K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngoại ơi!Con về thăm ngoại, ngoại ơiLàng xưa chiều vắng nắng trong mưa.Con đò gạt sóng về bến lởLưa thưa tu hú gọi cuối mùa.Con tuổi hai lăm nỗi nhớ lên mườiĐâu bóng ngoại chiều mưa xuống bếnGọi đò tiếng ngoại giục sang bênNgoại lọm cọm thăm conCái mối buộc khăn vuông giấu bao thứ lạCon mở ra vui suốt tuổi thơ mình.Chiều nay con về mưa thưa mái tócNăm tháng xa quê đêm mơ tiếng...
Đọc tiếp

Ngoại ơi!

Con về thăm ngoại, ngoại ơi
Làng xưa chiều vắng nắng trong mưa.
Con đò gạt sóng về bến lở
Lưa thưa tu hú gọi cuối mùa.

Con tuổi hai lăm nỗi nhớ lên mười
Đâu bóng ngoại chiều mưa xuống bến
Gọi đò tiếng ngoại giục sang bên
Ngoại lọm cọm thăm con
Cái mối buộc khăn vuông giấu bao thứ lạ
Con mở ra vui suốt tuổi thơ mình.
Chiều nay con về mưa thưa mái tóc
Năm tháng xa quê đêm mơ tiếng ngoại
Tất tưởi tìm con trong ráng trời mỡ gà
Chiều nay
Ngoại không còn nữa ngồi bộc cửa
Nhổ sợi tóc xanh cuối cùng sót lại
Thắt thành chiếc thòng lọng
Cho con buộc cành tre đi bắt chuồn chuồn.
Mưa chiều nay như hoa cau rơi
Con đứng khóc trước sân nhà
Thương đời ngoại
Mấy gốc cau và một giàn trầu quế
Chân ngoại vui với Chợ Tía, Chợ Đình
Đêm về
Ngoại thắp đèn dầu để đếm tiền xu
Mắt ngoại mờ đếm lần nào cũng lẫn
Suốt đêm ấy ngoại nằm không ngủ được
Thương người mua đã trả tiền thừa

Chiều nay con về sao ngoại chẳng chờ con
Tay ngoại giấu sau lưng còng trái ổi
Bọc cau ngoại phơi vẫn treo trên gác bếp
Ngoại lo ngày con về không đúng vụ cau tươi
Ngoại ơi!
Suốt đời ngoại ở với làng
Nhưng máu xương người gửi nhiều miền đất nước
Bao cháu con đi đánh giặc không về
Đời ngoại như đời cau mọc thẳng
Chỉ sinh ra trái phúc cho người

Câu 1. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ ) phân tích hình ảnh ngoại trong bài thơ ở phần đọc hiểu

Câu 2. Nhà sư phạm nổi tiếng người Nga V.Xukhomlinxki đã từng nói :"Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác"

Từ gợi dẫn trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách con người lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác.

1
20 tháng 12 2021

i need help

11 tháng 1 2022

Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà vốn là một là âm thanh đã rất quen thuộc ở các làng quê Việt. Nó gợi về cuộc sống bình yên của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Nhưng bằng những cảm xúc rất riêng của mình, Xuân Quỳnh đã thổi vào âm thanh ấy dòng kỷ về những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa đã làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Người lính như được tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh dâng trào cảm xúc. Tiếng gà giống như tiếng gọi của quê hương:

“Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

 

 

 

19 tháng 7 2021

Tham khảo

Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen đi bộ vào mỗi sáng. Khuôn mặt của bà tròn trịa, phúc hậu. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà dài ngang lưng, đã bạc trắng hơn nửa. Bà em còn là một người yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng với lời ầu ơ ngọt ngào bà ru, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà hiền hậu này của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

19 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

20 tháng 8 2018

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.

 (Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Tuổi thơ của con thật diệu kì và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên.

                                                                   Bài làm

+) Điều đó được thể hiện trong đoạn thơ trên là : Tuổi thơ thật vui vẻ , hồn nhiên , trong sáng , luôn cùng xoay quanh những câu chuyện cổ tích , có những ông bụt , bà tiên , hay tình người , tình nhân đạo . Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho thế giới tuổi thơ những điều thật kì diệu . Nó chắp cánh cho tuổi thơ tình mẹ đằm thắm , những lời du của mẹ thật ngọt ngào , chan chứa tình mẹ bao la rộng lớn đủ để cho con có được hạnh phúc tuổi thơ . Những câu chuyện mẹ kể chắp cánh cho con tình yêu quê hương , đất nước - một thứ tình cảm không thể diễn tả bằng lời . Những câu chuyện được kể khi con đang nằm ngủ , những câu ca dao mang bao tình cảm , cho con một giấc mơ thật đẹp .

15 tháng 4 2018

+) Điều đó được thể hiện trong đoạn thơ trên là: Tuổi thơ thật vui vẻ, hồn nhiên, trong sáng, luôn cùng xoay xunh quanh những câu chuyện cổ tích, có những ông bụt, bà tiên, hay tình người, tình nhân đạo. Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho thế giới tuổi thơ những điều thật kì diệu. Nó chắp cánh cho tuổi thơ tình mẹ thật đằm thắm, những lời du của mẹ thật ngọt ngào, chan chứa tình mẹ bao la rộng lớn đủ để cho con có được hạnh phúc tuổi thơ. Những câu chuyện mẹ kể chắp cánh cho con tình yêu quê hương, đất nước- một thứ tình cảm không thể diễn tả bằng lời. Những câu chuyện được kể khi con đang nằm ngủ, nhưng câu hát ca dao mang bao tình cảm, cho con một giấc mơ thật đẹp.

Chúc bn học tốt !

11 tháng 5 2021

cảm ơn, tớ cx đang cần

12 tháng 10 2018

Nghệ thuật:

- Biện pháp ẩn dụ: Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Nội dung: Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cả. Mẹ là người nuôi dưỡng cho con từ những ngày bé thơ, nuôi dưỡng tâm hồn con với những lời ru, những câu truyện cổ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 10 2018

- "Tuổi thơ chở đầy cổ tích". Tuổi thơ vốn là chỉ một quá trình, một thứ không hiện hữu nhưng được nhà thơ coi như con thuyền, một vật hữu hình, chứa đựng cái cụ thể. Phép nhân hóa khiến câu thơ giàu tính hình tượng: tuổi thơ con được nuôi dưỡng và bồi đắp bởi những câu chuyện cổ tích nhân hậu của bà của mẹ.

- "Dòng sông lời mẹ ngọt ngào". "Dòng sông lời" ý chỉ những lời mẹ hát ru con từ thuở nằm nôi dạt dào tuôn chảy như dòng sông quê hương, êm dịu và không bao giờ vơi cạn. Hình ảnh nhân hóa khiến những lời hát ru trở thành dòng chảy, dòng sữa bất tận nuôi dưỡng tuổi thơ con. Hình ảnh này cũng khiến ta nhớ tới câu ca dao thuở nào: 

       "Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

- "Đưa con đi cùng đất nước": câu thơ sử dụng phép nhân hóa. Những lời hát của mẹ, "dòng sông lời" ấy, "tuổi thơ chở đầy cổ tích ấy" đưa con đi cùng đất nước. Câu thơ vừa mang tính tả thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Nghĩa thực nghĩa là những giá trị văn hóa truyền thống mà mẹ truyền tải trong từng lời hát, từng giai điêu. Đó là câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng biết vươn vai lớn bổng chống giặc ngoại xâm. Đó là câu chuyện về cô Tấm hiền thảo, ở hiền gặp lành. Đó là con cò con vạc nhỏ bé nhưng gồng gánh cả thế giới... Đi cùng đất nước là ở chỗ đó. Con mai này lớn lên, thấm trong tâm trí là những lời hát ru, những câu chuyện ấy. Đó mãi là nền tảng, là tiền đề, là động lực để con trưởng thành, sống có ích.

- "chòng chành nhịp võng ca dao". Từ láy "chòng chành" cho thấy động tác đưa nôi đều đều, nhẹ nhàng nhưng không hề buông lơi. Trạng thái "chòng chành" ấy không chỉ được tạo nên từ hành động cụ thể, trực quan là đưa nôi mà còn bằng "nhịp võng ca dao". Dường như, mẹ ru con bằng cả lời hát, điệu hát và bằng cả cử chỉ thân thương. Âm điệu lời ru vì thế mà lan tỏa ra khắp khổ thơ. Tạo nên sự dịu ngọt, mênh mang...

5 tháng 7 2017

Bài 1 : 

Đổi 2 tuần 1 ngày = 15 ngày 

15 ngày gấp 3 ngày số lần là :

        15 : 3 = 5 ( lần )

Số trứng đẻ được là : 

        5 . 2 = 10 ( quả )

6 tháng 7 2017

B1: 

     Đổi 2 tuần 1 ngày = 15 ngày

15 ngày gấp 3 ngày số lần là: 

    15 : 3 = 5 (lần)

15 ngày con gà đó đẻ đc số quả trứng là:

    5x2=10 (quả)

           ĐS : 10 quả

B2:

        Đổi 1 tuần 2 ngày =9 ngày

        Đổi 1 tuần 3 ngày= 10 ngày

 Bình đã về thăm ông nội ngoại số ngày là :

       10+9=19 (ngày)

          ĐS : 19 ngày

B3:

Bình có số hòn bi là :

   5+4=9 (hòn bi)

Căn có số hòn bi là:

  9+3=12 ( hòn bi)

      ĐS 12 hòn bi

B4:Mink đoán là ba nhiều tuổi hơn 

11 tháng 7 2020

trả lời

"Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao".
Mẹ là tuổi thơ của con. Nhờ có mẹ mà cuộc đời của con trở nên đẹp như câu chuyện cổ tích. Tác giả ví lời mẹ như dòng sông ngọt ngào, và dòng sông ấy đã đưa con đi khắp thế gian. Lời của mẹ cùng với chiếc võng ru con vào những giấc ngủ, đưa con đến với những thế giới tươi đẹp. Bốn câu thơ cho thấy được lòng mẹ vô cùng bao la và mẹ đã làm cho đứa con của mình thêm yêu đất nước bằng những câu ca dao ngọt ngào. Mẹ chính là tất cả của con.

*Ryeo*

13 tháng 3 2021

Câu 1: a) Đoạn thơ là lời của người con nói với mẹ của mình để bày tỏ tình thương nỗi nhớ.

b) Từ láy: ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng.

    Từ ghép: vạn ngàn.

c) Là tình yêu cao cả, bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con của mình. Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý, người mẹ luôn yêu thương, đùm bọc, chăm sóc và quan tâm con. 

d) Thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con, và con dành cho mẹ là vô cùng to lớn, chan chứa, ''nồng nàn'' và ngọt ngào.

    Điệp ngữ " như ...'' : nhấn mạnh những cảm xúc dạt dào, mãnh liệt mà người con cảm nhận thấy khi ''nằm trong '' vòng tay yêu thương của mẹ.

17 tháng 10 2022

Từ nội dung văn bản trên e rút ta đc bài hok j cho bản thân cho cách ứng xử với bố mẹ 

29 tháng 3 2017

vô nhầm rồi , phải vào online vietnamese chứ bạn

29 tháng 3 2017

thương con

26 tháng 2 2022

Đưa

26 tháng 2 2022

chứa