K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3
  1. Hệ thống giáo dục phát triển:
    • Giáo dục thời Đại Việt phát triển mạnh mẽ, đặc biệt dưới các triều đại Lý, Trần, Lê. Hệ thống giáo dục được tổ chức chặt chẽ, từ cấp làng xã đến triều đình.
    • Các kỳ thi Nho học (thi Hương, thi Hội, thi Đình) được tổ chức để tuyển chọn nhân tài, góp phần xây dựng đội ngũ quan lại tài giỏi.
  2. Chữ viết và sách vở:
    • Chữ Hán được sử dụng phổ biến trong giáo dục, nhưng chữ Nôm cũng được phát triển để ghi chép văn học và văn bản hành chính.
    • Nhiều sách giáo khoa và tài liệu học tập được biên soạn, phục vụ việc giảng dạy và học tập.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

  1. Văn Miếu:
    • Được xây dựng vào năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết Nho giáo.
    • Đây là biểu tượng của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
  2. Quốc Tử Giám:
    • Thành lập năm 1076, Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu dành riêng cho con em quý tộc và sau đó mở rộng cho cả con em thường dân có tài năng.
    • Quốc Tử Giám đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Chu Văn An, người được coi là "người thầy của muôn đời".
  3. Bia Tiến sĩ:
    • Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 82 bia đá khắc tên các Tiến sĩ từ các kỳ thi thời Lê và Mạc là minh chứng cho truyền thống khoa bảng rực rỡ của Đại Việt.
    • Các bia đá này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Trong nền văn minh Đại Việt, giáo dục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt dưới thời Lý, Trần, Lê, với sự ra đời của hệ thống khoa cử nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước

Một trong những thành tựu tiêu biểu là sự hình thành Văn Miếu -Quốc Tử Giám, được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông

Ban đầu, Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, sau đó, vua Lý Nhân Tông thành lập Quốc Tử Giám (1076) làm trường học đầu tiên của nước ta, chuyên đào tạo con em quý tộc và nhân tài triều đình

Đến thời Trần và Lê, Quốc Tử Giám mở rộng, thu nhận cả con em thường dân có tài. Triều Lê Thánh Tông còn cho dựng bia Tiến sĩ nhằm vinh danh những người đỗ đạt

 Thành tựu giáo dục của văn minh Đại Việt đã góp phần hình thành một đội ngũ trí thức lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

18 tháng 9 2023

Tham khảo

Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

14 tháng 10 2023

- Hệ thống giáo dục của Đại Việt qua các triều đại đã trải qua nhiều thay đổi:

1. Triều Lý (1009-1225): Triều đại Lý tạo ra hệ thống giáo dục tập trung vào việc đào tạo quan lại và nhân viên công chức. Học viện Quốc Tử Giám được thành lập để đào tạo các nhà giáo, và thi cử được sử dụng để tuyển chọn những người giỏi nhất vào quan lại.

2. Triều Trần (1225-1400): Triều đại Trần tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng của triều Lý. Văn hiến trường được xây dựng để tôn vinh các danh nhân và gia tộc có công. Sự giáo dục được coi là quan trọng trong việc duy trì và củng cố quyền lực của triều đại.

3. Triều Lê (1428-1788): Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo. Bia Tiến sĩ là biểu tượng của danh dự và uy tín trong giới học thuật và đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống giáo dục triều Lê.
- Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo và gắn kết họ với triều đình. Điều này nhằm khuyến khích học tập, tôn trọng tri thức và đạo đức, và tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục của Đại Việt.

- Văn Miếu Quốc Tử Gíam (hay Văn Miếu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt. Nó là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đào tạo và cử những người xuất chúng vào triều đình. Văn Miếu không chỉ là địa điểm để tổ chức thi cử mà còn là nơi lưu giữ các bia ghi danh công lao và thành tựu của các nhà giáo. Nó không chỉ tôn vinh học vấn mà còn góp phần xây dựng và gìn giữ văn minh và truyền thống văn hóa của Đại Việt.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ lâu đời và được trao truyền qua nhiều thế hệ.
- Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học, đề cao giá trị của tri thức.
- Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho con người hoàn thiện về nhân cách, giúp cho quê hương, đất nước phát triển hưng thịnh.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.

18 tháng 12 2023

Ya

12 tháng 10 2023

Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử. Quốc Tử Giám được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; nơi đầy đã đạo tạo nên nhiều nhân tài cho quốc gia Đại Việt.

21 tháng 3 2022

tham khảo

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, trọng khoa cử.



 

1 tháng 5 2021

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể...
Đọc tiếp

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? 

Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

 

 

6
23 tháng 3 2018

đúng rồi nhưng thêm nha:

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
 

Tớ không nghĩ là cậu viết.

Bài này tớ thấy trên mạng rồi.

Nhưng như thế này cũng tạm ổn. 

Học tốt ^^

8 tháng 4 2022

refer:

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

8 tháng 4 2022

âu nô :( 

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

9 tháng 8 2023

2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. 

27 tháng 3 2022

Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt, là khu di tích lịch sử văn hóa quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Văn Miếu-Quốc Tử Giám gắn liền với giáo dục Nho học Việt Nam, trở thành đỉnh cao và biểu tượng của nền giáo dục này.

25 tháng 2 2023

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những nơi đưa chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt và cũng là khu di tích lịch sử văn hóa quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

\(\Rightarrow\) Văn Miếu-Quốc Tử Giám gắn liền với giáo dục Nho học Việt Nam, trở thành đỉnh cao và biểu tượng của nền giáo dục này.