K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3

lên chat GPT

21 tháng 3

I. Mở bài:

Bạo lực học đường - một vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đây không chỉ là một thách thức đối với học sinh và giáo viên mà còn đặt ra câu hỏi về sự đạo đức và đạo đức xã hội. Trong bài luận này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về bạo lực học đường, các nguyên nhân dẫn đến nó, và những hậu quả mà nó mang lại. Đặc biệt, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các giải pháp để đối phó với vấn đề này.

II. Thân bài:

a. Hiện trạng:

Bạo lực học đường là việc sử dụng hành vi bạo lực, thiếu đạo đức trong môi trường học tập. Điều này bao gồm các hành động như bắt nạt, đánh đấm, lăng mạ, hoặc sử dụng ngôn ngữ thô tục để xúc phạm người khác. Bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến ở các trường học trên khắp thế giới và không phân biệt độ tuổi, giới tính, hay địa điểm. Đây là một vấn đề đáng lo ngại đối với xã hội.

b. Nguyên nhân:

Chủ quan:

- Suy nghĩ lệch lạc: Một số học sinh có suy nghĩ sai trái và tin rằng sử dụng bạo lực là cách để thể hiện sức mạnh và cá tính của họ.

- Ảnh hưởng từ các chương trình và trò chơi bạo lực: Các sản phẩm giải trí có nội dung bạo lực có thể ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của học sinh.

Khách quan:

Giáo dục và quản lý không hiệu quả: Sự thiếu quan tâm và giám sát của gia đình, nhà trường là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự gia tăng của bạo lực học đường.

c. Hậu quả:

- Bạo lực học đường gây mất đi hình ảnh trong sáng và tốt đẹp của học sinh, ảnh hưởng đến sự tự tin và phát triển cá nhân của họ.

- Nó là một con dao hai lưỡi, gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho nạn nhân, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện nhân cách và đạo đức của người bạo lực.

d. Giải pháp:

- Học sinh cần cố gắng học tập và xây dựng mối quan hệ bạn bè, thầy trò tốt đẹp, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau.

- Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục về giá trị đạo đức, quản lý hành vi của học sinh và tạo ra môi trường an toàn cho họ.

III. Kết bài:

Bạo lực học đường là một vấn đề phức tạp và nghiêm trọng đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để giải quyết. Chúng ta cần nhận thức về nó, tìm hiểu nguyên nhân, và đề xuất các giải pháp cụ thể để ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực học đường. Điều này không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà còn là trách nhiệm của xã hội và mọi người chúng ta.

 

4 tháng 4 2022

REFER

I. Mở bài:

 

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

 

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diệnMầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

 

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

I. Mở bài:

 

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

ADVERTISING 

 

 X

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

 

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diệnMầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

 

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.



 

3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường

1. Mở bài

Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.

2. Thân bài

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống

- Thực trạng:

+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống

+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng

- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải

- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết

- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng

3. Kết bài

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp

14 tháng 3

Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều biến động lớn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Trong bối cảnh đó, việc học trực tiếp tại trường bị gián đoạn, khiến nhiều người cho rằng tinh thần tự học của học sinh cần được phát huy hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận rằng tự học đóng vai trò quan trọng giúp học sinh duy trì việc tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác vì không phải học sinh nào cũng có điều kiện, phương pháp và khả năng tự học hiệu quả.

Trước hết, tinh thần tự học là một yếu tố quan trọng giúp học sinh chủ động trong học tập. Khi không thể đến trường, việc tự học giúp các em không bị gián đoạn kiến thức, rèn luyện tính tự giác và phát triển kỹ năng nghiên cứu. Với sự hỗ trợ của công nghệ, học sinh có thể tự tìm kiếm tài liệu trên Internet, tham gia các khóa học trực tuyến để bổ sung kiến thức. Một số bạn có khả năng tự học tốt vẫn duy trì được kết quả học tập ổn định, thậm chí còn phát triển thêm nhiều kỹ năng mới.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải học sinh nào cũng có thể phát huy tốt tinh thần tự học trong thời gian nghỉ dịch. Thứ nhất, không phải tất cả học sinh đều có điều kiện học tập như nhau. Nhiều bạn không có thiết bị học trực tuyến hoặc mạng Internet ổn định, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi. Hơn nữa, có những gia đình gặp khó khăn về tài chính, không đủ điều kiện mua sách vở, tài liệu bổ trợ cho con em mình. Điều này khiến việc tự học trở nên vô cùng khó khăn và không thể đạt hiệu quả như mong đợi.

Bên cạnh đó, không có sự hướng dẫn của giáo viên khiến nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Không phải môn học nào cũng có thể tự học một cách dễ dàng, đặc biệt là các môn đòi hỏi tư duy logic như Toán, Lý, Hóa. Nếu không có sự giảng giải cụ thể từ giáo viên, học sinh có thể hiểu sai vấn đề, dẫn đến tiếp thu sai kiến thức. Hơn nữa, việc học trực tuyến qua màn hình máy tính không thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy trực tiếp trên lớp, vì nó thiếu đi sự tương tác cần thiết giữa giáo viên và học sinh.

Ngoài ra, không phải học sinh nào cũng có đủ kỷ luật để tự học nghiêm túc. Nhiều bạn dễ bị xao nhãng bởi mạng xã hội, trò chơi điện tử, dẫn đến tình trạng học qua loa, đối phó. Khi không có sự giám sát của thầy cô, nhiều học sinh mất động lực học tập, thậm chí bỏ bê bài vở. Điều này cho thấy, không phải cứ yêu cầu học sinh tự học là các em sẽ thực hiện tốt, mà cần có sự hướng dẫn và giám sát từ nhiều phía.

Cuối cùng, cần phải khẳng định rằng tự học không thể thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp tại trường. Học sinh không chỉ học kiến thức mà còn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sự tương tác với thầy cô và bạn bè. Khi học ở nhà quá lâu, nhiều bạn cảm thấy cô lập, thiếu động lực, ảnh hưởng đến cả tâm lý và chất lượng học tập. Vì vậy, không thể xem tinh thần tự học là giải pháp duy nhất và toàn diện trong thời gian dịch bệnh.

Tóm lại, tinh thần tự học trong thời điểm dịch Covid-19 là cần thiết, nhưng không thể đặt kỳ vọng quá cao vì còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà trường và giáo viên cần có phương pháp giảng dạy linh hoạt, gia đình cần hỗ trợ và giám sát, đồng thời học sinh cũng phải rèn luyện tính tự giác nhưng không nên quá áp lực. Chỉ khi có sự kết hợp từ nhiều phía, việc học trong thời gian dịch bệnh mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

14 tháng 3

I. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề:
    • Trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh không thể đến trường, việc tự học ở nhà trở thành một giải pháp quan trọng để đảm bảo việc tiếp thu kiến thức.
    • Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm tinh thần tự học cần được phát huy hơn bao giờ hết.
  • Dẫn dắt để phản biện:
    • Tuy nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác vì không phải học sinh nào cũng có điều kiện, khả năng và phương pháp tự học hiệu quả.

II. Thân bài

1. Tinh thần tự học có vai trò quan trọng trong thời gian nghỉ dịch

  • Lợi ích của tự học trong thời gian giãn cách:
    • Giúp học sinh duy trì việc học, không bị gián đoạn kiến thức.
    • Rèn luyện tính tự giác, chủ động và phát triển kỹ năng nghiên cứu.
    • Giúp học sinh thích nghi với hình thức học tập trực tuyến và học từ xa.
  • Ví dụ: Một số học sinh biết cách tự lập kế hoạch, tìm kiếm tài liệu, chủ động học tập qua Internet đạt được kết quả tốt ngay cả khi không đến trường.

2. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể phát huy tốt tinh thần tự học

a) Sự chênh lệch về điều kiện học tập
  • Không phải tất cả học sinh đều có môi trường thuận lợi để tự học:
    • Nhiều bạn không có thiết bị học trực tuyến hoặc Internet ổn định.
    • Gia đình khó khăn, không có đủ tài liệu học tập.
  • Ví dụ thực tế: Trong dịch Covid-19, nhiều học sinh vùng nông thôn, miền núi gặp khó khăn khi học online, thậm chí phải nghỉ học vì không có điều kiện.
b) Thiếu sự hướng dẫn từ giáo viên dẫn đến học tập kém hiệu quả
  • Tự học không có sự hướng dẫn dễ khiến học sinh hiểu sai kiến thức.
  • Nhiều môn học, đặc biệt là Toán, Lý, Hóa… đòi hỏi sự giảng giải cặn kẽ từ giáo viên.
  • Học sinh có thể bị mất động lực khi phải tự học một cách thụ động mà không có người hướng dẫn.
c) Tự học không phù hợp với tất cả học sinh
  • Không phải học sinh nào cũng có đủ tính kỷ luật để tự học nghiêm túc.
  • Nhiều học sinh dễ bị xao nhãng bởi mạng xã hội, trò chơi điện tử khi học ở nhà.
  • Học sinh có thể cảm thấy áp lực khi phải tự học mà không có sự tương tác trực tiếp với thầy cô, bạn bè.
d) Học trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp
  • Học trực tuyến chỉ là một giải pháp tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn việc học trên lớp.
  • Học ở nhà thiếu đi sự tương tác với bạn bè, thầy cô, ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và tinh thần học tập.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề:
    • Tinh thần tự học trong thời gian dịch bệnh là cần thiết nhưng không phải học sinh nào cũng có thể thực hiện tốt.
    • Không thể phó mặc toàn bộ việc học cho học sinh mà cần có sự hỗ trợ từ gia đình, giáo viên và nhà trường.
  • Đề xuất giải pháp:
    • Nhà trường và giáo viên cần có phương pháp giảng dạy linh hoạt để hỗ trợ học sinh.
    • Gia đình cần tạo điều kiện, giám sát và động viên học sinh trong quá trình tự học.
    • Bản thân học sinh cần rèn luyện tính tự giác nhưng cũng không nên quá áp lực khi học ở nhà.

Tham khảo :

I. Mở bài:

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diệnMầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

9 tháng 2 2022

chép trên gg à

19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng