Viết văn nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại di động của giới trẻ hiện nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


I. Giới thiệu vấn đề
- Tình trạng sử dụng điện thoại của học sinh trong thời gian gần đây.
- Sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.
II. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện thoại của học sinh
- Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh.
- Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh.
- Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
III. Những giải pháp để giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh
- Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.
- Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại.
- Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.
- Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học.
IV. Kết luận
- Tóm tắt vấn đề và các giải pháp đã đề xuất.
- Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.

thank tuy hơi dài nhưng bạn cố nha 10-12 câu cô giáo không chấp nhận đâu.

Tác hại của việc sử dụng internet và điện thoại di động không đúng với giới trẻ hiện nay:
1. Sức khỏe thể chất:
- Mắt: Việc liên tục nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính có thể gây ra mệt mỏi cho mắt, tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị và một số vấn đề khác về mắt.
- Cơ thể: Tư duy cứng nhắc, thiếu vận động có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, đau lưng, và cảm giác mệt mỏi.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần:
- Áp lực từ mạng xã hội: So sánh bản thân với người khác, nỗi lo về số lượng "likes" và bình luận, hoặc việc bị quên lãng trên mạng xã hội có thể tạo ra áp lực tinh thần.
- Nghiện mạng: Dành quá nhiều thời gian trực tuyến có thể dẫn đến tình trạng nghiện mạng, cảm giác cô đơn, trầm cảm và lo âu.
3. Tiêu cực về học tập:
- Giảm tập trung: Sự xao lạc do thông báo và nội dung trực tuyến có thể giảm khả năng tập trung trong việc học.
- Giảm khả năng giao tiếp trực tiếp: Dựa quá mức vào giao tiếp trực tuyến có thể giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và kỹ năng xã hội.
4. Rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư: Giới trẻ có thể không nhận biết được các rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư khi sử dụng internet, dễ dàng trở thành nạn nhân của việc lạm dụng thông tin cá nhân.
Biện pháp:
- Giáo dục và tạo nhận thức: Giáo dục giới trẻ về những tác động tiêu cực của việc sử dụng internet và điện thoại di động không đúng cách.
- Thiết lập giới hạn thời gian: Đặt giới hạn thời gian sử dụng mỗi ngày và khuyến khích việc nghỉ ngơi định kỳ.
- Tham gia hoạt động ngoại khóa: Khuyến khích giới trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao và gặp gỡ bạn bè ngoài đời thực.
- Giám sát và sử dụng công nghệ: Sử dụng các ứng dụng và công cụ giám sát để theo dõi và kiểm soát nội dung và thời gian truy cập của giới trẻ.
- Hướng dẫn về bảo mật: Dạy giới trẻ cách bảo vệ thông tin cá nhân và nhận diện các mối đe dọa trực tuyến.
- Tạo ra một môi trường lành mạnh: Khuyến khích giới trẻ trải nghiệm thực tế, đọc sách, và tham gia các hoạt động sáng tạo ngoài màn hình.

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện, …Nhưng ngày nay, khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, thì những bức thư chờ đợi đó được thay thế bằng những cú click những dòng enter của phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng cũng vì quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh- sống ảo.
Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mờ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter…và vô số trang mạng xã hội khác nữa. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức. Hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những nguwoif xa lạ. Nhưng! Những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẩn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. Kết quả để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được.
Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.
Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.
viết bài văn nghị luận về những lợi ích và tác hại của việc sử dụng facebook trong giới trẻ hiện nay

1. Mở bài – Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Con người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo, Blog…, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia, lấn át các đối thủ. – Trong thời kì hội nhập ấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số lượng người truy cập, sử dụng facebook lớn nhất thế giới với hơn 40 triệu tài khoản/ 90 triệu dân. Việc sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng facebook đã khiến không ít người bị hội chứng nghiện facebook, trong khi chính người sáng lập Mark Zuckerberg lại không bị hội chứng này. Đây là một vấn đề đặt ra nhiều suy ngẫm.
2. Thân bài a) Giải thích – Facebook là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ. Hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard. b) Bàn luận (1) Thực trạng – Lợi ích / tác hại của facebook – Facebook là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân; là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Sự ra đời của facebook nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin. Đó cũng là sự thay đổi của hình thức ghi chép cá nhân từ sự riêng tư (nhật kí, hồi kí trước đây) sang hình thức ghi chép, chia sẻ công khai. (Chỉ cần có một tài khoản trong FB, người dùng có thể đưa (post) lên đó những nội dung, những bức ảnh, clip,… chia sẻ cùng mọi người, tham gia bình luận (comment), like lại, động viên tác giả. ) – Những lợi ích của mạng xã hội đem lại cho con người: + Sự chia sẻ tạo cho con người giải tỏa những áp lực của đời sống; giúp con người hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, giúp đỡ những huống khó khăn mà họ gặp phải. + Làm phong phú đời sống tinh thần con người.
+ Mở rộng, lan tỏa thông tin, kết giao bạn bè, quảng cáo sản phẩm… (facebook là công cụ độc đáo và hiệu quả để tìm ra tội phạm, tố cáo hành vi phạm tội…) + Hỗ trợ công tác tuyên truyền cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo, môi trường… hiệu quả… – Những điều không tích cực của việc sử dụng mạng xã hội:

C1 : Nghị luận.
C2 : BPTT : liệt kê
không có dấu chấm lửng trong câu.
C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.
C4: Em rút ra được bài học :
+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.
+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".
+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.
C1 : Nghị luận.
C2 : BPTT : liệt kê
công dụng của dấu chấm lửng: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể ra hết
C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.
C4: Em rút ra được bài học :
+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.
+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".
+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

BPTT: Nói quá, Liệt kê
Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh
Cho thấy mối nguy hiểm từ việc sử dụng quá nhiều điện thoại thông minh

-Tham khảo
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.
Điện thoại di động là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và hấp dẫn, hầu như tất cả học sinh hầu như ngày ngày đều sử dụng điện thoại để nhắn tin, lên Facebook, nghe nhạc, xem phim…Chỉ cần 2 đến 3 triệu đồng là bố mẹ có thể mua cho con mình một chiếc điện thoại thông minh, điều đó bây giờ không quá khó. Với những gia đình có điều kiện về kinh tế thì việc trang bị ĐTDĐ công nghệ cao có nhiều chức năng quay phim, kết nối internet là “chuyện nhỏ”. Việc dễ dàng có được một chính điện thoại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay chúng ta quan tâm hàng đầu là các bạn học sinh dùng điện thoại vào mục đích gì?
Khi trả lời câu hỏi các em dùng điện thoại vào việc gì, nhiều em hồn nhiên trả lời: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.
Nhưng thực tế điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng điện thoại. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa đâu.
Vậy thực tế các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó , điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.
Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại di động không đúng cách ở học sinh đang khiến phụ huynh nhà trường lo lắng. Vì vậy, nhiều người đang dề xuất giải pháp cấm sử dụng điện thoại ở học sinh. Nhưng thực tế, đó không phải là chuyện dễ dàng vì điện thoại bây giờ tràn lan trên thị trường.Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp và sử dụng điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng xã hội như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.ới cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại xịn cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật sự cần thiết. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe gọi là chính.
Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến các em học sinh còn non trẻ có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh nơi học đường, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Làm được như vậy, các em có thể tập trung học hành và có kết quả tốt hơn.
Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.
Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.
Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.
Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.
Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.
Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.
Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

Mạng xã hội kết nối bạn bè khắp nơi trên thế giới.