K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3
Truyện "Tí bụi" của Quế Hương kể về cậu bé Tí, một đứa trẻ bụi đời sống lang thang, nghèo khó nhưng rất thông minh và giàu lòng tự trọng. Trong một lần tình cờ gặp bác xe ôm tốt bụng, Tí được giúp đỡ và khơi dậy niềm tin vào cuộc sống. Từ đó, cậu quyết tâm thay đổi cuộc đời, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Câu chuyện gửi gắm thông điệp về lòng nhân ái và ý chí vươn lên trong nghịch cảnh.


23 tháng 3 2020

Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mẫt bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão.Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.

con đi làm xa .lão hạc ở nhà túng tiền bán chó .bán xong không nỡ tiêu bèn gửi ông giáo tiền với nhà đất giữ hộ con zai! về nhà lão thử uống bả chó và cái kết là lão đã được siêu thoát(ko thừa ko thiếu như zậy là vừa đủ:)

26 tháng 12 2023

  “Lặng lẽ Sa Pa” là chuyện ngắn xoay quanh về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Vì vậy anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh giới thiệu với họ về công việc và cuộc sống hàng ngày của mình. Công việc anh đòi hỏi tinh thần trách nghiệm cao nên anh tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ già  ngưỡng mộ anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung nhưng anh đã từ chối. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng hết lòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Song anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.​

11 tháng 4 2023

Mẹ bọ ngựa phải đi kiếm ăn cho mùa đông sắp đến, gửi cậu ở lại khóm cây hồng. Chú bọ ngựa không nghe lời mẹ, đi chọc phá xóm làng, ra oai với Gián và Châu chấu. Tính hống hách và kiêu căng đã dạy chú một bài học. Vì dám chòng ghẹo Bọ Muỗm, cậu bọ ngựa bị cho một bài học nhớ đời, khi mẹ cậu về, cậu chỉ nói về việc mình đã ra oai như thế nào. Không ngờ, mẹ bọ ngựa lại biết tất cả mọi chuyện và khuyên cậu không nên hống hách và kiêu căng về bản thân mình như vậy.

Hai anh em Thành và Thuỷ rất thân thiết nhưng lại phải chia tay nhau do cha mẹ li dị. Thành thì sống cạnh bố còn Thuỷ thì về chuyển về quê sống với ngoại và mẹ. Trong lần sắp xếp đồ chuẩn bị rời đi, hai anh em đã chia đồ chơi của nhau. Thành nhường hết đồ chơi của mình cho Thuỷ nhưng Thuỷ chỉ giữ con Em Nhỏ bên mình và nhường con Vệ Sĩ cho Thành vì muốn nó bên cạnh bảo vệ Thành mỗi khi gặp ác mộng. Cả hai đến chia tay cùng các bạn trong lớp học, cô giáo của Thủy đã tặng em một cuốn sổ cùng chiếc búp nắp vàng nhưng Thuỷ không nhận và nói rằng mẹ đã chuẩn bị sẵn một thùng hoa quả để ngồi chợ bán rồi. Đó chính là giây phút cả lớp, cô giáo lặng đi mà xúc động. Chia tay lớp xong, Thuỷ bước đi thật nhanh để khỏi mất thời gian của các bạn. Trước khi lên xe cũng mẹ, em quyết định để lại cả Em Nhỏ và Vệ Sĩ cho anh Thành, để hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như tình cảm giữa Thành và Thuỷ.

19 tháng 9 2020

vì bố mẹ phải chia tay nhau nên thành và thủy cũng phải mỗi người 1 ngả .thủy về quê vs mẹ còn thành ở lại với bố.hai ae nhường đồ chơi cho nhau ,thủy đau đớn khi phải chia tay thầy cô.khi chia tay , còn lưu luyến ko muốn rời .các cuộc chia tay gợi nên nỗi xót thương đau đớn mà mà lẽ ra trẻ con ko phải chịu đựng

31 tháng 7 2019

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

30 tháng 6 2016

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương SInh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực.Đất nước  có chiến tranh, Trương SInh đi lính ,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già.Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn.Khi mẹ chồng chết ,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ.Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch.Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh.Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ lối xuống sống ở cung của Linh Phi.Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong SInh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn.Ở dưới thủy cung ,Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhừo sự giúp đỡ cua Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện nhưng  rồi lại biến mất.

30 tháng 6 2016

con gái Nam Xương chứ u

12 tháng 11 2021

Bạn đang thi à, có điểm kìa

    Tham khảo:👇🏻
Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

12 tháng 3 2017

Đáp án và thang điểm

Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

24 tháng 6 2016

-Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.

- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh.

- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh.

- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.

24 tháng 6 2016

Truyện Số phận con người ra đời năm 1956 là một trong những sáng tác xuất sắc của M. Sôlôkhốp những năm sau chiến tranh. Truyện khai thác đề tài số phận con người sau chiến tranh qua cuộc đời nhân vật Xôcôlôp. Truyện gồm hai phần : mở đầu, kết thúc và ba chương. Xôcôlôp là một cậu bé mồ côi, chăm chỉ. Lớn lên lấy vợ và có một gia đình hạnh phúc với hai con gái và một cậu con trai – một học sinh giỏi toán.

Chiến tranh bùng nổ anh tham gia Hồng quân rồi bị phát xít bắt giam. Vợ và hai con gái đã bị bom phát xít chôn vùi cùng với ngôi nhà. Thoát khỏi nhà tù phát xít, anh đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tin cậu con trai đang là đại uý pháo binh, một sĩ quan dũng cảm. Sắp tới ngày chiến thắng hai cha con hẹn gặp nhau. Anh hồi hộp và chờ đợi giờ phút ấy. Và anh đã được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối. Con trai anh đã hy sinh vào đúng ngày chiến thắng. Anh vô cùng đau đớn khi phải "chôn trên đất người niềm vui sướng, niềm hy vọng cuối cùng" của mình.

 

Trở về cuộc sống thường nhật với một nỗi đau và sự mất mát quá lớn Xôcôlôp lang thang kiếm sống khắp nơi. Anh kiếm được chân lái xe cho đội vận tải lương thực. Và anh đã gặp cậu bé Vania bị lạc mất bố mẹ trong chiến tranh. Thương cậu bé cùng cảnh, anh nhận cậu bé làm con nuôi, còn cậu bé lại tưởng anh là cha đẻ của nó. Hai người đã dựa vào nhau mà sống. Từ đó anh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn cho dù sự có mặt của Vania chưa đủ để làm vơi nỗi đau trong anh. Rồi một điều không may xảy ra, một con bò đâm vào xe Xôcôlôp làm anh bị tước mất bằng lái. Hai cha con tạm biệt vợ chồng người bạn rồi dắt nhau đi tìm một vùng đất mới. Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, bắt đầu từ khi Xôcôlôp trở về từ đám tang con trai với nỗi đau vô tận, rồi anh gặp và nhận Vania làm con cho đến kết thúc tác phẩm.

Tác phẩm là câu chuyện cảm động về số phận con người trong và sau chiến tranh. Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận con người, qua đó ngợi ca tính cách Nga nhân hậu, kiên cường và bất khuất.

18 tháng 9 2019

Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.