K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)

     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian nhà nát mà thôi. Nghèo đói quá, Ất phải đi làm mướn, kiếm củi để sống qua ngày. Năm ngoài hai mươi tuổi, Ất nghèo không lấy nổi vợ, anh không đoái hoài đến mà em cũng chẳng muốn hỏi xin.

     Làng bên có một ông nhà giàu. Ất thường làm mướn ruộng cho nhà ấy, lâu dần thành quen. Phú ông có một khoảnh đất bỏ hoang, Ất xin đến ở, bèn gánh cả cơ nghiệp dọn đến. Từ đấy, càng xa cách Giáp, năm hết tết đến cũng chẳng hỏi han gì đến nhau.

     Ất tuy nghèo nhưng hay làm điều thiện, gặp ai bần cùng đều chia sẻ cho họ. Một hôm anh đi làm thuê, chiều tối về thấy một người nằm giữa cửa, lay thì người ấy rên không dậy được. Thắp đèn lên soi thì thấy một ông già gầy guộc, ốm yếu, mắt nhèm, mũi dãi tanh hôi dị thường, nôn mửa, phân vung vãi khắp ngoài cửa. Ất vực dậy hỏi han, ông già nói là người thôn bên, nghèo ốm phải đi ăn xin, tối đến đây mệt quá, xin nhờ một xó nằm nghỉ cho hết đêm. Ất mở cửa đỡ vào, rót nước nóng cho uống, ông già hơi tỉnh, bèn chải chăn chiếu cho nằm; thổi nấu xong gọi ông già cùng ăn. Ông già ốm yếu mà ăn thật khoẻ, ăn hết hơn một đấu gạo còn kêu đói. Ất sẻ thức ăn sang cho ông cụ. Lúc lâu sau, ông cụ mới xoa bụng nói:

     Lão no rồi. Thằng con lão hư đốn không biết hiếu thuận, nếu lão có được người con như cháu thì thật là mãn nguyện.

     Rồi ông lão nằm duỗi dài ra, ngủ thì ngáy như sấm, tỉnh thì ho hắng khạc nhổ, ầm ĩ cả đêm, song Ất không hề tỏ ra khó chịu. Sáng hôm sau, ông già trở dậy, Ất lại sửa soạn mâm bát. Ông già ngăn lại nói:

     Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

     Rồi lấy chậu hứng dưới mũi, ngoảnh lại bảo Ất:

     Lấy cán muôi đập vào mũi lão đi!

     Ất không chịu, ông già nài ép, Ất đành đập mấy cái, máu chảy ra, Ất sợ quả dừng tay lại nhưng ông già bảo cứ đập tiếp. Khi máu thôi chảy thì thấy vàng ùn lên từ đáy chậu, lát sau đã đầy. Ông già quay lại bảo Ất:

     Giữ lấy chỗ vàng này có thể làm giàu được rồi đấy! Cháu hãy gắng làm điều thiện, đừng giảm sút nhé!

     Ất kinh ngạc lạy tạ, lúc ngẩng đầu lên thì cụ già đã đi rồi. Ất được vàng, nhưng giấu kín, vẫn đến ông nhà giàu vay tiền, nói là để đi buôn. Anh bỏ vàng vào đãy, mang lên kinh mua hàng đem về bán. Một năm đi ba bốn chuyến, mới dùng hết nửa số vàng mà tiền đã được hàng vạn vạn, anh bèn từ biệt ông nhà giàu về quê, chuộc lại căn nhà cũ, dần dà mua thêm ruộng, mượn người phá nhà cũ làm nhà mới, trở nên giàu có nhất làng. Sau đó Ất đến nhà người anh, nhờ anh hỏi con gái nhà thế tộc làm vợ.

     Lúc đầu Ất về quê đến chào anh chị, vợ chồng Giáp đối xử nhạt nhẽo. Lâu cũng không thèm sang thăm, bỗng nghe nói người em giàu sụ, lấy làm lạ bèn đến xem. Khi tới nơi thấy gian nhà nát trên mảnh đất xưa kia đã được xây thành căn nhà lớn, sắp sửa làm xong. Em lại còn mua mấy mẫu ruộng xấu của một nhà hàng xóm liền kề, phát quang gai góc làm vườn, thợ thuyền, đầy tớ vận chuyển gỗ đá nối nhau không dứt. Anh chị kinh ngạc quá, hỏi em nguyên do, Ất kể kĩ lại những điều đã gặp, anh chị hâm mộ mãi, hỏi kĩ tuổi tác, hình dạng ông già để còn đi tìm.

     Hơn một năm sau, người anh từ ngoài về vừa lúc có một ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách co ro đi qua cửa. Hai vợ chồng Giáp tranh nhau kéo vào nhà, ép ngồi ghế trên, chẳng kịp hỏi rõ ông ta từ đâu đến. Rồi mổ gà, thổi xôi, chặt cá làm gỏi, cung phụng rất hậu. Ông già khép nép không dám nhận, vợ chồng Giáp đối xử theo lễ càng cung kính, lại nói:

     - Tiên ông cứ lấy hết trong lỗ mũi ra thì cả đời đệ tử này ăn tiêu cũng không hết.

     Sáng hôm sau, ông cụ vái chào xin đi, không tặng lại gì cả. Giáp giữ lại, không cho về, lấy cái nón lớn đặt trước mặt ông cụ, cắm cái dùi to vào Ông già hoảng hốt che đỡ. Giáp nói:

     - Tiên ông không hiểu biết gì cả. Đệ tử không xin nhiều. Vàng cứ đầy này là được.

     Tức thì sai vợ giữ quật tay ông lão, còn mình ra sức gõ vào sống mũi ông vừa chọc máu đã chảy ra. Giáp mừng rỡ nói:

     - Quả như lời chú hai nói, vàng sắp thành rồi.

     Liên tiếp đánh đến nỗi mũi ông cụ vỡ ra, rụng cả răng, khiến ông cụ phải hô cứu mạng. Hàng xóm tứ bề kéo đến, không hiểu duyên cớ là gì. Hỏi thì chồng Giáp giận dữ không chịu nói, hỏi ông cụ mới biết tường tận nhưng ông cụ cũng không hiểu vì sao trước thì cung kính sau lại hung tợn như thế. Ông lão vốn là người bán tương ở thôn bên. Giáp ngày thường bủn xỉn, cả làng đều ghét nên có người chạy đi báo với con trai ông cụ. Anh con trai trước đó thấy cha mãi không về, đang lo đi tìm hỏi, nay hay tin giận lắm, tức khắc cùng người làng đưa cả ông cụ và vợ chồng Giáp lên quan. Quan cho rằng đánh tàn nhẫn một người lớn tuổi như thế thì phải đền tiền tạ tội theo luật, lại nọc vợ chồng Giáp ra đánh mấy chục hèo(2), mông nát cả thịt ra.

(Trích Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh(3), in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Quyển hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Chú thích:

(1) Ông tiên ăn mày được rút trong Lan Trì kiến văn lục - một tập truyện truyền kì bằng chữ Hán do Vũ Trinh biên soạn, bao gồm nhiều câu truyện ngắn, kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật, phong tục, và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong xã hội thời đó.

(2) Hèo: cây họ cau, thường dùng làm gậy.

(3) Vũ Trinh (1759 - 1828), nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, nổi tiếng với tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. Ông cũng sáng tác nhiều văn thơ thể hiện tư tưởng đạo Nho, đồng thời còn là một học giả tinh thông nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, và triết học.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra cách tác giả đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật trong các câu in đậm sau:

Ông già ngăn lại nói:

- Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao vợ chồng nhân vật Giáp không được ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách ban tặng vàng?

Câu 4. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn chủ đề của của văn bản.

Câu 5. (1,0 điểm) Hình ảnh hai anh em Giáp, Ất trong văn bản trên khiến em liên tưởng tới truyện cổ tích Việt Nam nào mà em đã học, đã đọc? Vì sao có sự liên tưởng đó? (Trả lời trong 3-5 câu)

0
Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn...
Đọc tiếp

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...

Ông đứng trước mặt cậu, chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé nhìn ông đầy thương cảm. Cậu lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng không tìm được thứ gì đáng giá. Cậu nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão, lễ phép nói:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

                                                                                                         Hoàng Minh

a. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

b. Xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ấy.

2
13 tháng 10 2023

a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".

b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố

Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương

- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp

Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá

- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra

Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn

c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".

24 tháng 9 2018

vào doc.vn mà tra nha bn

ở đó có hết

k mk nhé

$buoncuaem$

15 tháng 3 2020

Chàng nhân viên được mọi người kính trọng

Câu chuyện:

"Có một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào một vị trí quản lý tại một công ty lớn.

Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân ông Giám đốc phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông Giám đốc phát hiện ra một điều từ CV của chàng trai trẻ rằng trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc. Từ trường Trung học cho đến khi vào Đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào mà chàng trai này không đạt được danh hiệu xuất sắc. Ông Giám đốc hỏi, “Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không”. “Không bao giờ”, chàng trai trả lời. Ông Giám đốc bèn hỏi tiếp, "Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”. Chàng trai trẻ trả lời: "Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.

“Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?” Ông Giám đốc hỏi. Chàng trai trẻ bèn trả lời, “Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo”.

Ông Giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại. Ông Giám đốc hỏi:” Vậy trước đây có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?”. “Chưa bao giờ”, chàng trai trẻ trả lời, “Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi.” Ông Giám đốc nghe thấy vậy bèn nói: “Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”.

Chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình vào công ty này rất cao. Anh ta liền vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, bà bèn đưa hai bàn tay mình ra cho chàng trai. Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình.Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ mình thật là nhăn nheo, hơn nữa hai bàn tay còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được bà mẹ khẽ rùng mình mỗi khi chàng trai rửa chúng trong nước.

Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta ở trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh ta. Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của bà mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu.

Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại công ty phỏng vấn. Ông Giám đốc nhận thấy nước mắt còn đọng trên khóe mắt của chàng trai trẻ bèn hỏi: "Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?”. Chàng trai trả lời: "Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại”. 

"Vậy anh hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?” Ông Giám đốc hỏi.

Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt:

Thứ nhất: Tôi hiểu được nhờ có mẹ mà tôi có được ngày hôm nay.

Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào.

Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.

 

Ông Giám đốc nói:” Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình. Xin chúc mừng. Anh đã được tuyển.”

Sau đó, chàng trai trẻ làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự nể trọng của các nhân viên của mình. Mỗi thành viên trong nhóm làm việc rất cần cù và đoàn kết. Tình hình kinh doanh của công ty phát triển đạt mức doanh thu cao một cách đáng kinh ngạc".

Bài học cuộc sống:

- Trong cuộc sống hay trong công việc thì lòng biết ơn luôn là đức tính cần thiết khiến bạn được tin tưởng và tôn trọng. Khi bạn biết tin tưởng, biết tôn trọng mọi người xung quanh thì lòng biết ơn với họ sẽ giúp bạn nhận được sự yêu mến nhiều hơn, thành công trong sự chúc phúc của mọi người. Chúng ta không ai có thể thành công 1 mình mà phải có sự giúp đỡ của những người khác. Muốn đi nhanh hãy đi 1 mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau đó là ý nghĩa của lòng biết ơn trong câu chuyện này. 

- Biết ơn cha mẹ, nhớ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ người đã hi sinh cả cuộc đời để chăm lo cho cuộc sống của chúng ta để chúng ta có được cuộc sống tốt nhất, có được thành công rực rỡ nhất, đứng trên ánh hào quang tỏa sáng nhất. 

Luôn luôn giữ lòng biết ơn đã giúp đỡ bạn

Luôn luôn giữ lòng biết ơn đã giúp đỡ bạn

Biết ơn cha mẹ, dành thời gian, tình cảm cho cha mẹ

Biết ơn cha mẹ, dành thời gian, tình cảm cho cha mẹ

2 8 Hoài Anh

Vị khách tốt bụng

Câu chuyện:

"Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó.

Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão:

“Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không?”

Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích.

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh.”

Nói đoạn, cậu ấy lấy ra một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng nói cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cảm ơn anh!”

Bài học cuộc sống:

- Lòng tốt của bạn khi cho đi sẽ luôn luôn được đền đáp xứng đáng dù là sớm hay muộn. Biết ơn, trả ơn là điều cần thiết trong cuộc sống. Khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hãy biết nói lời cảm ơn vì họ đã giúp đỡ mình, lòng biết ơn của bạn sẽ làm cho lòng tốt được nhân lên trong cuộc sống. Những người trao đi lòng tốt cũng cảm thấy xứng đáng hơn. 

- Hãy học cách trao yêu thương đến mọi người, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh nếu có thể đặc biệt là người già, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,... khi thấy họ gặp khó khăn.

Hãy luôn giúp đỡ người khác khi có cơ hội

Hãy luôn giúp đỡ người khác khi có cơ hội

Học cách cảm ơn từ những điều nhỏ nhất

Học cách cảm ơn từ những điều nhỏ nhất

3 2 Hoài Anh

Họa sĩ trang trí nhà cửa

Câu chuyện:

"Một người phụ nữ nhờ anh họa sĩ thiết kế trang trí nhà cửa cho mình. Khi người họa sĩ đến, anh ấy gặp người chồng của người phụ nữ này. Anh ấy bị mù cả hai mắt và người họa sĩ cảm thấy buồn cho người chồng. Mặc dù vậy, anh ấy vẫn luôn vui vẻ thân thiện và lạc quan. Trong quãng thời gian làm việc, người họa sĩ đã trò chuyện sôi nổi vui vẻ với anh ấy suốt mấy ngày liền và dường như anh ấy không hề cảm thấy buồn đau về sự khiếm khuyết trên cơ thể của mình.

Sau khi hoàn thành công việc, người họa sĩ đã gửi hóa đơn cho nữ chủ nhân căn nhà. Người phụ nữ đã rất ngạc nhiên khi thấy một khoản giảm giá lớn hơn so với số tiền đã thỏa thuận ban đầu. Cô bối rối và hỏi anh họa sĩ: “Vì sao anh giảm giá nhiều cho tôi đến như vậy?”

Người họa sĩ trả lời: "Tôi thấy rất hạnh phúc khi được cùng trò chuyện với chồng chị. Anh ấy khiến tôi cảm nhận rằng hoàn cảnh của tôi còn rất tốt, vì vậy, tôi quyết định giảm giá một phần tiền trong hóa đơn này xem như là một lời cảm ơn đến anh ấy.”

Sự tôn trọng sâu sắc của người họa sĩ đối với chồng cô đã khiến cô cảm động rơi lệ. Mọi người đều cảm kích bởi sự rộng lượng của người họa sĩ chỉ còn một cánh tay này". 

Bài học cuộc sống:

- Bạn không thể thay đổi cuộc đời của bạn, trừ phi bạn thay đổi quan điểm cuộc sống của mình. Bạn không thể thay đổi hoàn cảnh, trừ phi bạn thay đổi tâm thái của mình. Cho dù bạn không thể thay đổi được hoàn cảnh để thích nghi với cuộc sống của bạn, nhưng bạn có thể điều chỉnh lại thái độ để thích nghi với hoàn cảnh. Bởi chính thái độ sẽ là sức mạnh giúp bạn định hình cuộc sống của mình! Chính sự mạnh mẽ, lạc quan của bạn sẽ giúp bạn thành công và truyền cảm hứng tốt đẹp đó cho mọi người. 

- Hạnh phúc lớn nhất không có nghĩa là bạn phải có mọi thứ, mà nó đến từ việc bạn trải nghiệm sự cảm kích. Tài sản quý giá nhất không phải là tiền mà chính là sức khỏe của bạn. Khi có sức khỏe bạn sẽ có năng lượng tích cực cho cuộc sống, cho những dự định của mình dù điều đó có khó khăn đến mức nào. Sự thoải mái không thể có được từ sự nắm giữ, mà nó có được nhờ sự buông bỏ. 

- Cho người khác nhiều hơn, bạn sẽ hạnh phúc hơn. Học cách cho đi và nhận lại là 1 nét văn hóa rất đẹp. Đôi khi cuộc sống chứa đựng biết bao điều bạn không muốn nhưng bạn có quyền lựa chọn bước tiếp hoặc khóc than.

Nghị lực sống là điều quan trọng nhất để bạn vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời

Nghị lực sống là điều quan trọng nhất để bạn vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời

Cho đi, nhận lại là điều vô cùng đẹp đẽ

Cho đi, nhận lại là điều vô cùng đẹp đẽ

4 2 Hoài Anh

Câu chuyện nhỏ

Câu chuyện:

"Vào cái thời mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện của một cậu bé lúc đó 10 tuổi: Vào một hôm nọ, Jim – đó là tên của cậu, sau một hồi đi qua đi lại trước cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, ngó vào quán nơi mà có món kem hoa quả mà cậu rất thích. Mạnh dạn cậu bé đẩy nhẹ cánh cửa và bước vào. Jim chọn một bàn trống ngồi xuống và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người phục vụ lại gần đặt lên bàn cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một ly kem nước hoa quả ạ?”.“50 xu” cô phục vụ trả lời.Nghe vậy, cậu bé lại hỏi: “ vậy bao nhiêu một ly kem bình thường ạ?”.“35 xu” cô phục vụ kiên nhẫn trả lời cậu bé, mặc dù cửa hàng rất đông và đang cần phục vụ nhanh. 

Cuối cùng, người phục vụ mang ra món kem mà cậu đã gọi và sang phục vụ cho những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn sau đó ra về. Khi người phục vụ quay lại để dọn bàn và lấy tiền kem, cô đã bật khóc khi nhìn đến tiền trên bàn, trên bàn có 2 đồng kẽm và 5 đồng xu lẽ đặt ngay ngắn trên bàn bên cạnh 35 xu trả cho ly kem mà khi nãy cậu bé đã gọi. Jim đã không thể ăn món kem nước hoa quả mà cậu rất thích bởi vì cậu chỉ đủ tiền để trả cho ly kem bình thường và một ít tiền boa cho cô".

Bài học cuộc sống:

Hãy luôn thể hiện lòng biết ơn của mình từ những cử chỉ nhỏ nhất, theo cách tốt nhất sẽ khiến cho việc giúp đỡ người khác trở nên đẹp hơn rất nhiều. Đôi khi bạn không thể cảm ơn bằng lời nói hãy dùng hành động chứng minh điều đó để họ biết bạn thực sự biết ơn thế nào vì họ đã giúp đỡ bạn dù việc đó không hề lớn lao gì. 

Những đồng xu của sự cảm ơn

Những đồng xu của sự cảm ơn

Một ly kem hoa quả chẳng thể nói lên điều gì, nhưng nó sẽ làm sáng lên lòng tốt và sự biết ơn của người nhận được lòng tốt ấy

Một ly kem hoa quả chẳng thể nói lên điều gì, nhưng nó sẽ làm sáng lên lòng tốt và sự biết ơn của người nhận được lòng tốt ấy

5 1 Hoài Anh

Đón nhận

Câu chuyện:

"Truyện cổ Trung Hoa kể: Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong.  Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đãi nồng hậu. Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có.

Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền:

- Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trữ.

Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường:

- Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa.  Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng.

Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn".

Bài học cuộc sống:

- Thứ nhất, bạn hãy bằng lòng với hiện tại, bằng lòng với cuộc sống của mình và đón nhận mọi thứ trong tâm thế biết ơn vì đã nhận được điều tốt đẹp đó. Bởi lẽ, ngoài kia có rất nhiều người có cuộc sống khó khăn hơn bạn rất nhiều, mệt mỏi hơn bạn rất nhiều nhưng họ vẫn sống và hạnh phúc đấy thôi. 

- Thứ hai, biết ơn ơn những người đã giúp đỡ mình, biết ơn cuộc sống của bạn đã đầy đủ và tốt đẹp như thế. Tập đón nhận hạnh phúc giản dị 1 chút để cuộc sống thanh thản hơn.

Hãy tập tận hưởng cuộc sống ở 1 góc nhìn mới hơn, nhẹ nhàng và yên bình hơn

Hãy tập tận hưởng cuộc sống ở 1 góc nhìn mới hơn, nhẹ nhàng và yên bình hơn

Và tập hài lòng với những gì mình đang có

Và tập hài lòng với những gì mình đang có

6 3 Hoài Anh

Ổ bánh mì

Câu chuyện:

"Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu. 

Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé. 

Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư nầy cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế!"

Bài học cuộc sống:

- Hãy luôn biết nói cảm ơn mỗi khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. 

- Hãy mở lòng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

- Chính lời cảm ơn, sự biết ơn sẽ nhân lên những tấm lòng tử tế trong cuộc sống.

1 lời cảm ơn của cậu bé nghèo đổi lại sự khâm phục của vị giáo sư

1 lời cảm ơn của cậu bé nghèo đổi lại sự khâm phục của vị giáo sư

1 ổ bánh mì với vị giáo sư chẳng đáng là bao nhưng với cậu bé nghèo lại là

1 ổ bánh mì với vị giáo sư chẳng đáng là bao nhưng với cậu bé nghèo lại là "sự sống"

7 2 Hoài Anh

Lòng biết ơn

Câu chuyện:

"Có một y tá trẻ vừa mới ra trường, chăm sóc bệnh nhân đầu tiên là Eileen. Eileen mắc phải chứng bệnh rất nặng, chỉ nằm chờ chết, vì những mạch máu trong não cô đã bị vỡ ra. Nửa thân người cô đã mất cảm giác, dần dần toàn thân cô giống như khúc gỗ, rồi bị hôn mê. Các nhân viên bệnh viện mỗi ngày lật Eileen hai lần để truyền thức ăn lỏng vào bao tử. Việc làm này thật nhàm chán vì Eileen chẳng có một đáp ứng gì. Cô chẳng khác gì một tượng gỗ, không cử động hay tỏ ra hành động cảm ơn nào! Trước khi chăm sóc Eileen, cô y tá trẻ được những y tá kinh nghiệm cho biết tình trạng của Eileen và việc mà cô phải làm.

Nhưng nữ y tá tập sự này quyết định là phải làm khác hơn với những gì các y tá của bệnh viện đó đã làm. Cô nói chuyện, hát, khích lệ Eileen, thậm chí tặng quà cho Eileen. Đến ngày Lễ Tạ Ơn, ngày trọng đại nhất của nước Mỹ và cũng là ngày quan trọng đối với những người biết ơn Đấng Tạo Hóa về những ơn lành Ngài dành cho họ, cô y tá này thay vì nghỉ phép, đã tình nguyện vào bệnh viên chăm sóc cho Eileen. Cô ta đến với Eileen đang bất động và nói rằng: “Chị Eileen ơi! Hôm nay là ngày rất trọng đại, ngày Lễ Tạ Ơn Đức Chúa Trời nhưng tôi không muốn xa chị. Chị có biết Ngày Lễ Tạ Ơn này có ý nghĩa gì không?” 

Lúc đó tiếng điện thoại reo, cô y tá nhắc chiếc điện thoại lên, nhưng khi quay đầu nhìn lại, cô vô cùng ngạc nhiên vì Eileen tỉnh dậy, nhìn cô với hai hàng nước mắt, chảy xuống làm ướt đẫm cả chiếc gối. Eileen lay động cả thân để bày tỏ lòng biết ơn người y tá trẻ đã tận tình chăm sóc một người chẳng hề có một đáp ứng gì, cảm ơn cô y tá đã hát những bài ca đầy khích lệ, với lời nói yêu thương, đầy hy vọng, nhất là nói đến Ơn Trời, Đấng sáng tạo và bảo tồn vạn vật, ban sự sống và chu cấp mọi vật thực cho loài người. Sau đó Eileen qua đời trong an bình với cả lòng biết ơn, biết ơn người y tá trẻ đã dành cho mình lòng ưu ái và sự chăm sóc đặc biệt".

Bài học cuộc sống:

- Cô ý tá ấy đã cổ vũ 1 tâm hồn cần sự sẻ chia, cổ vũ 1 người cận kề sinh tử để cô ấy có thể cảm nhận sự đẹp đẽ của lòng người của tình thương giữa người với nhau. 

- Người bệnh nhân ra đi với lòng biết ơn sẽ vô cùng hạnh phúc vì biết được ở cận kề cái chết đã có 1 người hi sinh cho mình, ở bên cạnh động viên mình, Chính sự biết ơn ấy sẽ là động lực cho cô ý tá giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong bệnh viện này. 

Câu chuyện về cô ý tá tử tế và bệnh nhân với tấm lòng biết ơn đến hết cuộc đời

Câu chuyện về cô ý tá tử tế và bệnh nhân với tấm lòng biết ơn đến hết cuộc đời

Câu chuyện về cô ý tá tử tế và bệnh nhân với tấm lòng biết ơn đến hết cuộc đời

Câu chuyện về cô ý tá tử tế và bệnh nhân với tấm lòng biết ơn đến hết cuộc đời

8 4 Hoài Anh

Lòng biết ơn và niềm mơ ước

Câu chuyện:

"Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ! 

Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill. Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê.Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa".

Bài học cuộc sống:

- Cậu bé ấy cuối cùng cũng thành công và quay lại giúp đỡ người đã từng giúp đỡ mình với lòng biết ơn to lớn. Đó chính là nét đẹp vô cùng của lòng tốt. Khi bạn cho đi lòng tốt bạn sẽ nhận lại sự biết ơn và lòng tin của những người khác. Đến cuối cùng, người tốt sẽ luôn được báo đáp. 

- Hãy dám mơ ước, thực hiện mơ ước đó và phải nhớ ai đã cùng bạn thực hiện mơ ước ấy.

Bạn sẽ không thể thành công nếu bạn có 1 ước mơ tầm thương

Bạn sẽ không thể thành công nếu bạn có 1 ước mơ tầm thương

Người biết ước mơ, dám thực hiện ước mơ chắc chắn sẽ có tấm lòng trong trẻo như những lời hát luôn biết ơn cuộc đời, biết ơn người đã giúp đỡ mình, tạo ra mình

Người biết ước mơ, dám thực hiện ước mơ chắc chắn sẽ có tấm lòng trong trẻo như những lời hát luôn biết ơn cuộc đời, biết ơn người đã giúp đỡ mình, tạo ra mình

9 1 Hoài Anh

Chiếc áo của bà

Câu chuyện:

"Bà cụ năm nay đã 80 tuổi. Con trai đã lớn, đã lập gia đình và đưa vợ con lên thành phố sinh sống. Rất nhiều lần cậu con trai muốn đón bà lên ở cùng. Nhưng từ lâu bà đã quen với tình cảm lũy tre làng, ngửi quen mùi thơm của lúa rạ. Và bà quyết định ở lại. Sức khỏe tuy đã yếu nhưng biết tin sinh nhật cháu gái bà vẫn cố gắng thu xếp lên thành phố. Bà qua tận làng bên nhờ người làm cho một mẻ kẹo lạc mới, cẩn thận chọn những chùm nhãn mọng nhất. Thậm chí bà còn tự mình ra chợ mua nào kim, nào chỉ về khâu cho cháu bộ quần áo làm quà sinh nhật.

Đi gần trăm cây số mới ra được nhà con cháu. Bà vẫn vui vẻ và không một chút mệt mỏi, nhanh chóng lôi bộ quần áo ra đưa cháu. “Nào là xanh xanh đỏ đỏ, chắc cả chợ trong thành phố không kiếm đâu được cái thứ hai”, cô cháu gái cầm áo vứt lên ghế và đang nghĩ xem xử lý thế nào với nó. Mẹ ngoài ban công hét lớn: “Máy giặt rò nước rồi, không ai ra đây nhé”.

Con bé nghe vậy liền cầm bộ quần áo chạy ra làm giẻ thấm nước.

Trong nhà bà vẫn đang vui vẻ xem tivi và không biết sự tình. Một lát sau, bà ra ngoài ban công thì phát hiện chiếc áo nhàu nát dưới nền. Bà đã đứng ngoài đó rất lâu. Bà tự mình nhặt lên rồi giặt sạch, phơi lên dây. Bà vào nhà, đôi mắt đỏ hoe, chậm chạp nói với cô cháu: “Bà xin lỗi. Bà sẽ bù cho cháu một món quà sinh nhật khác. Nó đúng là không hợp với cháu”. “Vâng bà ạ. Trông nó thật quê mùa”, đứa bé nhẹ nhàng đáp. Bố nghe và hiểu được chuyện gì vừa xảy ra. Sắc mặt thay đổi, anh quay ra nhìn đứa con và không nói một lời nào. Ngày hôm sau, bà mặc “chiếc áo lỗi” đó lên người. Nhìn là biết nó quá nhỏ so với kích cỡ của bà, nhưng bà vẫn cố chịu. Ở được hai ngày, bà lí do sợ đàn lợn ở nhà đói nên tự bắt xe về quê.

Không lâu sau đến sinh nhật bố. Hai mẹ con vui mừng đem quà ra tặng. Con bé mua cho bố một cái mũ len, mẹ thì mua tặng bố một chiếc cà vạt.

Bố nhận quà, không cười, cầm đồ ném vào thùng rác: “Đồ gì mà xấu vậy. Đem bỏ vào thùng rác thôi. Bố không dùng được”. Con bé mặt vừa hoảng hốt vừa tức giận cãi lại: “Bố làm vậy là không tôn trọng người khác”. “Con cũng biết như vậy khó chịu sao. Vậy mà con đã làm như thế với bà đấy. Bà cả năm cả tháng ăn không dám ăn, không dám mua quần áo mới, chiếc ga giường chắc cũng dùng đến mười năm rồi. Bà đã già nhưng biết sinh nhật con bà vẫn cố gắng ngồi xe lên nhà mình. Bà đâu có nhìn rõ nữa, nhưng bà vẫn cố làm cho con chiếc áo. Tình yêu thương của bà bị con biến thành giẻ vụn rồi. Con có biết không”.

Một tuần sau, hai mẹ con về quê. Thấy con cháu về thăm bà rất vui. Lưng còng nhưng vẫn thoắt thoắt ra vườn hái nắm rau lang để nấu canh tối. Trong bữa cơm, con bé run run nói với bà: “Bà không giận cháu chứ ạ. Cháu sai rồi. Chuyện… Chiếc áo”. Bà đặt bát cơm xuống và cười giòn tan: “Chuyện đó hả, là bà không đành cho cháu cái áo đó nên mới cầm về mặc đấy. Ăn cơm. Ăn cơm”. 

Bài học cuộc sống:

- Luôn luôn nhớ rằng ông bà, cha mẹ dành tình yêu cho chúng ta vô điều kiện nhưng không có nghĩa là nó không đáng quý. Phải biết ơn vì điều đó, biết ơn vì họ đã dành tình yêu lớn lao nhất của 1 người cho mình, chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương mình. 

- Biết tôn trọng người lớn tuổi, tôn trọng những món quà của người khác như 1 phép lịch sự tối thiểu. 

Yêu thương những người thân của mình từ những điều nhỏ nhất là cách thể hiện sự biết ơn

Yêu thương những người thân của mình từ những điều nhỏ nhất là cách thể hiện sự biết ơn

Ngày nhỏ, đấng sinh thành bảo bọc, khi trưởng thành hãy ghi nhớ công ơn

Ngày nhỏ, đấng sinh thành bảo bọc, khi trưởng thành hãy ghi nhớ công ơn

10 2 Hoài Anh

Giọt nước mắt

Câu chuyện:

"Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài suốt 6 ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi:
– Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?
Ông Trời đáp:
– Ngươi thấy đấy. Đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 6 đôi tay.
Vị thần nọ ngạc nhiên:
– Sáu đôi tay? Không thể tin được!
Ông Trời đáp lại:
– Thế còn ít đấy. Nếu nó có 3 đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ.
– Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây – vị thần nói.
Ông Trời gật đầu thở dài:
– Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.
Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:
– Tại sao nó lại mềm mại đến thế?
Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”
Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra.
– Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.
– Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy – ông Trời thở dài.a
– Nước mắt để làm gì, thưa ngài – vị thần hỏi.
– Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

Người mẹ dường như đã được tạo ra để thấu hiểu và yêu thương, luôn sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm dù người luôn im lặng. Hãy yêu thương, chăm sóc mẹ khi còn có thể, bởi người sẽ chẳng mãi ở bên ta".

Bài học cuộc sống:

Thấu hiểu sự hi sinh của người mẹ, biết ơn đấng sinh thành như 1 điều tự nhiên. Người biết ghi nhớ công ơn dưỡng dục sẽ là người thành công là người đáng tự hào nhất. 

Luôn nhớ ơn người đã sinh ra, nuôi dưỡng ta

Luôn nhớ ơn người đã sinh ra, nuôi dưỡng ta

Luôn nhớ ơn người đã sinh ra, nuôi dưỡng ta

Lòng biết ơn ẩn hiện trong từng câu chuyện nhỏ, lòng biết ơn chính là giá trị cao đẹp trong tâm hồn mỗi người. Vì lòng biết ơn mà con người ta trở nên đẹp đẽ hơn, cao cả hơn và yêu thương nhau nhiều hơn. Đừng quên chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa với bạn bè, người thân và Toplist sẽ giúp bạn lan tỏa điều đó!!!!

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)

1
12 tháng 1 2017

Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".

    Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:

    Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"

    Các luận điểm sau làm cơ sở:

    + Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.

    + Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.

    + Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

18 tháng 11 2021

1 hôm , có 1 cô bé đang đi trên phố ; đột nhiên 1 ông lão ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt cô , hai hàng nước mắt trên mi cứ rơi xuống ; ông chìa bàn tay thôi ráp ra xin cô ít tiền . Cô đã lục đủ các túi áo của mình nhưng chẳng có gì cả , ông lão vẫn đợi , tay cô run lẩy bẩy . Chẳng còn cách khác , cô liền nắm chặt lấy bàn tay ông lão , nói :"Xin ông đừng giận cháu , cháu chẳng có gì để cho ông cả " Ông liền nói "Cảm ơn cháu..." . Ông lão đi mất , cô bé hiểu ra rằng :"Tình cảm không xuất phát từ vật chất ; mà nó xuất phát từ chính tấm lòng của mình"

Bạn thêm mở bài với kết bài nhé mình đang bận

18 tháng 11 2021

câu chuyện người ăn xin không có tấm lòng nhân hậu. Mà là tấm lòng trắc ẩn cơ

16 tháng 8 2017

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Mở bài

Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le

- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con

TB:

Hoàn cảnh của nhân vật

- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về

- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung

- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu (2 điểm)

* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê

- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con

- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu

* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu

- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông

- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông

- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả

6 tháng 11 2018

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Mở bài

Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le 

- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con

TB:

Hoàn cảnh của nhân vật

- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về

- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung

- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu 

* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê

- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con

- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu

* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu

- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông

- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông

- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo 

- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả.