K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)        Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:                                                                          ĐỢI MẸ                                                                                                         (Vũ Quần...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

       Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

 

                                                                       ĐỢI MẸ 

                                                                                                       (Vũ Quần Phương)

                                       Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

                                       Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

 

                                       Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

                                       Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

 

                                       Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

                                       Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

 

                                       Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

                                       Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

 

                                       Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

                                       Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

                                                                                                29-11-1988

                                           (In trong thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Cách ngắt nhịp của bài thơ có đặc điểm gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Trong bài thơ, tác giả bộc lộ cảm xúc với đối tượng nào?

Câu 4. (0,5 điểm) Nhan đề của bài thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

Câu 5. (1,0 điểm) Xác định nghĩa của từ non trong câu thơ “Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non. Dựa vào đâu em xác định  được nghĩa của từ ấy?

Câu 6. (1,0 điểm) Từ tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân yêu trong gia đình? (trình bày khoảng 4 - 5 dòng)

II VIẾT (6,0 điểm)  

         Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người cha trong truyện ngụ ngôn sau:

 

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

          Một ông lão làm ruộng có bốn người con trai. Một hôm ông gọi cả bốn người lại trước một cái bàn, trên để một bó đũa và một túi bạc. Ông bảo rằng:

-  Hễ ai trong các con bẻ được bó đũa này thì ta cho túi bạc.

          Bốn người con mỗi người thử một lượt, không ai bẻ được.

Ông già bèn cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một, thì bẻ gãy như chơi. Các con nói rằng:

-  Nếu bẻ từng cái một, chẳng khó gì cả.

Người cha từ tốn bảo:

-  Này các con, bây giờ các con đã hiểu rằng: Muốn có sức mạnh phải đoàn kết. Khi ta chết rồi, các con phải nhớ đến chuyện bó đũa này. Các con phải thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau, thì mới đủ sức đối với người ngoài.

                                                  (Truyện ngụ ngôn Việt Nam - TruyenDanGian.Com)

0
13 tháng 3 2023

a. “non” ở đây là vầng trăng mới lên. Dựa vào ngữ cảnh của toàn câu thơ,

b. Cần dựa vào các cụm từ liên quan bên cạnh câu thơ để xác định nghĩa, hiểu ngữ cảnh để hiểu từ ngữ.

8 tháng 1 2024

a. Nghĩa của từ "non" trong đoạn thơ: Mặt trăng trên bầu trời không tròn vẹn, trăng bị khuyết. Em dựa vào ngữ cảnh trong câu thơ.

b. Khi xác định nghĩa của từ phải dựa vào ngữ cảnh, từ có được dùng với nghĩa thông thường hay dùng với nghĩa khác đặc biệt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em cảm nhận bài thơ Đường núi là một bài thơ hay, ngắn gọn cô đọng. Bai thơ giống như một bức tranh vẽ cảnh chiều trên đường núi.

- Sau khi đọc bài viết cảu Vũ Quần Phương em còn hiểu rõ hơn về nghệ thuật, vần điệu, âm điệu của bài thơ. Đồng thời hiểu rõ hơn về tình cảm của tác giả dành cho cảnh vật quê hương.

29 tháng 11 2024

Cái hay cái đẹp của bài thơ đường núi nhịp điệu âm điệu hình ảnh cảnh 

CM
23 tháng 12 2022

Chào em, em có thể triển khai một số cung bậc tình cảm, cảm xúc khi ghi lại cảm xúc của mình đối với bài thơ "Ngưỡng cửa" (Vũ Quần Phương):

- Bất ngờ, xúc động khi phát hiện ra ý nghĩa sâu xa của ngưỡng cửa và sự gắn bó của ngưỡng cửa đối với cuộc sống con người.

- Cảm thấy thêm trân trọng cuộc sống và những sự vật bình dị, thân quen gắn cuộc sống của mình.

25 tháng 9 2024

n

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.

28 tháng 8 2023

- Tác giả Vũ Bằng: 

+ Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng vào cuối năm 1948. 

+ Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. 

+ Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. 

+ Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lĩnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

+ Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác.

23 tháng 9 2023

Tiểu sử:

+ Vũ Đình Liên (1913-1996)

+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới

Sự nghiệp:

+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học

+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.

Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…

- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).

+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20.

+ Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật.

bài thơ Áo đỏ vụt đến trong một lần nhà thơ đang ngồi đợi cắt tóc ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bấy giờ, sau trận bom rải thảm của B.52 Mỹ ném xuống con phố này vào tháng 12 năm 1972, cả phố bị tan hoang đổ nát. Đầu năm 1973, dân phố về sửa lại nhà để ở, mái nhà toàn lợp tạm bằng vật liệu “giấy dầu”, trông ảm đạm lắm! Bỗng từ xa, có một cô gái mặc áo đỏ đạp xe đi qua. Sự xuất hiện “bất ngờ” của cô gái áo đỏ ấy làm nhiều người rất vui và dõi ánh mắt nhìn theo. Cả con phố lúc ấy như “bừng sáng”! Có người đang đạp xe qua còn ngoái lại nhìn cô gái cùng với màu áo đỏ tươi rực rỡ ấy…

Tôi nghĩ là như vậy

22 tháng 8 2019

Bài thơ này được tác giả viết theo thể thơ bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy tiếng, mô phỏng luật trắc, vần bằng, ít nhiều có sắc thái cổ thi, trang trọng, nhưng cũng rất…hiện đại. Tứ tuyệt là thể thơ khó làm. Thơ tứ tuyệt chứa đựng “năng lượng trí tuệ” cao, cấu tứ chặt chẽ và nhất là phải giàu chất hình tượng thơ. Do có tính chặt chẽ trong kết cấu, tính hàm xúc của ngôn từ, tính hàm ngôn trong ý tứ của tổng thể toàn bài thơ, “ý tại, ngôn ngoại” như vậy… nên tự nó đã đặt ra yêu cầu nghiêm nhặt đối với người sáng tác. Bài thơ này đã thể hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp của hình thức thơ mang dáng dấp của thơ cổ điển với nội dung thơ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.