K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc thấu hiểu chính mình.   Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.    CHUYỆN CỦA MẸ                      Nguyễn Ba    mẹ có năm lần chia li    chồng mẹ ra đi    rồi hóa thành ngàn lau    bời bời nơi địa đầu Tây Bắc  ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc thấu hiểu chính mình.  

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

   CHUYỆN CỦA MẸ

                     Nguyễn Ba

   mẹ có năm lần chia li

   chồng mẹ ra đi
   rồi hóa thành ngàn lau
   bời bời nơi địa đầu Tây Bắc

   đứa trai đầu
   đã thành con sóng nát
   trên dòng Thạch Hãn
   hoàng hôn buông lại táp đỏ trời

   đứa trai thứ hai
   đã băng hết Trường Sơn
   chết gần sát Sài Gòn
   thịt xương nuôi mối vườn cao su Xuân Lộc

   chị gái trước tôi
   là dân công hoả tuyến
   dầm suối làm cây mốc sống
   dẫn xe bộ đội lội ngầm
   tuổi thanh xuân nhiều mộng mơ của chị
   xanh vào vời vợi trong xanh

   tôi là mỏi mòn chờ đợi thứ năm
   may mắn được trở về bên mẹ
   tôi đi về bằng đôi mông đít
   chân của tôi
   đồng đội chôn trên đồi đất Vị Xuyên

   đêm nào cũng lén tôi mẹ khóc
   dù về sau đôi mắt bị loà
   mẹ thương tôi không có đàn bà
   mẹ lo mẹ chết đi
   ai người nước nôi, cơm cháo
   căn nhà tình nghĩa này
   có đủ vững vàng mưa bão
   đèn, lửa xóm giềng
   chẳng ấm nỗi gối chăn

   tôi gắng đùa vui
   mong mẹ chút yên lòng
   mẹ yêu của con ơi
   không chỉ là mẹ của con
   mẹ đã là
   mẹ của non sông đất nước
   cháu chắt của mẹ giờ líu lo
   khắp ba miền Trung, Nam, Bắc
   anh em của con tấp nập mọi miền
   dân tộc mình
   tồn tại đến giờ
   nhờ đùm bọc, yêu thương

   móm mém mẹ cười
   khoé mắt loà khẽ sáng mấy giọt sương...

                                   1-2021

1
23 tháng 5

Các bước thực hiện động tác vươn thở

  1. Tư thế chuẩn bị:
    • Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay buông xuôi tự nhiên theo thân người.
  2. Bước 1:
    • Hít sâu, đồng thời đưa hai tay lên cao qua đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc hướng ra phía trước.
  3. Bước 2:
    • Vươn người lên cao hết mức, có thể kiễng chân lên (nếu yêu cầu), giữ tư thế trong 1-2 giây.
  4. Bước 3:
    • Thở ra, đồng thời hạ hai tay xuống, trở về tư thế ban đầu.
  5. Lặp lại động tác theo nhịp hướng dẫn (thường 2-4 lần).

Lưu ý khi thực hiện:

  • Khi đưa tay lên thì hít vào, khi hạ tay xuống thì thở ra.
  • Động tác thực hiện nhẹ nhàng, nhịp nhàng, không gắng sức.
  • Giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước.


23 tháng 9 2021

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

tham khảo:

Mỗi con người khi sinh ra trên cõi đời này đều là một sự may mắn mà cha mẹ mang lại, chính vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Từ những công lao to lớn này, mỗi người con chúng ta cần sống với sự biết ơn, tình yêu thương cha mẹ và có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ về già. Họ dành cho chúng ta nửa cuộc đời để nuôi ta lớn, giúp ta tạo dựng tương lai, sau này giúp chúng ta chăm sóc con cái của mình. Chính vì vậy, phần đời còn lại của họ khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, mỗi người con chúng ta hãy chăm sóc họ với tình yêu thương, sự ân cần quan tâm giống như họ đã làm cho ta. Sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già không chỉ giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm, gắn bó hơn mà nó còn là tấm gương cho con cái chúng ta sau này học tập theo, giúp chúng có tư du và suy nghĩ đúng đắn. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già mang đến cho chính chúng ta những lợi ích quý báu. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.
18 tháng 9 2016

Câu 3:

   qua bức thư của bố En-ri-cô , cho thấy người mẹ trong bài là một có thể bỏ cả mạng sống của mình để con mình được sống hạnh phúc, có cuộc sống bình an trên cõi đời này. Chỉ cần con còn sống mẹ có làm sao đi nữa thì mẹ vẫn an lòng vì con của mẹ đang được sống và được dạy dỗ từng li từng tí. Mẹ thức mấy đêm chăm sóc, coi chừng từng hơi thở của con để giữ con bên cạnh của mẹ đó quả là hình ảnh đẹp của người mẹ dành cho người con yêu quý của mình. Mẹ đã làm tất cả vì con vậy nên những gì mẹ làm thì bản thân mẹ sẽ không bao giờ hối hận.

12 tháng 9 2021
g người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". 
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". 
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. 
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!
28 tháng 8 2021

Văn bản nào ??

Nói rõ ra đc ko b

29 tháng 8 2021

văn bản cổng trường mở ra, có ở trên rồi đó ạ

 

30 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Tình yêu thương của cha mẹ với con cái là thứ tình cảm thiêng liêng và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời của mỗi con người. Đó trước hết là  tình cảm tự nhiên, bất biến ". Chẳng ai trên đời có thể tự nhiên cho ta một điều gì đó mà không mong trả lại ngoài cha mẹ. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là các người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô cùng bao la rộng lớn, chẳng thể nào mà đông đếm được. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời. Cha mẹ dạy cho ta từ những điều nhỏ nhất, từ cách ăn cách uống, cách đi cách đứng. Hơn thế, đó còn là những bài học làm người, những lời dạy sẽ đi cùng con suốt năm tháng của cuộc đời. Đó đều xuất phát từ tình yêu thương bao la trời bể mà cha mẹ dàng cho con. Vì vậy, mỗi đứa con, được sống trong vòng tay yêu thương ấy cần phải biết trân trọng và biết ơn công lao của cha mẹ, phải nhớ "chín chữ cù lao", phải biết chăm sóc cha mẹ khi về già.

30 tháng 6 2021

Em tham khảo các ý, các ý này chỉ cần ráp vào là thành đoạn văn hay bài văn cũng được á

 

Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế mới có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con mới ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời.

 

- Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó, vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.

- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương ấy.

2 tháng 10 2021

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

12 tháng 8 2018

Trong cuộc sống nhộn nhịp này dường như con người chỉ hướng tới những những thứ to lớn về vật chất bên ngoài mà dần lãng quên đi những tình cảm thiêng liêng để khi đi qua rồi mới ngẫm nghĩ lại. Và câu chuyện “ Hoa hồng tặng mẹ” là một câu chuyện hay, cảm động nói về tình mẫu tử. Hơn thế nữa câu chuyện này còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trong cuộc sống. Để cuộc sống thêm niềm vui và hạnh phúc hơn.Câu chuyện “ Hoa hồng của mẹ” kể về hai người con đi mua hoa tặng mẹ ở hai hoàn cảnh khác nhau. “ Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ” đây là một hành động rất bình thường của một người con nhưng anh này lại nhờ chủ quan chuyển phát nhanh chứ không mang về tặng tận tay cho mẹ. “ Nhưng khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè” cô bé không đủ tiền mua một bông hoa hồng tặng mẹ và anh đã giúp cô bé mua hoa và trở cô tới nhà mẹ. Anh bất ngờ khi em bé chỉ đường ra nghĩa trang và cô bé chỉ “một phần mộ mới đắp” là nhà mẹ mình. Chi tiết này là điểm nhấn của câu chuyện, một nốt lặng để con người ta dừng lại suy ngẫm lại những gì đã qua. Và điều này giúp anh thanh niên nhận ra được sự quan trọng của mẹ. Anh đã quay sẽ lại đến tiệm hoa hủy bỏ chuyển phát nhanh, lấy hoa rồi lái xe 300km để tặng hoa tận tay mẹ. Anh ôm mẹ và anh nhận ra một điều rằng rồi sẽ có một ngày mẹ anh sẽ rời xa anh đến lúc đó anh có muốn tặng hoa cho bà cũng không được nữa.Hãy trân trọng những gì chúng ta có và trân trọng những gì mẹ mang đến cho chúng ta. Hãy xin lỗi mẹ khi chúng ta làm sai một điều gì đó. Và hãy đến bên mẹ ôm mẹ trong những lúc buồn sầu, khó khăn mẹ chính là động lực giúp chúng ta vượt qua tất cả. Để cho chúng ta có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, có một tương lai tương sáng tốt đẹp hơn.Thường thì con người chỉ nhận ra một thứ gì đó khi đã đi qua, vượt qua tầm tay của mình để rồi phải luyến tiếc. Câu chuyện thật hay và ý nghĩa đối với mỗi con người. Nó giúp con người nhận ra giá trị của tình yêu thương, tình mẫu tử để cho con người thêm trân trọng cái hiện tại mẹ mang đến hơn . Và giúp con người ta cư xử đúng mực đạo đức trong xã hội hơn. Khi bạn làm được điều này không chỉ mẹ vui mà ngay bản thân bạn cũng thấy vui và tâm hồn cảm thấy thanh thản hơn.Câu chuyện đánh thức chúng ta, đưa chúng ta trở về và biết quý những giá trị cuộc sống. Mẹ sẽ sống mãi trong tâm hồn người con, và con cũng vậy cũng mãi là niềm vui duy nhất của mẹ. Hãy trân trọng mẹ mọi người nhé!

12 tháng 8 2018

Cảm ơn nhé nhưng hơi dài

18 tháng 12 2023

- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện: “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá” và hiểu nỗi lòng của mẹ: “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”. 

- Khi nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của gia đình Hiên: “Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên,…” 

→ Những ý nghĩ ấy cho thấy Sơn là một cậu bé sống rất tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè.