trình học. Tuy nhiên, việc lạm dụng công nghệ và xem nhẹ việc ghi chép bài vở có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Thứ nhất, ghi chép bài vở giúp học sinh tập trung và chủ động hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Việc tự tay viết giúp học sinh ghi nhớ thông tin lâu hơn, sâu sắc hơn. Thứ hai, ghi chép bài vở rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. Khi ghi chép, học sinh phải suy nghĩ, lựa chọn và sắp xếp thông tin một cách logic. Thứ ba, ghi chép bài vở là một cách để học sinh cá nhân hóa kiến thức, biến kiến thức của thầy cô thành kiến thức của riêng mình. Mỗi học sinh có một cách ghi chép riêng, phù hợp với phong cách học tập của mình.
Trong khi đó, việc chỉ dựa vào công nghệ cao có thể khiến học sinh trở nên thụ động, lười suy nghĩ và giảm khả năng ghi nhớ. Việc đọc tài liệu trên màn hình và sao chép thông tin một cách máy móc không thể thay thế được quá trình tư duy và ghi nhớ chủ động.
Vì vậy, theo tôi, việc ghi chép bài vở vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Thay vì loại bỏ hoàn toàn việc ghi chép, chúng ta nên kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng công nghệ cao và ghi chép truyền thống. Học sinh có thể sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo, nhưng vẫn cần ghi chép những kiến thức quan trọng vào vở. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách ghi chép bài vở một cách hiệu quả, khoa học, giúp học sinh phát huy tối đa lợi ích của cả công nghệ và phương pháp học tập truyền thống.