K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:                   Cánh đồng và mẹ     Lúa chưa kịp khô     Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ     Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười     Mẹ gánh lúa về nhà     Con đèo gạo lên thị xã     Mẹ tưới mồ hôi xuống đất     Cấy hy vọng đời con.      Bao năm chưa về làng     Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội   ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                   Cánh đồng và mẹ

     Lúa chưa kịp khô

     Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ

     Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười

     Mẹ gánh lúa về nhà

     Con đèo gạo lên thị xã

     Mẹ tưới mồ hôi xuống đất

     Cấy hy vọng đời con.

 

     Bao năm chưa về làng

     Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội

     Mẹ giờ tha thẩn tuổi già

     Cánh đồng thay người cấy mới

     Con vẫn xa như những ngày đèo gạo lên thị xã

     Bỏ lại cánh đồng rạ rơm.

 

     Con lâu chưa về làng

     Không biết cánh đồng đang hẹp lại

     Con đường lên thị xã

     Mịt mờ ngoại ô.

 

     Trưa nay bữa ăn ở phố

     Bát cơm bốc khói quê nhà

     Có phải cơm nấu từ gạo làng mình bởi những người cấy mới!

     Bất chợt nhớ làng

     Nhớ đồng

     Nhớ mẹ

     Ôi cánh đồng như lòng mẹ

     Bao dung.

(Nguyễn Doãn Việt, Dẫn theo Hội nhà văn Việt Nam, vanvn.vn, 13/03.2024)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 3. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “cấy” trong trường hợp sau:

                 Mẹ tưới mồ hôi xuống đất

                 Cấy hy vọng đời con.

Câu 4. Trình bày tác dụng của 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư.

Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?

Câu 6. Với tác giả, hình ảnh người mẹ và cánh đồng là một phần không thể thiếu trong kí ức. Với em, kí ức nào của tuổi thơ là khó quên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu chia sẻ cảm xúc của mình về kí ức đó.

4
22 tháng 3

Văn bản gì mà khó vậy

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất:

  • "mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ"
  • "mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở"
  • "mẹ gánh lúa về nhà"
  • "mẹ tưới mồ hôi xuống đất"

Câu 3: Dựa vào ngữ cảnh, từ "cấy" trong trường hợp "mẹ tưới mồ hôi xuống đất/cấy hy vọng đời con" được hiểu theo nghĩa ẩn dụ:

  • "cấy" ở đây không chỉ hành động gieo trồng cây lúa, mà là hành động lao động, hy sinh, vun đắp của mẹ để nuôi dưỡng, tạo dựng tương lai cho con.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư:

  • Biện pháp tu từ ẩn dụ "cánh đồng như lòng mẹ" giúp làm nổi bật tấm lòng bao dung, rộng lớn của mẹ, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa hình ảnh cánh đồng và người mẹ trong tâm trí của người con.

Câu 5: Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc:

  • Sự hối hận, day dứt vì đã lâu không về thăm mẹ và quê hương.
  • Nỗi xót xa khi nhận ra mẹ đang ngày càng già yếu.
  • Sự lo lắng khi chứng kiến sự thay đổi của quê hương.

Câu 6: Kỉ niệm tuổi thơ khó quên:

  • Trong kí ức của tôi, hình ảnh con đường làng vào mỗi buổi chiều tà luôn hiện lên thật đẹp. Đó là con đường đất nhỏ, hai bên là những hàng tre xanh mát, xa xa là cánh đồng lúa vàng óng ả. Mỗi khi chiều về, tôi cùng đám bạn trong xóm thường ra đây chơi đùa, thả diều, đá bóng. Những khoảnh khắc ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi, là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ và bình yên nhất.
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I- VĂN 7ĐỀ 1PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢNTiếng Việt ru bên nôi Tiếng mẹ thương vô bờ Đưa con vào đời bằng vần thơ Những cánh cò bay rợp mộng mơTiếng Việt cha dạy con Những chiều bay cánh diều Câu đồng dao bên bạn quen Cho con nhìn quê mình tình yêu……………………………………………..Tiếng Việt còn trong mỗi người Người Việt còn thì còn nước non Giữ...
Đọc tiếp

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I- VĂN 7

ĐỀ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Tiếng Việt ru bên nôi Tiếng mẹ thương vô bờ Đưa con vào đời bằng vần thơ Những cánh cò bay rợp mộng mơ

Tiếng Việt cha dạy con Những chiều bay cánh diều Câu đồng dao bên bạn quen Cho con nhìn quê mình tình yêu

……………………………………………..

Tiếng Việt còn trong mỗi người Người Việt còn thì còn nước non Giữ tiếng Việt như ngày nào Hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau

Tiếng Việt còn trong mỗi người Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn Giữ tiếng Việt cho nối đời Lời quê hương ấy lời sắt son Lời quê hương ấy lời sắt son.(Bài hát Thương ca Tiếng Việt)

1. Nêu nội dung đoạn thơ trên

2. Tìm một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

3. Em thích chi tiết nào ? Vì sao?

 

1
7 tháng 11 2021

tui ko bik đâu tui cũng có bài hỏi nè chỉ tui đi 

 

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông rất chân thực và giàu chất chiêm nghiệm đặc biệt là cảm xúc sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình

13 tháng 3 2023

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều làm em xúc động nhất là sự quan tâm, ân cần và dịu dàng của cha. Cha chăm chút cho em từng chút một cẩn thận và yêu thương vô bờ.

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: CÙNG ÔNG THĂM LÚA (Nguyễn Lãm Thắng) Cùng ông thăm lúa trên đồng Cháu vui vui giữa mênh mông đất trời Bồng bềnh mây trắng êm trôi Tiếng chim ríu rit gọi mời hân hoan Cánh đồng như một biển vàng Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay Hạt vàng tròn trịa căng đầy Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều Theo ông cháu biết bao...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: CÙNG ÔNG THĂM LÚA (Nguyễn Lãm Thắng) Cùng ông thăm lúa trên đồng Cháu vui vui giữa mênh mông đất trời Bồng bềnh mây trắng êm trôi Tiếng chim ríu rit gọi mời hân hoan Cánh đồng như một biển vàng Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay Hạt vàng tròn trịa căng đầy Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều Theo ông cháu biết bao điều - Có hạt cơm, phải mất nhiều công lao. Nói gì mà lúa rì rào? Hình như lúa bảo: - sắp vào mùa vui. Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? Câu 2 (1,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ có trong khổ thơ thứ 2. Câu 4 (2,0 điểm): Bài học có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc xong văn bản là gì?

GIÚP VỚI Ạ,GẤP.HỨA TICK

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Em yêu từng sợi nắng congEm yêu chao liệng cánh còCánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươmEm yêu khói bếp vương vươngEm yêu mơ ước đủ màuCầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa quaMồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưaEm yêu câu hát ơi àEm yêu cánh võng đong đưaCánh diều no gió chiều chưa muốn vềĐàn trâu thong thả đường đêBức tranh thủy mặc dòng sông con...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Em yêu từng sợi nắng cong

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu câu hát ơi à

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Em đi cuối đất cùng miền

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.




            ( Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Suy nghĩ của anh/ chị về hai câu thơ: 

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân

Trình bày bằng một đoạn văn ( khoảng 8 đến 10 dòng).

0
Phần I: Đọc hiểu( 4đ). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao...
Đọc tiếp
Phần I: Đọc hiểu( 4đ). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Câu 1(0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
2
18 tháng 3 2023

PTBĐ chính: tự sự 

18 tháng 3 2023

PTBĐ chính :Tự Sự

3 tháng 3 2023

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

 

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng: 

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ 

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. 

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước 

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn 

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước 

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".

+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                               TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU    Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Câu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
                              TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

   Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Câu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
   Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thi con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa đứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thì ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Xác định it nhất hai lời dẫn trực tiếp có trong văn bản và nêu khái niệm lời dẫn trực tiếp.
Câu 3: Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc là gì?

1

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: 

Hai lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên là: 

- Tôi ghét người.

- Tôi yêu người.

Khái niệm: Lời dẫn trực tiếp là một phương pháp trong việc trích dẫn thông tin mà không thay đổi nội dung hoặc cách diễn đạt của người nói.

Câu 3: 

Thông điệp câu chuyện trên là: không phải lúc nào ta cũng nhìn cuộc đời một cách tiêu cực. Khi chúng ta gieo hạt giống suy nghĩ tốt thì việc tốt cũng sẽ tới. Ngược lại ta luôn giữ những hạt mầm suy nghĩ xấu thì cuộc sống cũng sẽ đáp trả lại chúng ta bằng những việc ta không mong muốn. Vì vậy, trước mỗi sự việc hãy suy nghĩ tích cực hơn để sẵn sàng đón nhận những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.