viết đoạn văn 15 dòng về 1 người là nhân vật chính trong bộ phim hoặc vở kịch mà em đã xem
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Tham khảo:
Qua các câu chuyện đã được học em thích nhất là bài "Cùng Bác qua suối" bởi bài đọc đã cho em thấy được phẩm chất cao cả, đáng kính của Bác - vị cha già của dân tộc ta. Bác rất quan tâm tới mọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã. Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc nó thể hiện khi qua suối Bác đã lường hết các tình huống xãy ra như trơn trợt, nước sâu,... nhưng trong thực tế có những sự cố xãy ra. Khi sự cố xãy ra nhưng vì đã có chuẩn bị nên Bác đã vượt qua dễ dàng và rút ra ngay được nguyên nhân sự việc cả chủ quan và khách quan trong vấn đề. Từ đó, Bác rút ngay bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau. Đồng thời vấn đề gì giải quyết được ngay cho một người dù lớn hay bé Bác cũng làm ngay đó là lượm hòn đá bỏ đi để những người đi sau không bị té.

Tham khảo
a) Đề số 1: Viết một đoạn văn nói về câu chuyện “Những hạt thóc giống”:
Điều đáng tự hào của một người chính là giữ được lòng trung thực, thật thà. Đặc biệt, con người phải dám nói lên tiếng nói thực sự của mình, không ngại khó khăn, không ngại thị phi, không ngại nguy hiểm, phải gan dạ mà thật thà thừa nhận kể cả những lỗi lầm của mình. Bởi lẽ, dù sao đi nữa đến cuối cùng sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Câu chuyện còn cho thấy sự thông minh không chỉ ở cậu bé mà còn là sự thông minh, cao tay của nhà vua.
b) Đề số 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem
Vào tuần trước, em đã cùng gia đình xem lại bộ phim hài Táo quân Tết năm nay. Dù không phải trong không khí Tết, nhưng bản thân em rất hào hứng với các câu chuyện trong Táo quân có. Các cô, các chú diễn xuất rất duyên dáng, hài hước, gia đình em không ngừng cười vang cả nhà. Có thể kể tới một vài cô chú mà em yêu thích như: Chú Chí Trung, Chú Xuân Bắc, Chú Công Lý.

Tối hôm trước, cả nhà em cùng nhau đi nghe chương trình ca nhạc từ thiện mang tên Nhịp cầu tri ân. Buổi biểu diễn được tổ chức tại nhà hát Hòa Bình. Nhà hát đông nghịt người. Ai cũng yên lặng, chăm chú lắng nghe giọng hát của các ca sĩ. Giọng ai cũng biểu cảm, ngọt ngào. Em thích nhất tiết mục biểu diễn của ca sĩ Cẩm Ly. Cô ấy thật đẹp với mái tóc dài mượt mà, bên chiếc áo dài thướt tha. Giọng cô ca lúc trầm, lúc bổng, lúc thì buồn lúc thì du dương như tiếng đàn, lúc lại dịu dàng như một lời ru. Cô vừa hát xong, cả nhà hát như lặng đi rồi ai nấy vỗ tay rào rào tán thưởng.

- Chọn đề 3:
Trong dòng chảy văn học trung đại, mỗi nhà văn, nhà thơ đều góp phần làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam qua nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Và khi nhắc đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bạn đọc mọi thế hệ không thể không nhắc tới tác phẩm “Truyện Kiều”. Đọc những trang Kiều, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích “Nỗi thương mình”, là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
Trước tình cảnh đầy trớ trêu nơi chốn lầu xanh, trong Thúy Kiều luôn hiện lên bao nỗi niềm đau đớn, xót thương cho thân phận, cuộc đời của mình.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Câu thơ “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” đã mở ra thời gian ban đêm, khi những cuộc vui đã tàn, đó là thời điểm hiếm hoi Kiều được sống là chính mình, đối diện với chính mình cùng bao nỗi niềm, suy tư, trăn trở. Trong chính khoảnh khắc ít ỏi ấy, Kiều “giật mình” bởi sự bàng hoàng, thảng thốt trước thực tại cuộc sống của mình. Để rồi, sau cái giật mình ấy chính là nỗi thương mình, xót xa cho chính bản thân mình và nỗi thương mình, sự xót xa ấy của Kiều xét đến cùng chính là sự tự ý thức về nhân cách của Thúy Kiều. Trong nỗi niềm xót xa, sự cô đơn đến tột cùng ấy, Thúy Kiều đã đi tìm nguyên nhân để lí giải chúng.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Nghệ thuật đối đã được tác giả sử dụng thành công thông qua việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh đối lập nhau, giữa một bên là “phong gấm rủ là” gợi những tháng ngày quá khứ êm đềm, hạnh phúc với một bên là những hình ảnh “tan tác”, “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để gợi lên hiện tại phũ phàng, bị chà đạp, vùi dập. Thể hiện sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại, tác giả Nguyễn Du đã tô đậm cuộc sống cùng tâm trạng ê chề, nhục nhã, chán chường của Thúy Kiều trong hoàn cảnh đầy trớ trêu. Thêm vào đó, với việc sử dụng hàng loạt từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” đã tạo nên giọng điệu chất vấn, Thúy Kiều như đang tự hỏi, tự dằn vặt chính bản thân mình. Trong nỗi niềm chua xót, đầy giày vò ấy, Thúy kiều đã nhận thức rõ sự đối lập đau xót và chua chát giữa ta và người.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không chỉ đối lập giữa cuộc sống ở quá khứ và hiện tại, mà giờ đây, trong Thúy Kiều còn hiện hữu rõ nét sự đối lập giữa cảnh vật bên ngoài với nỗi niềm tân trạng của chính mình. Bi kịch ấy của Thúy Kiều được thể hiện rõ nét trong những tám câu thơ cuối của đoạn trích.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Cuộc sống nơi chốn lầu xanh ở khung cảnh bên ngoài với đầy đủ những nét thanh cao, tao nhã, phong lưu được tác giả tái hiện lại thông qua các hình ảnh giàu sức gợi “gió tựa hoa kề”, “tuyết ngậm”, “trăng thâu”, “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ”. Nhưng ẩn sâu bên trong đó là bản chất phũ phàng và đầy xót xa, đầy tủi nhục và nhơ nhớp. Và bởi vậy, cảnh vật ở nơi đây đối với Thúy Kiều chính là một sự giả tạo và nàng không thể tìm thấy bầu bạn, không thể tìm thấy tri âm và nàng thờ ơ với mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt, với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả Nguyễn Du đã cho thấy tâm trạng của Thúy Kiều khi sống ở nơi đây, đó chính là sự gượng gạo, tự thương, tự xót xa cho số phận của chính mình. Đặc biệt, tâm trạng đau đớn như xé lòng của Kiều được thể hiện qua việc sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ.
Tóm lại, qua các câu thơ cùng với việc sử dụng thành công nghệ thuật đối cùng những hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc nỗi niềm tâm trạng, sự xót thương số phận của Thúy Kiều. Đồng thời, ẩn sau đó người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của nàng, dẫu có chìm trong chốn dung tục tầm thường nhưng vẫn giữ được một tâm hồn thanh khiết, không bị sa đà trong lối sống trụy lạc, hoang đường.

Đề 1.
Leonardo Da Vinci đã thực hiện một tác phẩm có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác của ông, đó chính là bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng.
“Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartolomeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ. Những ai yêu thích thể loại tranh chân dung đều biết có vô vàn cách biểu hiện mặt mũi trong tranh nhưng cái cách mà nàng Lisa dịu dàng, đằm thắm, đầy nữ tính với cái nhìn tinh tế như thấu tận tâm can của mỗi người xem thì cực hiếm trong thể loại này. Đó chính là cái thần ít khi có được. Ngay cả với họa sĩ lớn cũng chỉ khi nào họ thăng hoa mới có thể xuất thần mà vẽ có thần.
Đa số các họa sĩ khi vẽ chân dung sẽ chọn nền là bức tường hay phông vải cho đơn giản để tập trung giải quyết mặt (là trọng tâm và khó hơn nhiều). Cái khó là nếu cảnh xấu thì tranh thêm dở mà cảnh đẹp thì sẽ làm mất tập trung vào chân dung. Quả thật, trong suốt chiều dài của Lịch sử Mỹ thuật, rất hiếm họa sĩ cả gan vẽ thêm phong cảnh làm nền cho chân dung mà tranh vẫn thành kiệt tác. Số người thành công kiểu này chỉ đếm trên đầu ngón tay và lại đều xếp sau bậc kỳ tài Leonardo.
Soi vào tranh, ta thấy ông dám liều chơi rất khó: chọn bối cảnh rộng bát ngát với trời mây, núi non, đường mòn, sông suối, cầu cống, cây cỏ… bao la, phức tạp và tinh tế. Tất cả đều đậm hoặc sáng vừa phải, lại có sắc màu ngả lạnh để đẩy ra thật xa và nhường ưu tiên cho nhân vật ở phía trước. Tác giả đã phát minh ra kỹ thuật sfumato, nghĩa là làm mờ- dịu- trong trẻo các ranh giới. Chính kỹ thuật này đã khiến ông vẽ được cả những thứ mà phần lớn các họa sĩ không vẽ được: độ dày của bầu không khí mờ ảo man mác mà người xem cảm giác được từ sau lưng nhân vật đến tận núi non đằng xa. Về điểm này thì một số họa sĩ ta có vẽ cảnh làm nền cho chân dung nhưng hoặc là họ nhằm hiệu quả khác, hoặc họ chỉ đạt hiệu quả như phông nền vẽ giả trong tiệm ảnh để chụp kiểu đánh lừa mắt: cảnh phẳng lừ, bẹp dí, không có thứ tự lớp lang, không có độ dày không khí giữa nhân vật và phong cảnh.
Sau 5 thế kỷ, chỉ với bức tranh nhỏ này, vinh quang của tác giả đã lên tới tột đỉnh. Đây là bức tranh đắt giá nhất, được bảo vệ kỹ lưỡng nhất và đông người xem nhất thế giới. Thị phi càng nhiều thì lại càng như thêu dệt thêm cho Mona Lisa trở thành huyền thoại.
Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.
Đề 2.
“Nhà bà Nữ” là một trong những bộ phim chiếu rạp đem lại doanh thu lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phim xoay quanh những vấn đề đều đến từ sự ích kỉ, việc không ai chịu thấu hiểu cho ai, cho đến khi dẫn đến cao trào của sự bùng nổ của việc nhẫn nhịn, bởi vậy phim đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về nội dung và cách dàn dựng phim.
Khác xu hướng làm phim Tết với chủ đề nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười, đạo diễn đi vào nội tâm nhân vật. Phim chọn góc nhìn chính từ Ngọc Nhi - một người con vốn phải sống theo định hướng của mẹ từ nhỏ. Mê làm gốm, cô vẫn phải học ngân hàng, phụ mẹ buôn bán. Cô chưa bao giờ đi chơi quá 10 giờ đêm, không thể xếp đồ lót theo ý mình. Từ các cãi vã nhỏ nhặt, mẹ con bà Nữ dần nảy sinh nhiều rạn nứt khó cứu vãn. Mâu thuẫn được đẩy lên là khi cô cãi lời mẹ khi lén lút quen John - Việt kiều mới về nước. Cao trào xảy ra khi Nhi có bầu, bỏ nhà ra đi, sống cùng John song nhanh chóng nhận trái đắng”.
Ngoài chuyện mẹ con bà Nữ, chuyện tình Nhi và John đại diện cho những đôi nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế. Họ mơ mộng với cuộc sống lứa đôi và sớm bị ghì chặt bởi cơm áo gạo tiền. Chuyện vợ chồng Phú Nhuận và Ngọc Như - con gái bà Nữ - là nỗi buồn của người đàn ông ở rể, bị nhà vợ lấn lướt. Yêu chồng nhưng thích kiểm soát, Ngọc Như để tuột mất hạnh phúc theo cách cô khó ngờ nhất.
Ở một phần ba thời lượng đầu, phim gây cười theo lối hài sân khấu. Về sau, phim dồn dập tình tiết, đẩy cao mâu thuẫn nhân vật. Những cảnh tranh cãi giữa mẹ con Nhi được lồng ghép tự nhiên, lời thoại dễ khơi gợi đồng cảm từ người xem. Những đoạn nhân vật Nhi bộc bạch, thoại phim đơn giản nhưng vẫn mang sức nặng về thông điệp: "Trong một mối quan hệ, sợ nhất là không ai đúng cũng không ai sai, vấn đề chỉ khác nhau ở góc nhìn, rồi họ lặng lẽ tổn thương, rời xa nhau".
Tuy nhiên, bộ phim vẫn còn nhiều điểm chưa “đã” khiến em cảm giác không được như mong đợi. Phim có nhiều góc máy về ẩm thực theo lối duy mỹ nhưng về sau, phim mang dáng dấp của một tác phẩm truyền hình, thiếu lối đặc tả, ghi dấu cá tính của đạo diễn và đặc biệt phim lồng lời thoại “chửi thề” vào quá nhiều. Bởi vậy, khi xem, không có những phân đoạn không để lại nhiều ấn tượng trong em.
Mặc dù có những điểm hạn chế nhưng em không thể phủ nhận rằng nội dung rất “đời”, kết cấu chặt chẽ, diễn xuất tự nhiên phần nào cũng đã tạo nên góc nhìn về cuộc sống đời thường. Qua đó, cũng gửi gắm được những bài học về cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, để khi nhìn về sẽ không còn đọng lại những “tiếc nuối” như những nhân vật trong phim.

Tham khảo
Among all films I have ever seen, I like the movie called Kingsman – The Secret Service. It is a great and wonderful movie. In this film, You can see the wild spy action adventure director Matthew Vaughn has made up, based on the same name comic of Mark Millar. And it sounds like Vaughn already has some big ideas for the sequel. Based upon the Mark Millar’s comic book, Kingsman: The Secret Service will tell the story of a special super-secret spy organization that recruits an unrefined but promising street boy into the ultra-competitive training program of the agency just like a global threat emerges from the special twisted tech genius. If you do not want to loose the best time with the interesting action, you have to turn on your TV and watch Kingsman: The Secret Service now.
Tham khảo
Among all films I have ever seen, I like the movie called Kingsman – The Secret Service. It is a great and wonderful movie. In this film, You can see the wild spy action adventure director Matthew Vaughn has made up, based on the same name comic of Mark Millar. And it sounds like Vaughn already has some big ideas for the sequel. Based upon the Mark Millar’s comic book, Kingsman: The Secret Service will tell the story of a special super-secret spy organization that recruits an unrefined but promising street boy into the ultra-competitive training program of the agency just like a global threat emerges from the special twisted tech genius. If you do not want to loose the best time with the interesting action, you have to turn on your TV and watch Kingsman: The Secret Service now.
dịch
Trong số tất cả những bộ phim tôi đã từng xem, tôi thích bộ phim có tên Kingsman - The Secret Service. Đó là một bộ phim tuyệt vời và tuyệt vời. Trong bộ phim này, bạn có thể thấy tác phẩm phiêu lưu hành động điệp viên hoang dã mà đạo diễn Matthew Vaughn đã thực hiện, dựa trên truyện tranh cùng tên của Mark Millar. Và có vẻ như Vaughn đã có một số ý tưởng lớn cho phần tiếp theo. Dựa trên truyện tranh của Mark Millar, Kingsman: The Secret Service sẽ kể câu chuyện về một tổ chức điệp viên siêu bí mật đặc biệt, tuyển mộ một cậu bé đường phố chưa tinh thông nhưng đầy triển vọng vào chương trình đào tạo cực kỳ cạnh tranh của cơ quan giống như một mối đe dọa toàn cầu xuất hiện. thiên tài công nghệ xoắn đặc biệt. Nếu không muốn mất thời gian mãn nhãn với những pha hành động hấp dẫn, bạn phải bật TV lên và xem Kingsman: The Secret Service ngay bây giờ.
Trong bộ phim "Mắt Biếc," nhân vật chính là Ngạn, một chàng trai sống ở một vùng quê yên bình, nơi có những cánh đồng xanh mướt và dòng sông trong vắt. Ngạn là một người nhạy cảm và giàu cảm xúc, luôn mang trong mình những ước mơ lớn lao. Từ nhỏ, anh đã phải lòng Hà – cô gái xinh đẹp và hồn nhiên, người bạn thơ ấu của mình. Tình yêu của Ngạn dành cho Hà vừa ngọt ngào lại vừa đau khổ, khi mà Hà lại mơ ước về một cuộc sống khác xa với quê hương.
Ngạn không chỉ là một người yêu chân thành mà còn là một người bạn tốt, luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những vui buồn cùng Hà. Dù trải qua nhiều khó khăn và thử thách trong tình cảm, Ngạn vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Anh không chỉ dạy cho Hà về tình yêu mà còn giúp cô nhận ra giá trị của cuộc sống và những điều giản dị trong từng khoảnh khắc.
Cuối cùng, dù không thể có được Hà bên mình, Ngạn vẫn tìm thấy sự bình yên trong lòng, nhờ vào những kỷ niệm đẹp mà họ đã cùng nhau trải qua. Hình ảnh Ngạn là biểu tượng của tình yêu chân thành, của sự hy sinh và niềm tin vào cuộc sống. Bộ phim đã khắc họa một cách sâu sắc tâm hồn của nhân vật này, khiến người xem không thể quên.
15 dòng thoi bạn nhé