viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ đồng chí
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Tham khảo:
Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. Đồng chí được sáng tác năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất khi tác giả giới thiệu về quê hương của các anh bộ đội. Các anh mỗi người một quê - những vùng quê nghèo khó - song đã về đây để cùng tham gia kháng chiến, cùng chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau.
Cuộc sống người lính vất vả biết bao nhiêu. Nào : Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... Lại nữa, những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng hay những cơn sốt rét rừng hành hạ... Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.
Tác giả Chính Hữu đã từng nói : "Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn" Đó là hình ảnh thực của cuộc kháng chiến, của những người lính khi chờ giặc tới.
Ngoài tả thực, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.
Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.

Tham khảo:
Đề 1:
Xã hội đang hướng đến nền kinh tế của kiến thức. Mà để có được kiến thức vững chắc, thì tinh thần tự học lại là yếu tố quyết định. Tự học là sự chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô. Tự học mà không cần người khác nhắc nhở mình. Tự học giúp chúng ta tiếp nhận kiến thức bằng niềm đam mê, hứng thú, chủ động. Còn giúp chúng ta có thói quen không dựa dẫm vào những thứ có sẵn, mà còn giúp ta sáng tạo, linh hoạt hơn trong mọi việc. Muốn thực hiện ước mơ, thì tự học là con đường giúp ta biến ước mơ trở thành hiện thực. Chúng ta cần lĩnh hội được những kiến thức trọng tâm, sáng tạo trong cách học... không chỉ tiếp nhận kiến thức trong trường học mà còn cả trong gia đình và xã hội. Dù ở hình thức nào thì tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất, có vậy thì chúng ta mới thành công. Ngược lại, bên cạnh còn có những thái độ học tập không tốt như: học để đối phó với thầy cô, học mà ỉ lại vào bạn bè mà bản thân không tự làm lấy. Qua đây mỗi người cần rút ra bài học cho bản thân: chúng ta cần có tinh thần ham học, say mê tìm tòi, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Chủ động sáng tạo, độc lập trong học tập. Như vậy, mới có thể tiếp nhận đầy đủ kiến thức để vươn tới những ước mơ của mình.

Trong thiên tai, dịch bệnh khủng khiếp, ta thấy rõ hơn bao giờ hết sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, tình đoàn kết, ... đặc biệt là sự đồng cảm, chia sẻ của con người Việt Nam. Cuộc sống con người sẽ thật vô nghĩa nếu không biết đồng cảm và sẻ chia với nhau. Vậy sự đồng cảm là gì? Sự sẻ chia là gì? Sự đồng cảm là giữa người với người đều có chung một cảm xúc, một suy nghĩ ý tưởng giống nhau. Luôn chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với nhau trong cuộc sống.Và sự sẻ chia chính là sự quan tâm xuất phát từ trái tim mỗi người. Mặc dù hai yếu tố này khác nhau nhưng dường như nó luôn song hành với nhau, luôn giúp con người ta xích lại gần nhau hơn, tình cảm giữa con người với nhau cũng trở nên khăng khít hơn. Hơn nữa, khi ta biết sẻ chia và đồng cảm, cuộc sống của chúng ta ngày càng tôt đẹp, bình yên và thanh thản. Hiện nay, chúng ta không khó để ta bắt gặp những con người mang trong mình đức tính này. Tóm lại, sẻ chia và đồng cảm là một đức tính tốt của con người, Vì vậy , mỗi chúng ta hãy rèn luyện cho mình sự trao đi yêu thương để cuộc sống ý nghĩa hơn.

Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp đã của dân tộc ta.Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kêt thành câu ca dao:
”Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đep này.
Quả thật vậy, “một cây ” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây”-tượng trưng cho nhiều cây thì co thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại”thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trinh dưng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Từ thời Bà Trưng , Bà Triệu …. cho đến Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lanh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nươc ta trai qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh voi những trang bị vũ khí hiên đai tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: :”Một cây làm chẳng nên non-Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta.Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiên được.
Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn.Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa , tri thức.Vậy mà trong tập thể vẫn còn có”Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết , từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có.Thái đô và hành động đó cần được phê phán.
Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con ngươì.Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp.Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm.Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.
Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao.Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng uyết định thành công của mỗi người.Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều bác hồ dạy
Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp đã của dân tộc ta.Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kêt thành câu ca dao:
”Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đep này.
Quả thật vậy, “một cây ” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây”-tượng trưng cho nhiều cây thì co thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại”thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trinh dưng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Từ thời Bà Trưng , Bà Triệu …. cho đến Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lanh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nươc ta trai qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh voi những trang bị vũ khí hiên đai tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: :”Một cây làm chẳng nên non-Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta.Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiên được.