K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc hiểu(4,0 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầuCHẠY GIẶCTan chợ vừa nghe tiếng súng Tây(*)Một bàn cờ thế phút sa tayBỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạyMất ổ bầy chim dáo dác bayBến Nghé của tiền tan bọt nướcĐồng Nai tranh ngói nhuốm màu mâyHỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?Nỡ để dân đen mắc nạn này*Tây: chỉ thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỉ XIX**Nguyễn Đình...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu(4,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu

CHẠY GIẶC

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây(*)

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này

*Tây: chỉ thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỉ XIX

**Nguyễn Đình Chiểu : là nhà thơ lớn của đất nước ta giữa thế kỳ XIX,Mắt bị mù loà giữa thời trai trẻ, con đường, công danh sự nghiệp dở dang, nhưng ông đã không chịu khoang tay trước những bất hạnh cay đắng. Ông đã mở trường dạy học, làm thầy thuốc săn sóc sức khoẻ của nhân dân, viết văn làm thơ, tiếng tăm lừng lẫy, trở thành ngôi sao sáng trong nền văn nghệ Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ chạy giặc được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 ( 0,5 ĐIỂM). Nêu thời điểm diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?

Câu 3 (1,0 điểm).

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay"

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong hai câu thơ trên?

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của bài thơ Chạy giặc?

Câu5 ( 1,0 điểm). Em hãy kể lại những việc làm thể hiện tinh thần yêu nước trong thời nay?

II) Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn(khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ của em về bài thơ Chạy giặc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Câu2 (4,0 điểm ). Viết bài văn nghị luận(khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai đất nước?

0
29 tháng 8 2018

Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”. Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.

Đáp án cần chọn là: D

27 tháng 12 2018

Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:

+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.

Đáp án cần chọn là: C

17 tháng 9 2019

Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859.

Đáp án cần chọn là: B

13 tháng 10 2017

- Bài thơ “Chạy giặc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.

=> Đáp án cần chọn: A

22 tháng 2 2016

I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:

- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc

- Thực: Nỗi khổ của người dân

- Luận: Tội ác của giặc xâm lược

- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc

Từ tan chợ thể hiện cuộc sống  của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.

Câu 2. Nỗi khổ của người dân

Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.

Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược

Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.

Câu 4. Thái độ của tác giả

Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

15 tháng 6 2017

Hai câu thơ thể hiện sự ngơ ngác, hoảng hốt, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
 Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Đáp án cần chọn là: B

13 tháng 3 2022

A